Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Vovinam - Việt Võ Đạo
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

  KIẾN THỨC TỔNG QUÁT

Go down 
Tác giảThông điệp
truonggiangag
Hoàng Đai I
Hoàng Đai I
truonggiangag


Tổng số bài gửi : 179
Đăng ký : 09/08/2010
Tuổi : 41
Đến từ : long xuyen- an giang

 KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   Empty
Bài gửiTiêu đề: KIẾN THỨC TỔNG QUÁT     KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   I_icon_minitimeSat 14 Aug 2010, 10:41

Phần I
THIẾT LẬP VÕ ĐƯỜNG


--------------------------------------------------------------------------------


Câu 1 : Võ Đường là gì ?
Võ đường là nơi riêng biệt để tập và dạy võ.

Câu 2 : Tại sao cần thiết lập võ đường :
Vì với đà phát triển của Môn phái, các võ đường mới cần được thiết lập để đáp ứng nhu cầu phát triển Môn phái, để đại chúng hóa nền võ học Vovinam.

Câu 3 : Khi nghiên cứu thiết lập một võ đường, chúng ta cần phải để ý đến những phần nào ?
Chúng ta cần phải để ý đến ba phần :
1/- Bối cảnh sinh hoạt của địa phương nơi mở võ đường.
2/- Nghiên cứu sinh hoạt dân chúng (kinh tế, xã hội, văn hóa ....)
3/- Địa điểm thiết lập võ đường.

Câu 4 : Trong phần nghiên cứu bối cảnh sinh hoạt địa phương, ta để ý đến mấy phần ?
Ta có ba phần cần điều nghiên :
1/- Chính quyền địa phương
2/- Đoàn thể áp lực
3/- Các võ phái bạn.

Câu 5 : Đối với chính quyền địa phương, tại sao ta cần lưu ý ?
Chính quyền là các cơ quan địa phương quan trọng nhất. Chúng ta cần điều nghiên kỹ thái độ của chính quyền địa phương đối với chúng ta (thích, không thích, không có ý kiến). Điều nghiên kỹ chúng ta sẽ dễ dàng trong việc xin phép mở võ đường, cũng như mọi yểm trợ sau này.

Câu 6 : Tại sao chúng ta cần lưu ý đến các đoàn thể áp lực ?
Chúng ta cần lưu ý đến các đoàn thể áp lực và đây là thành phần tôn giáo và các hội đoàn thanh niên địa phương. Chúng ta cần tìm hiểu để dễ bề thích hợp.

Câu 7 : Tại sao chúng ta cần lưu ý đến các võ phái bạn ?
Đối với các võ phái bạn, ta cần điều nghiên kỹ để gây tình võ hữu, tránh được những đụng chạm vô ích.

Câu 8 : Trong phần điều nghiên sinh hoạt dân chúng, ta có bao nhiêu điều cần biết ?
Trong phần này sự nghiên cứu sẽ đem đến ba phần cần biết :

1/- Dân chúng có đông không (vì nếu võ đường thiết lập ở một nơi quá ít dân thì số môn sinh sẽ không được nhiều)
2- Tinh thần dân chúng ở đó có ham chuộng võ thuật không ?
3/- Đời sống có sung túc đầy đủ không ?

Câu 9 : Một địa điểm như thế nào được xem là thích hợp ?
Một địa điểm thích hợp nhất để thành lập một võ đường phải thỏa đáp được 5 ưu tiên theo thứ tự sau :

1/- An ninh
2/- Trục giao thông
3/- Cao ráo, thoáng khí
4/- Điện nước
5/- Yên tĩnh

Câu 10 : Tại sao vấn đề an ninh được quan tâm hàng đầu ?
Vấn đề an ninh được quan tâm hàng đầu vì nếu một võ đường xây cất ở một nơi mà tình hình an ninh, trật tự xã hội kém, chắc chắn ít người dám mạo hiểm đi tập võ.

Câu 11 : Võ đường không nên thiết lập ở đâu nữa ?
Võ đường cũng không nên thiết lập trong những ngõ hẻm chật chội, dễ xảy ra hỏa hoạn.

Câu 12 : Tại sao trục giao thông được xem là ưu tiên thứ nhì ?
Vì thuận tiện cho việc di chuyển. Võ đường trong ngõ hẻm chật chội sẽ khó tìm và nếu ở trên một trục giao thông hay kẹt xe, võ sinh sẽ thường đi trễ, dễ bị đụng xe và ngay cả việc di chuyển của HLV cũng bất tiện.

Câu 13 : Tại sao võ đường cần thành lập ở nơi cao ráo, thoáng khí ?
Chúng ta cần một địa điểm cao ráo thoáng khí vì nếu ẩm thấp sẽ có nhiều chuột bọ, vi trùng. Võ đường cũng không nên gần những nơi đổ rác, hay các chợ có các gian hàng thịt, cá có mùi hôi rất hại cho phổi.

Câu 14 : Tại sao điện nước được xem là ưu tiên thứ tư ?
Vì cần có ánh sáng cho lớp tối. Nước để rửa mặt sau khi tập hoặc uống giải khát.

Câu 15 : Tại sao ta cần điều kiện yên tĩnh ?
Ta cần nơi yên tĩnh vì có lợi cho việc giảng dạy cho cả HLV và võ sinh.

Phần II
QUẢN TRỊ VÕ ĐƯỜNG


--------------------------------------------------------------------------------



Câu 16: Quản trị là gì ?
Quản: Trong coi, xem sét mọi việc.
Trị: Sắp xếp công việc theo một diễn trình hợp lý, theo một thứ tự có tính toán trước. Quản trị là một nghệ thuật trong coi, sắp xếp theo một tiến chính hợp lý, một thứ tự có tính toán để xem xét, thi hành các công việc cho trôi chảy.
Do đó, trong các tổ chức lớn như việc thiết lập một võ đướng cần phải có phương pháp quản trị khéo léo để điều hành các công việc trong võ đường, hầu tránh được những rắc rối do yếu tố cẩu thả mang đến.

Câu 17: Muốn quản trị được, chúng ta cầøn những điều kiện nào ?
Muốn quản trị được, chúng ta cần phải biết qua mộït số nguyên tắc về quản trị: Có 4 nguyên tắc được xem là chính yếu:
a. Phân nhiệm
b. Hệ thống kiểm soát
c. Ủy quyền
d. Thống nhất về chỉ huy.

Câu 18: Thế nào là phân nhiệm ?
Phân: là chia
Nhiệm: Trách nhiệm (việc được giao phó)
Phân chia công việc chánh ra nhiều công việc phụ rồi tùy công việc để qui định nhiệm vụ cho cá nhân phụ trách.

Câu 19: Thế nào là hệ thống kiểm soát ?
Vấn đề kiểm soát rất cần yếu cho mọi hoạt động chung. Chúng ta cần phải xem những người được phân nhiệm có thực hiện đúng công tác giao phó không. Và do đó, hệ thống kiểm soát cần phải đặt ra. Đối với hệ thống nhỏ, sự kiểm soát dĩ nhiên dễ dàng, người trên chỉ cần xem xét nhân sự giữ vụ điều hành. Đối với hệ thống lớn hơn như Cục Huấn Luyện hay Tổng Cục Huấn Luyện, hệ thống kiểm soát này gần giống như hệ thống tranh tra của chính phủ, kiểm soát trực tiếp cũng như gián tiếp theo cả hàng ngang lẫn hàng dọc.

Câu 20: Thế nào là ủy quyền ?
Ủy quyền là trao cho người khác một quyền mà mình có với những điều kiện giới hạn.

Câu 21: Thế nào là thống nhất chỉ huy ?
Thống nhất chỉ huy là sự đồng nhất về hành động theo một lệnh từ trên đưa xuống.

Câu 22: Nếu đã có võ đường vấn đề nào cần phải kiện toàn trước tiên ?
Nếu đã có võ đường, vần đề nhân sự cần phải kiện toàn trước tiên, vì chúng ta phải có người để làm việc trong võ đường đó.

Câu 23: Vấn đề gì chúng ta cần lưu lý tiếp theo đó ?
Sau vấn đề nhân sự, vấn đề cần lưu ý tiếp theo là vấn đề tài chánh. Chúng ta cần phải có tài chánh để nuôi cán bộ, và những việc liên quan. Vả lại, vì yếu tố thờùi gian, có thể chúng ta gặp nhiều thiếu xót, tài chánh vay mượn ở đâu đó, vật dụng (bàn ghế) có thiếu xót phải bổ túc ngay.

Câu 24: Cùng với những việc bổ túc những thiếu sót trên, chúng ta, cần phải thực hiện tại võ đường điều gì trước tiên ?
Song song với việc bổ túc những thiếu sót trên, một hệ thống quản trị đối nội và đối ngoại cần phải thành lập và hoạt động ngay.

Câu 25: Thế nào là một hệ thống đối nội và đối ngoại ?
Đây là một hệ thống đơn giản gồm một chủ tịch và hai phó:
- Một là về nội vụ.
- Một lo về ngoại vụ.

Câu 26: Khối ngoại vụ có những hoạt động gì ?
Khối ngoại vụ tương đối vất vả trong những ngày đầu. Khối phải liên lạc với các thành phần sau:
a. Chánh quyền địa phương
b. Thân hào nhân sĩ
c. Đoàn thể tôn giáo
d. Quần chúng

Câu 27: Khối ngoại vụ liên lạc với chính quyền địa phương để làm gì ?
Khối ngoại vụ liên lạc với chính quyền địa phương để lo các thủ tục hành chánh của võ đường mình (xin giấy phép dựng bảng hiệu, quảng cáo), nếu không có sự đồng ý của chính quyền địa phương chúng ta khó lòng làm việc. Ngoài ra, nếu chúng ta khéo léo họ sẽ là những ngưồi đắc lực nhất gikúp chúng ta phát triển môn phái.

Câu 28: Ngoài những thủ tục hành chánh, liên lạc với chính quyền địa phương còn những ích lợi gì ?
Chính quyền địa phương là nơi giàu phương tiện để giúp đỡ nhất, thường thì khi đến một tỉnh, nhân vật chính quyền thường xuyên tiếp xúc với chúng ta là ông Trưởng Ty Thanh Niên. Nếu chúng ta khéo léo, ông sẽ giúp đỡ chúng ta nhiều khi thấy rằng chúng ta đã giúp đỡ ông nhiều trong lãnh vực thanh niên.

Câu 29: Tại sao ta phải iếp xúc với Thân Hào Nhân Sĩ ?
Chúng ta phải tiếp xúc với thân hào nhân sĩ vì đây là thành phần trí thức của vùng. Chúng ta liên lạc với họ để dễ dàng tìm hiểu khối quần chúng đa dạng nơi đó. Họ sẽ giúp đỡ chúng ta đắc lực khi họ hiểu rằng chúng ta sẽ giúp họ trong việc hướng dẫn con em họ đi theo con đường tốt.

Câu 30: Tại sao chúng ta cần phải liên lạc với các đoàn thể, các tôn giáo ?
Các đoàn thể tư, các đoàn thể tôn giáo sẽ là mối nguy hại nếu chúng ta vụng về. Với các đòan thể tôn giáo,chúng ta tôn trọng tự do tín ngưỡng và cần lưu ý tới các nghi thức tôn giáo của họ.
Với các đoàn thể tư, chúng ta căn cứ trên 5 tôn chỉ và 3 mục đích mà hành động (đọc kỹ hơn trong bài Việt Võ Đạo và các nhóm xã hội khác)

Câu 31: Quần chúng, đóng vai trò nào trong công việc của chúng ta ?
Đi tìm một môi trường để phát triển, dù môi trường đó ở đâu, cũng gồm những con người, là số đông đa dạng, là quần chúng. Do đó, quần chúng đóng vai trò hết sức quan trọng và thiết yếu trong mọi việc. Tất cả các cư xử ngoại giao ở trên đều nhằm mục đích Việt Võ Đạo hóa thành phần hạ tầng nầy.
Đây là thành phần đông đảo và khó hiểu nhất. Khối ngoại vụ phải sử dụng tất cả khả năng tuyên truyền vận động của mình để lôi cuốn được số người nầy.

Câu 32: Ngoài những liên lạc kể trên khối ngoại vụ còn phải liên lạc với ai ?
Ngoài những liên lạc kể trên, vì võ đường là một thành phần nhỏ của môn phái, trực thuộc tổng cục huấn luyện nên khối ngoại vụ còn phải liên lạc với các cơ cấu khác của môn phái như Tổng Đoàn Thanh niên, Các võ đường bạn……… …..

Câu 33: Trong khi khối ngoại vụ có những công việc như trên thì khối nội vụ có những công việc gì ?
Khối nội vụ sẽ là khối vất vả sau đó. Khối nầy gồm cả việc hành chánh (đơn xin nhập học..) và huấn luyện. Trong khi khối ngoại vụ có bổn phận mời người đến thì khối nội vụ có bổn phận giữ người ta lại, đồng thời biến họ thành những mầm tuyên truyền nhỏ để đi sâu vào quần chúng hơn.

Câu 34: Những người tìm đến học võ với chúng ta, trên bình diện lý thuyết tổng quát, có những ràng buộc nào với chúng ta.
Trên bình diện lý thuyết tổng quát, những người tìm đến học võ với chúng ta được ràng buộc với 3 lý do.
a. Tư tưởng
b. Lợi ích
c. Ép buộc

Câu 35: Nếu họ tìm đến ta vì lý tưởng việt Võ Đạo thì ta đối xử như thế nào ?
Nếu họ tìm đến ta vì lý tưởng, ta phải cho họ thấy ta sẽ cùng với họ giúp nhau đạt đến lý tưởng. Như thế, sự ràng buộc của những người cùng trong một tập thể mới bền bỉ lâu dài.

Câu 36: Nếu họ tìm đến ta vì một lợi nào đó, thì ta đối xử như thế nào ?
Thường thì những ngưòi tìm đến Việt Võ Đạo đều mong học được một ít võ thuật. Do đó, nếu không có sự ràng buộc bởi một lý tưởng, họ sẽ rời xa Việt Võ Đạo một khi thấy không cần thiết học thêm võ thuật nữa.

Câu 37: Nếu có những người bị ép buộc học Việt Võ Đạo thì ta đối xử ra sao ?
Nếu có những người bị ép buộc học Việt Võ Đạo, ta cũng sẽ cho họ thấy lý tưởng cao quý của chúng ta, để khi không còn ép buộc nữa, họ vẫn ở lại với môn phái ta.

Câu 38: Khi thực sự bắt tay vào việc quản trị một võ đường chúng ta sẽ có những hậu quả như thế nào ?
Khi thực sự giải quyết những vấn đề mà chúng ta gặp phải, chúng ta sẽ nhận được những điều mà lý thuyết không bao giờ mang lại được. Đó là kết quả công việc của chúng ta, hậu quả này sẽ được trình bày 2 phần:
a. Đối với bản thân
b. Đối với tha nhân


Câu 39: Thế nào là hậu quả đối với bản thân ?
Vì chính tự chúng ta học tập lạy những nguyên tắc quản trị trên phương diện thực hành, nhờ đó chúng ta sẽ trở thành một quản trị viên giỏi, trong khi làm việc như vậy,chúng ta sẽ tự chọn giải pháp cho chính chúng ta. Những giải pháp này sẽ giúp cho ta thích ứng được với hoàn cảnh hơn. Hoặc chúng ta sẽ đưa ra giải pháp riêng của ta (đúc kết của nhiều năm kinh nghiệm)

Câu hỏi 40: Thế nào là hậu quả đối với tha nhân?
Đó là phần giúp cho người khác. Nhờ kinh nghiệm bản thân, ta sẽ giúp cho người khác đỡ vấp ngã hơn ta, hoặc hoàn toàn tránh khỏi mọi sai lầm. Ta sẽ giúp được người khác kỹ thuật cũng như nghệ thuật quản trị và trong khi giúp cho người khác, chúng ta còn học hỏi từ họ, từ công việc nhiều điều mới lạ.
Về Đầu Trang Go down
truonggiangag
Hoàng Đai I
Hoàng Đai I
truonggiangag


Tổng số bài gửi : 179
Đăng ký : 09/08/2010
Tuổi : 41
Đến từ : long xuyen- an giang

 KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   Empty
Bài gửiTiêu đề: tiep theo    KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   I_icon_minitimeSat 14 Aug 2010, 10:42

PHẦN III
TÁC PHONG CỦA HUẤN LUYỆN VIÊN


--------------------------------------------------------------------------------


Câu hỏi 41: Tác phong của huấn luyện viên đối với võ sinh ra sao ?
Huấn luyện viên phải biết hòa mình với võ sinh trong lớp, không phải lúc nào cũng quá nghiêm, cần phải linh động trong lúc khen, chê sự luyện tập của võ sinh, biết săn sóc võ sinh và gây thiện cảm với võ sinh. Ngoài ra là một người phổ biến võ thuật và phát huy võ đạo, huấn luyện viên phải tự mình giữ vững tác phong của một huấn luyện viên: Trang phục chỉnh tề, tóc tai đàng hoàng, không uống rượu, không hút thuốc trong võ đường, phải lịch thiệp, nhã nhặn và xử sự đứng đắn với mọi người.

Câu hỏi 42: Đối với nữ võ sinh, huấn luyện viên cần giữ tác phong như thế nào ?
Riêng đối với nữ võ sinh Huấn luyện viên cần phải giữ tác phong hơn nữa. Huấn luyện viên cần phải nghĩ đến thanh danh môn phái, của chính bản thân mình và nhất là nữ võ sinh (cha mẹ của nữ võ sinh cho con học võ mặc nhiên giao trọn thanh danh của nữ võ sinh cho người dạy). Huấn luyện viên tuyệt đối tránh vấn đề nam nữ giữa huấn luyện viên và nữ võ sinh.

Câu hỏi 43: Muốn thực hiện một lớp võ, huấn luyện viên phải làm những gì ? hãy giải thích đại cương.
Tổ chức một lớp võ gồm nhiều thành phần, huấn luyện viên ngay từ đầu phải:
a. Sắp xếp võ sinh: Xem võ sinh thuộc những thành phần nào để xưng hô đúng cách, đối xử hợp tình. Huấn luyện viên có thể sắp xếp vị trí cho võ sinh tùy theo trình độ học vấn, tuổi tác, vóc dáng, nam nữ...
b. Tìm hiểu khả năng của võ sinh: Huấn luyện viên phải biết khả năng luyện tập, sức chịu đựng của võ sinh để huấn luyện đúng mức.
c. Tìm hiểu phần tử phá hoại trong lớp: quan sát những kẻ nào có ý phá hoại gây rối, chọc phá, muốn thử võ... để có biện pháp ngăn chận hữu hiệu hầu giữ lớp học có kỹ luật.

Câu hỏi 44: Ích lợi của sự biểu diễn võ thuật ra sao ? khi nào chúng ta không chấp nhận cuộc biểu diễn ?
Cuộc biểu diễn Vovinam là một cơ hội tốt để giới thiệu Vovinam cho quần chúng hiểu và có mỹ cảm đối với Việt Võ Đạo hay có thể gia nhập Vovinam Việt Võ Đạo.

*. Việt Võ Đạo sinh từ chối những cuộc biểu diễn trong những truờng hợp:
- Có tính kỳ thị võ phái, gây chia rẽ
- Có sự lủng củng nội bộ của đoàn thể, tôn giáo mời biểu diễn
- Không gây được sự phá thuy Việt Võ Đạo
- Khung cảnh, môi trường, khán giả không thích hợp với cuộc biểu diễn Việt Võ Đạo (biểu diễn cho thực khách xem hay biểu diễn để mọi người giải trí, chè chén)

Câu hỏi 45: Nếu ban tổ chức có nhã ý điều khiển cuộc biểu diễn Vovinam Việt Võ Đạo sinh phải có thái độ như thế nào ? Muốn cuộc biểu diễn thành công Việt Võ Đạo sinh phải ghi nhớ những gì ?
a. Rất sẵn lòng để ban tổ chức giới thiệu về Vovinam (nhưng phải giúp tài liệu cho ban tổ chức). Riêng về phần điều khiển biểu diễn võ thuật, người trong đoàn biểu diễn sẽ đảm trách phần kỹ thuật này.
b. Người biểu diễn chú tâm vào tinh thần và cách thể hiện đồng thời người điều khiển chương trình phải biết ứng biến lanh lẹ và hiểu tâm lý người xem.

Câu hỏi 46: Thế nào là dân ca lời mới ? Thế nào là đạo ca ?
a. Dân ca lời mới là những khúc ca mang âm hưởng độc đáo của dân tộc trong một nước hay trong một vùng được sửa đổi lời ca cho thích hợp với tâm hồn của Việt Võ Đạo sinh hiện tại.
b. Đạo ca là những bản nhạc, những bài hát mang âm hưởng thanh cao, hùng mạnh, nội dung biểu tượng được tinh thần Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 47: Nội dung những bài ca môn phái ra sao ? Cần gạt bỏ loại nào ?
Bài ca của môn phái phải có tính chất: Hào hùng, sống động, hướng thượng đượm tình thân yêu dân tộc, giống nòi, tạo sự phấn đấu mảnh liệt thúc đẩy hăng hái alm việc trong tình thần tập thể. Vì vậy, những bài ca môn phải thiên về những bài đạo ca, dân ca lời mới, hùng ca hay những bài ca tình cảm thanh cao cùng những bài ca vui tươi, cởi mở, ý nhị.
Trái lại, cần gạt bỏ những bài ca ủy my, yếu hèn, hạ cấp hay những bài ca thác loạn, kích động, lố lăng trong các buổi sinh hoạt.

Câu hỏi 48: Tại sao Việt Võ Đạo sinh không được trình diễn những bài ca ủy mỵ, yếu hèn hay kích động, lố lăng trong những buổi sinh hoạt môn phái ?
Do những nguyên nhân sau:
- Không thích hợp với tinh thần Việt Võ Đạo sinh
- Việt Võ Đạo sinh không phải là những ca sĩ chuyên môn để trình diễn những bài ca đó.
- Việt Võ Đạo sinh ca hát dễ nung cao chí khí và sự nỗ lực làm việc chớ không để tiêm nhiễm sự yếu hèn, suy nhược, chán nản.

Câu hỏi 49: Tại sao Việt Võ Đạo sinh phải hát những bài đạo ca trong buổi sinh hoạt môn phái.
Luôn luôn trong những buổi sinh hoạt môn phái, Việt Võ Đạo sinh hát những bài đạo cao vì:
- Đạo ca đã được chọn lựa nên có tính chất Việt Võ Đạo.
- Việt Võ Đạo sinh hát để mọi người hiểu được tình cảm, tinh thần của người môn sinh Việt Võ Đạo.
- Thính giả thường ít được thưởng thức văn nghệ Việt Võ Đạo nên họ sẽ thích thú được nghe những bài ca Việt võ Đạo hơn là những bài ca của các tập thể khác.

Câu hỏi 50: Muốn cuộc biểu diễn thành công, Việt Võ Đạo sinh phải ghi nhớ những gì ?
Người biểu diễn phải chú tâm vào tinh thần và cách thể hiện, đồng thời người điều khiển chương trình phải ứng biến mau lẹ, và hiểu rõ tâm lý người xem.

Câu hỏi 51: Thống nhất chỉ huy là gì ? Hãy giải thích đại cương ?
- Thống nhất: tạo thành một mối duy nhất
- Chỉ huy: Ra hiệu lệïnh để sai bảo thuộc cấp
- Thống nhất chỉ huy: Ra lệnh cho thuộc cấp thi hành theo một đường lối duy nhất, một hệ thống chỉ huy đã định.
Làm thế nào để thống nhất chỉ huy ? - Muốn thống nhất chỉ huy người chỉ huy phải lưu ý đến những điểm sau:
a. Cơ quan ra lệnh phải thống nhất (đừng ra lệnh khi này, khi khác)
b. Giải thích lệnh và giới hạn lệnh
c. Kiểm soát sự thi hành lệnh
d. Phải có một hệ thống chỉ huy hữu hiệu
e. Cách thi hành phải thống nhất.

Câu hỏi 52: Thế nào là ủy quyền ? Sự cần thiết của ủy quyền ?
Ủy quyền là giao một số quyền hành cho một người hay một cơ quan để họ giải quyết nhưng vấn đề trong khuôn khổ nhiệm vụ của họ.
Thí dụ: Ủy quyền cho huấn luyện viên A quyền huấn luyện, quyền thưởng phạt một lớp võ để người này thi hành trọn vẹn nhiệm vụ huấn luyện của họ (nếu không người này chỉ là phụ tá)
Sự ủy quyền rất cần thiết vì những lý do sau đây:
- Làm thăng tiến thuộc viên (cho họ quyền hạn để họ thực hiện những gì đã biết, hay giải quyết những việc khó khăn trong khi thi hành nhiệm vụ).
- Người chỉ huy không thể tự mình làm hết mọi việc,vì vậy phải giao lại cho cộng sự viên có khả năng đó.

Câu hỏi 53: Sự ủy quyền đòi hỏi những điều kiện nào ?
1. Quyền hạn tương xứng với nhiệm vụ: Để cho thuộc viên có đủ tinh thần vật chất để tăng hiệu năng làm việc.
2. Phải chọn đúng người để ủy quyền: Chọn người có khả năng và thích hợp với việc được giao phó cần thực hiện.
3. Giải thích và giới hạn quyền: Cho người được ủy quyền biết quyền hạn của mình gồm những quyền nào, được hành sử những quyền hạn đó đến mức hạn định nào !
4. Kiểm soát quyền: Để cho họ được tự do giải quyết nhiệm vụ của họ, nhưng phải kiểm soát luôn luôn hầu tránh sự sử dụng quyền không đúng mức hoặc lạm quyền. Nên nhớ người ủy quyền hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả công việc đã giao phó cho người thụ ủy.

Câu hỏi 54: Sự cần thiết của thưởng phạt ra sao? Nguyên tắc của thưởng phạt như thế nào ?
Đoàn thể nào cũng có kỷ luật để trật tự hóa hoạt động của mình. Có công thì thưởng, có tội thì phạt, sự thưởng phạt nhằm ý hướng khích lệ và răn trị đoàn viên trong việc góp công xây dựng đoàn thể và duy trì kỷ luật đoàn thể.
Nguyên tắc của thưởng phạt bao gồm chữ: Phạt nghiêm, thưởng xứng với điều kiện sau:
- Phải căn cứ vào bằng cớ xác tín của người được thưởng hay bị phạt.
- Ấn định trừng phạt đồng đều.

Câu hỏi 55: Sự thưởng phạt có hiệu quả ra sao ? Giải thích đại cương sự lợi hại của thưởng phạt:
Sự thưởng phạt mang lại cho thuộc viên những tâm lý sau:
1. Thưởng: Ước ao, mong muốn cố gắng hoạt động hăng say.
2. Phạt: Sợ, cố tránh, làm việc phải nghĩ đến kỷ luật.
Thưởng phạt có những lợi hại như sau:
a. Lợi: Thưởng hợp tình, hợp lý, thuộc viên hăng say làm việc hơn, có sự thông cảm hợp tác giữa cấp chỉ huy và thuộc viên.
b. Hại: Gây bất mãn, hiềm khích và có thể tan vỡ hoạt động của đoàn thể nếu:
- Phạt không nghiêm, thưởng không xứng
- Thưởng phạt bất công, thiên vị.

Câu hỏi 56: Quan niệm thưởng phạt của Việt Võ Đạo sinh ra sao ?
Muốn thưởng phạt nghiêm xứng, Việt Võ Đạo sinh phải hằng quan tâm đến thuộc viên của mình, khi phạt phải nhìn rõ hành động của thuộc viên để nhắc nhở hay cảnh cáo tùy theo lỗi nặng nhẹ. Người chỉ huy phải lưu ý đến từng sơ xuất lỗi lầm nhỏ của thuộc viên để cho thuộc viên kiện toàn con người của mình (vì lỗi nặng là lỗi nhỏ tạo thành nếu không sửa từ đầu).

Gặp trường hợp nhắc nhở nhiều lần những thuộc viên không sửa lỗi, người chỉ huy có thể áp dụng hình phạt nặng theo qui lệ của môn phái. Hình phạt chỉ được ân giảm khi thuộc viên thực tâm sửa lỗi bằng sự làm việc, bằng kết quả hoạt động của mình đối với đoàn thể. Người chỉ huy có khi cần phải để đoái công chuộc tội nếu kẻ phạm lỗi có nhiều công lao với đoàn thể.

Đối với kẻ có công lao, tinh thần và nhiều cố gắng, người chỉ huy pahỉ biết tưởng htưởng họ. Muốn thưởng, Việt Võ Đạo sinh phải xem người được thưởng muốn gì? Vì vậy phải luôn luôn quan tâm đến hoàn cảnh, gia đình, hoài bảo, lý tưởng, chí hướng và sở thích của thuộc viên.

Tóm lại, sự thưởng phạt của Việt Võ Đạo sinh nhằm ý hướng kiện tòan con người luôn luôn phải quan tâm đến thuộc viên, đồng thời sự thưởng phạt phải tùy theo hoàn cảnh và phương tiện sẵn có cùng những hình thức theo qui luật của môn phái. Việt Võ Đạo sinh phải dùng lý trí để phân định mức tưởng thưởng, phạt đối với thuộc viên, những sự thưởng phạt bao giờ cũng dùng tình cảm chân thật để đối xử với người.



Về Đầu Trang Go down
truonggiangag
Hoàng Đai I
Hoàng Đai I
truonggiangag


Tổng số bài gửi : 179
Đăng ký : 09/08/2010
Tuổi : 41
Đến từ : long xuyen- an giang

 KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiếp theo    KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   I_icon_minitimeSat 14 Aug 2010, 10:43

PHẦN IV
TƯƠNG QUAN GIỮA VIỆT VÕ ĐẠO VÀ XẢ HỘI


--------------------------------------------------------------------------------

Câu hỏi 57. Xã hội là gì?
Xã hội là một số tổ hợp nhiều người trong một hoàn cảnh không gian và thời gian được qui định hay mặc nhiên qui định. Một tập hợp người sống chung dưới một số qui ước đã được chấp nhận để bảo tồn mọi cá nhân về sinh mạng và tài sản. Như luật lệ lưu thông ấn định về cách thức di chuyển xe trong thành phố, luật lệ này bắt buộc cá nhân thi thành đúng cách để tránh tai nạn.

Câu hỏi 58: Tương quan giữa Việt Võ Đạo và Xã hội ra sao?
Việt Võ Đạo là một phần tử trong xã hội, của dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử nên giữa Việt Võ Đạo và xã hội có những mối tương quan mật thiết. Nếu không có xã hội làm môi trường hoạt động thì cũng không có Việt Võ Đạo, vì Việt Võ Đạo từ xã hội mà ra, do xã hội mà có.
Ngược lại, xã hội không thể làm ngơ, không thể chi dụng những công dân do Việt Võ Đạo đào tạo, mà phải giúp đỡ Việt Võ Đạo đạt đến lý tưởng phục vụ cho xã hội Việt Nam và rộng lớn hơn cho nhân loại.
Việt Võ Đạo mang đến cho xã hội những bàn tay kiên dũng nhưng từ ái để thắng phục mọi trở ngại đưa xã hội đến tốt đẹp hơn. Do đó, xã hội có bổn phận giúp đỡ phương tiện và nâng đỡ Việt Võ Đạo có nhiều cơ hội, môi turờng tốt để hoạt động.

Câu hỏi 59: Tương quan giữa xã hội và các nhóm xã hội khác như thế nào ?
Mỗi nhóm xã hội có những tiêu hướng hoạt động riêng tương đồng hay bất đồng với tiêu hướng hoạt động của các nhóm xã hội khác. Như đoàn thể chính trị, tông íao, hiệp hội, thương mãi, hội đoàn thanh niên hay các đoàn thể áp lực v.v.. Đồng thời sự điều hành trong xã hội tạo ra mối tương quan giữa các nhóm xã hội này, tạo thành các mối liên lạc trong sự sinh hoạt của xã hội. Vì các tiêu hướng khác nhau, nên các nhóm xã hội thường có những liên kết hay va chạm. Do đó, Việt Võ Đạo cần phải có một thái độ thích hợp trong tương quan với các nhóm xã hội khác. Thái độ đó được ấn định rõ rệt trong 3 mục đích và 5 tôn chỉ của Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 60: đối với các võ phái khác ta phải có thái độ ra sao?
Đối với các võ phái khác ta phải tôn trọng, và chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải. Thái độ tôn trọng của ta nói lên sự khiêm cung độ lượhg của người võ sĩ chớ không phải là thái độ sợ sệt hay nhút nhát, khi chúng ta lễ độ, tôn trọng, giao hòa với các võ phái khác là để cùng phát triển, phục vụ cho nền võ đạo của dân tộc và nhân lọai.

Câu hỏi 61: Việt Võ Đạo cần có những thái độ nào đối với các nhóm xã hội ?
Trong mọi hoạt động của sinh hoạt cộng đồng xã hội, vì có những giao tiếp nên có những trường hợp phải liên kết hay va chạm. Do đó, Việt Võ Đạo chúng ta mặc dầu đặt căn bản trên đạo, tức võ đạo )phải vượt thoát ra ngoài sự hơn thua thành bại tranh chấp). Nhưng đôi khi chúng ta cũng cần một thái độ thích ứng tương xứng. Nhưng khi chúng ta đã đạt được đạo rồi, chúng ta không cần đến thái độ ấy nữa, ba thái độ thích ứng ta cần có là: HỢP, HÒA và CHỐNG.

Câu hỏi 62: Thế nào là hợp?
Hợp: Nghĩa là kết hộp, hợp tác, là hành động của nhiều người cùng chung góp với nhau về vật chất hoặc tinh thần để thực hiện một mục đích Việt Võ Đạo. Thái độ hợp của chúng ta là sẵn sàng hợp tác với các nhóm xã hội như các đoàn thể, hội đoàn khác để thể hiện một công tác, một công việc nếu giữa ta và nhóm xã hội có chung mục đích và chí hướng. Sự hợp tác này biểu lộ trong việc ích lợi chung cho mọi người, chứ không nhắm đề cao một nhóm xã hội nào khác, nhất là không đi ngược lại mục đích và tôn chỉ Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 63: Hòa là gì?
Hòa là một hành động, motä thái độ không HỢP nhưng cũng không CHỐNG, không muốn có sự liên hệ về mọi phương diện giữa các nhóm người với nhau, nhưng vẫn tôn trọng lẫn nhau. Hòa đối với chúng ta là giữ một thái độ im lặng bất hợp tác việc ai nấy làm, đường ai nấy đi không đụng chạm phá rối nhau. Các nhóm xã hội khác tự do hoạt động miễn là không đụng chạm tới Việt Võ Đạo trên mọi phương diện về danh dự, quyền lợi, chí hướng Việt Võ Đạo, không ngăn trở chúng ta phát triển môn phái. Mọi cá nhân được tự do lựa chọn không bị ngăn trở bất kỳ một nhóm xã hội nào khác, tùy theo ý chí của mình để gia nhập đoàn thể xã hội Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 64: Thế nào là chống?
Chống là hành động, thái độ đối kháng với những thái độ hay hành động có tính cách triệt hạ, gây áp lực, phá rối. Chống, đối với Việt Võ Đạo sinh nghĩa là sẵn sàng có một thái độ thích hợp để đối phó với các nhóm xã hội , khi họ có những hành động va chạm đến danh dự, quyền lợi, lý tưởng của chúng ta. Khi đó hành động sẵn sàng chống lại bất cứ ngoại lực nào ngăn chận bước tiến của Việt Võ Đạo trên đường phát triển để phục vụ cho dân tộc và nhân lọai là hành động tự vệ và hành động tự vệ này được xem như là một phương thức được sử dụng để bảo tồn môn phái.

Câu hỏi 65: Cả 3 giai đoạn hợp, hòa và chống luôn luôn xảy ra hay có tính cách giai đoạn?
Ba giai đoạn: Hòa, Hợp, Chống chỉ có tính cách giai đoạn. Chúng ta áp dụng ba thái độ trên một cách linh động và uyển chuyển trong từng giai đoạn của vấn đề. Có thể trong giai đoạn trước chung HỢP với nhóm xã hội này vì cùng chung mục đích và chí hướng, nhưng giai đoạn sau phải CHỐNG vì mục đích và tôn chỉ của họ đã biến đổi hoặc giai đoạn này chúng ta HÒA nhưng giai đoạn sau HỢP vì mục đích, chí hướng của chúng ta đã chinh phục được họ.

Câu hỏi 66: Chúng ta hành sử 3 thái độ trên theo tiêu chuẩn nào?
Chúng ta hành sử 3 thái độ trên theo đúng mục đích và tôn chỉ của Việt Võ Đạo. Vì mục đích và tôn chỉ Việt Võ Đạo được coi là nền tảng căn bản của lý tưởng Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 67: Cả 3 thái độ hợp, hòa, và chống nêu trên để đối với đoàn thể xã hội, còn đối với cá nhân trong cuộc sống thì sao?
Đối với cá nhân trong cuộc sống thì 3 thái độ trên vẫn được áp dụng, tuy nhiên tùy theo mức độ thầm nhuần tinh thần võ đạo của người môn sinh Việt Võ Đạo, để nói lên đức sống của mình mà có lúc áp dụng 3 thái độ trên có lúc không, và ở mức độ cao thì không cần đến chúng nữa.

Câu hỏi 68: Khi hội nhập vào xã hội, để tồn tại, cá nhân có những quan hệ gì?
Khi hội nhập vào xã hội, để tồn tại, cá nhân có những quan hệ:
1. Quan hệ giữa cá nhân với cá nhân
2. Quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng
3. Quan hệ giữa cá nhân với đoàn thể
4. Quan hệ giữa cá nnhân với tập thể.

Câu hỏi 69: Quan hệ giữa cá nhân với cá nhân có mấy phần vụ?
Quan hệ cá nhân có 4 phần vụ:
1. Sinh hoạt tinh thần
2. Sinh hoạt vật chất
3. Nếp sống và tập quán
4. Nguyện vọng.

Câu hỏi 70: Phần vụ sinh hoạt tinh thần trong quan hệ cá nhân ra sao?
Sinh hoạt tinh thần bao gồm những ràng buộc ảnh hưởng về lý trí tình cảm, ý thức, tiềm thức, cá tính, thiên khiếu, cảm giác của cá nhân, tạo thành rồi mở rộng thành quan niệm sống.

Câu hỏi 71: Phần vụ sinh hoạt vật chất trong quan hệ cá nhân ra sao?
Phần vụ sinh hoạt vật chất trong quan hệ cá nhân gồm có:
1. Y, ẩm thực: Đầy đủ
2. Ngủ: Yên
3. Sức khỏe: đồi dào
4. Nhà cửa: sạch sẽ, khang trang, tiện nghi
5. Có tương lai

Câu hỏi 72: Phần vụ nguyện vọng trong quan hệ cá nhân ra sao?
Phần vụ nguyện vọng là xu hướng cầu tiến của con người, luôn luôn nuôi sống con người, bồi dưỡng đức tin của con người, thúc đẩy con người luôn cầu tiến và thăng tiến.

Câu hỏi 73: Quan hệ tập thể có mấy phần vụ?
Quan hệ tập thể có 5 phần vụ:
1. Tổ chức và điều hành
2. Khả năng
3. Lãnh đạo
4. Hành động
5. Nguyện vọng

Câu hỏi 74: Phần vụ tổ chức và điều hành của quan hệ tập thể ra sao?
Phần vụ tổ chức và điều hành vừa quan hệ tập thể gồm có thành tố:
5. Về cơ cấu: Kiện toàn bằng hệ thống hóa và qui chế hóa.
6. Về làm việc: Có phương pháp và khoa học.
7. Về chương trình làm việc: Phải thực tiển, thích hợp
8. Về kỷ luật: Phải nghiêm minh từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.

Câu hỏi 75: Phần vụ khả năng của quan hệ tập thể ra sao ?
Phần vụ khả năng của quan hệ tập thể gồm có 3 thành tố:
1. Về nhân tố: Cán bộ đa năng, đa hiệu, quần chúng đông, có ý thức, hiệu năng và kỷ luật.
2. Về tài lực: đủ để bảo đảm công tác, nếu có thể: Dồi dào
3. Về thể lực: Có uy tín, nhiều ảnh hưởng với các tập thể bạn, với cộng đồng.

Câu hỏi 76: Phần vụ lãnh đạo của quan hệ tập thể ra sao?
Phần vụ lãnh đạo của tập thể có 10 yếu tố:
1. Linh mẫn
2. Đồng nhất ý chí
3. Hòa hợp, đoàn kết
4. Chí công vô tư, liêm khiết, trọng nghĩa công hơn tình riêng.
5. Đủ ân, Uy, tình, nghĩa khi làm việc
6. Sức chịu đựng cao
7. Đa năng, đa hiệu
8. Thưởng phạt nghiêm minh
9. Bản lãnh vững (không thể bị huyền hoặc, mua chuộc)
10. Trung kiên (không phản bội tập thễ dưới bất cứ hình thức nào)

Câu hỏi 77: Phần hành động của quan hệ tập thể ra sao ?
Phần vụ hành động của quan hệ tập thể có 4 yếu tố:
1. Đồng nhất ý chí trong hành động
2. Kế hoạch hóa và phương pháp hóa mọi công tác, dịch vụ
3. Tháo vát, mẫn tiệp, kịp thời, đa dụng, đa năng, đa hiệu để thích ứng với mọi hoàn cảnh, trong mọi trường hợp.
4. Có phối kiểm tính cao, để rút kinh nghiệm, khắc phục khuyết điểm và bồi bổ nhược điểm nhanh chóng.

Câu hỏi 78: Phần vụ nguyện vọng của quan hệ tập thể ra sao ?
Phần vụ nguyện vọng của quan hệ tập thể là tiêu hướng của mọi quan hệ tập thể với các thành tố:
1. Lý tưởng: Phát huy tinh thần Việt và khả năng Việt bẵng hệ thống Cách Mạng Tâm Thân cho người Việt, thành tinh thần võ đạo Việt Nam (Việt Võ Đạo)
2. Tiêu hướng: Quảng bá và phát huy Việt Võ Đạo dưới mọi hình thức
3. Ý hướng: Yêu nước, biểu dương, thể hiện và bảo vệ công bằng xã hội, tình nhân ái nhưng không trực tiếp tham gia sinh hoạt chính trị, và đồng thời cũng không ngăn cấm các môn sinh hoạt động chính trị với tư cách công dân

Câu hỏi 79: Có mấy loại tương quan giữa cá nhân và tập thể:
Có 2 lọai tương quan giữa cá nhân và tập thể:
1. Tương quan thưận
2. Tương quan nghịch.

Câu hỏi 80: Có mấy tương quan thuận giữa cá nhân và tập thể?
Có 6 tương quan thuận giữa cá nhân và tập thể:
1. Cùng có ý hướng tiến bộ, cầu tiến và thăng tiến
2. Cùng tập trung nỗ lực về những vần đề nhân bản.
3. Bản chất của tập thể là tổ hợp các cá nhân nên dể có sự thông cảm và phối hợp tinh thần.
4. Tập thể dung hợp cá nhân, cá nhân dựa vào tập thể để tồn tại và phát triển
5. Nếu hội nhập lâu, cá nhân sẽ đồng hóa nếp sống và tập quán, trở thành phần tử của tập thểâ.
6. Ý thức tập thể của cá nhân nếu tới cao độ, sẽ thành ý thực tập thể là một.

Câu hỏi 81: Có mấy tương quan nghịch giữa cá nhân và tập thể?
Có 7 tương quan nghịch giữa cá nhân và tập thể:
1. Ranh giới phân lập mơ hồ có thể đưa tới bất mãn, nghi kỵ và bất tín nhiệm.
2. Cá nhân đòi hỏi tự do và quyền hạn, tập thể đòi hỏi trách nhiệm và kỷ luật
3. Cá nhân đa cảm, xúc cảm và dễ thiên lệch, trong lúc tập thể duy lý, vô tư và nghiêm khắc.
4. Cá nhân phải tiết giảm cá tính, tập thể đòi hỏi tập thể tính.
5. Cá nhân dễ mua chuộc, tập thể chỉ thỏa hiệp, khó bị mua chuộc
6. Tập thể có thể hy sinh cá nhân, cá nhân không thể hy sinh tập thể.
7. Cá nhân có thể Đi Chung Đánh Riêng, tập thể bắt buộc phải Đi Chung Đánh Chung

Câu hỏi 82: Tóm lại thực chất của tương quan giữa cá nhân và tập thể ra sao?
Tóm lại tương quan giữa cá nhân và tập thể chính là sự ràng buộc và sự đòi hỏi cá nhân hộinhập đời tư vào đời công, cùng tập hợp và tập trung khả năng vào những nguyện vọng chung để cùng tiến triển.

Về Đầu Trang Go down
truonggiangag
Hoàng Đai I
Hoàng Đai I
truonggiangag


Tổng số bài gửi : 179
Đăng ký : 09/08/2010
Tuổi : 41
Đến từ : long xuyen- an giang

 KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   Empty
Bài gửiTiêu đề: TT    KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   I_icon_minitimeSat 14 Aug 2010, 10:44

PHẦN V
NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN
--------------------------------------------------------------------------------

Câu hỏi 83: Muốn nói chuyện trước công chúng, ta phải có ý niệm đầu tiên về vấn đề này ra sao ?
Phải luyện NÓI, phải hiểu nghệ thuật NÓI, vì ngôn ngữ là một phương tiện để phát biểu tư tưởng, ý kiến để người khác nghe mà hiểu, thông cảm, tán thành, hoặc ngược lại.

Câu hỏi 84: Muốn nói chuyện trước công chúng phải chuẩn bị và làm ra sao?
Muốn nói chuyện trước công chúng, chúng ta phải chuẩn bị và thực hiện thành 3 phần vụ:
1. Trước khi nói:
- Phải chuẩn bị đề tài thích hợp
- Phải hiểu để nắm vững tâm lý đối tượng quần chúng
- Tìm ý, kiếm ý và sắp ý
- Làm một dàn bài chi tiết
- Tập nói nhiều lần cho quen, cần nhấn mạnh những điểm quan trọng
2. Trong khi nói:
- Nói đúng lúc
- Tác phong, cử chỉ, điệu bộ thích hợp (cả sắc mặt, đôi mắt)
- Chú trọng tới cảm quan thính giả để nhấn mạnh về các điểm tình cảm tâm lý và ý thức.
- Biết ngưng đúng chỗ và đúng lúc để giữ hơi trong lúc thính giả cần có thời giờ để suy nghĩ, ý hội.
3. Sau lúc nói:
- Lời chào, điệu bộ chào thích hợp
- Rời khỏi diễn đàn chững chạc, từ tốn.

Câu hỏi 85: Muốn tập nói cho có hiệu quả, chúng ta phải làm gì?
Phải chuyện luyện cá đức tính về nói và kỹ thuật nói.
- Tánh tự chủ (bình tỉnh, tự tin, nhiệt thành)
- Tánh kiên nhẩn (để nghe chất vấn, đẻ thuyết phục)
- Luyện giọng (lúc thường, lúc trầm, lúc hùng, lúc thiết tha, lúc bi phẩn, lúc tạm ngưng)
- Luyện thái độ, cử chỉ (cách nhìn, miệng nói, lúc cúi đầu, bộ điệu bàn tay, khi ngước mắt)

Câu hỏi 86: Muốn gặt hái được kết quả tốt đẹp trong khi nói, phải làm sao?
Phải áp dụng phối hợp đúng mức các phần vụ:
- Hòa mình vào không khí NÓI với công chúng
- Hòa lới vào văn mạch, đề tài.
- Áp dụng phối hợp nói đúng đề tài và kỹ thuật Nói.

Câu hỏi 87: Trong một buổi hội thảo làm sao chinh phục được cảm tình của hội thảo viên?
Muốn chinh phục được cảm tình của hội thảo viên, chúng ta phải làm cho họ chú ý và cử chỉ của người nói. Cách vô đầu thông thường là bằng một câu chuyện, hoặc đặt câu hỏi chọc tánh tò mò của người nghe. Muốn thuyết phục người khác, tức là nói cho họ nghe, hiểu, biết và làm theo ta thì trong bài thuyết trình, ta cần phải chia rõ dàn bài để cho các hội thảo viên nắm vững vấn đề ta muốn nói. Điều quan trọng là, ta hãy tùy theo trình độ kiến thức của hội thảo viên để dùng từ ngữ thích hợp.

Câu hỏi 88: Trong trường hợp chúng ta lên thuyết trình, hội thảo viên đặt câu hỏi mà ta không nắm vững (bí quá) thì phải làm sao?
Trong trường hợp này chúng ta phải thật bình tĩnh đối phó bằng cách trì hoãn, kéo dài thời giờ để ta suy nghĩ hoặc đánh tan thắc mắc của họ ở vài cách sau đây:
- Anh (chị) nói nhỏ quá, tôi chưa kịp nghe, xin anh (chi) nhắc lại cậu hỏi vừa rồi.
- Câu hỏi của anh (chị) hay lắm nhưng tiếc quá nó ngoài vấn đề chúng ta bàn luận hôm nay, xin trở lại một dịp khác.
- Đặt câu hỏi ngược lại cho mọi người có thì giờ suy nghĩ và trả lời. Cần giữ tuyệt đối trầm tỉnh, tìm cách dồn người hỏi tới chỗ bối rối, để lộ sơ hở yếu điểm của họ. Nhờ đó, ta có thể dựa vào kẻ hở, điểm yếu để đánh mạnh vài câu, chinh phục họ.

Câu hỏi 89: Trong buổi học tập, thuyếùt trình viên làm thế nào để biết học viên có theo kịp bài giảng của mình hay không ?
Ngay trong lúc diễn thuyết bạn nên theo dõi tất cả mọi người. Nhất là nhìn vào cặp mắt của họ. Thỉnh thoảng chỉ một em nhỏ ở xa chỗ ta đứng hỏi em có nghe rõ giọng tôi nói hay không ? Đến đây anh (chị) có điều gì thắc mắc hay những điểm gì không hiểu cần hỏi lại hay không ?
Tóm lại, tùy lúc thuyết trình ta nên linh động để thích ứng làm thính giả đối tượng muốn nghe.

Câu hỏi 90: Thái độ và tinh thần được thể hiện ra sao trong giờ hội thảo ?
Để mọi người hòa hợp với nhau trên bước tiến thực thi lý tưởng cao cả chung của môn phái. Chúng ta nên thể hiện:

Thái độ: - Nhgiêm chỉnh, cởi mở
- Khiêm trang, từ tốn
Nghiêm chỉnh ở đây không phải là được trào phúng nhưng đưa cho câu chuyện thêm vui vẻ thỉ rất nên. Trái lại cốt ý nói đùa không đúng lúc, đúng chỗ thì gây thêm tai hại.
Khiêm trang, từ tốn trong lý thuyết Việt Võ Đạo chúng ta rất quan trọng, khi hòa mình vào không khí hội thảo, không nên bực tức, mạt sát một người nào để tỏ mình hiểu biết nhiều, hoặc lấn át người khác để trổ tài.
Tóm lại, ta nên nghiêm chỉnh mà cởi mở, vui vẻ, khiêm tốn mà độ lượng nhã nhặn.

Tinh thần: - Thành thực
- Bao dung
Phần tinh thần rất là quan hệ, vì muốn cho người khác cũng có ý nghĩ như ta, trước hết ta phải có thái độ thành thực, để hội thảo viên tin tưởng ta. Với tình cảm của ta chân thực, chúng ta sẽ hăng hái diễn đạt làm cho vấn đề ta nói Có Hồn và ta tin chắc người nghe sẽ ý hội được những điều ta nói.
Phải biết bao dung, dù ta tin chắc rằng ý niệm của ta đúng, bằng cách luôn luôn phân tích, nhận định ý kiến của người khác nữa, rồi từ từ hướng dẫn họ vào quan niệm của ta.

Câu hỏi 91: Đàm đạo là gì ?
Đàm đạo là cuộc nói chuyện ít người, trong một khung cảnh nhỏ hẹp, ấm cúng, trong không khí thanh nhã, ôn hòa, thân hữu.

Câu hỏi 92: Tranh luận là gì?
Tranh luận là sự đua tranh giành phần thắng bằng cách bàn cãi, thảo luận với mục đích tìm ra lẽ phải.

Câu hỏi 93: Thuyếùt phục là gì?
Thuyết phục là cảm phục đối tượng bằng cách nói về một hay nhiều vần đề, với dụng ý hướng dẫn cảm quan của người nghe.

Câu hỏi 94: Đàm đạo, tranh luận và thuyết phục có những đồng điểm và dị điểm gì ?
Có đồng điểm và dị điểm:
1. Cùng mục đích: Tranh thủ cảm tình của đối tượng
2. Đàm đạo ôn hòa, cởi mờ, tranh luận, thuyếtt phục nhiều tính chất kỹ thuật và thủ đoạn.
3. Đàm đạo có đối tượng thuần chất và chọn lọc, tranh luận và thuyết phục có đối tượng phức tạp.
4. Có thể phối hợp trong những trường hợp đặc biệt: Tranh luận, thuyết phục xong chuyển sang đàm đạo.

Câu hỏi 95: Đàm đạo có mục đích ra sao ?
Mục đích của đàm đạo là tạo cảm thông, gây hòa khí và tình thân thiện giữa người trong cuộc.

Câu hỏi 96: Công tác đàm đạo có mấy nguyên tắc căn bản?
Công tác đàm đạo có 4 nguyên tắc căn bản:
1. Nghe nhiều nói ít
2. Nhận, tán dương ưu điểm của người
3. Tế nhị trong việc diễn ý
4. Gợi ý và gợi hứng cho người đối thoại.

Câu hỏi 97: Có mấy đặc điểm nghe nhiều nói ít ?
Có 3 đặc điểm nghe nhiều nói ít:
1. Không ai phản đối, vì không ai rõ ý mình
2. Dễ tiến thoái khi hành động
3. Hiểu được người khác
4. Có thể chia xẻ với đối phương một số hiểu biết và nhận định
5. Có thể chia xẻ với đối tượng một số ưu tư và trách nhiệm.

Câu hỏi 98: Thế nào là nhận và tán dương ưu điểm của người ?
Nhận và tán dương ưu điểm của người là: nhớ ưu điểm, bỏ khuyết điểm, nhược điểm để làm gia tăng liên tình thân hữu và thông cảm.

Câu hỏi 99: Tai sao phải tế nhị trong việc diễn ý?
Phải tế nhị trong việc diễn ý để tránh những va chạm đáng tiếc dù là vô tình.

Câu hỏi 100: Tai sao phải gợi ý và gợi hứng cho người đối thọai?
Phải gợi ý và gợi hứng cho người đối thoại để họ nhớ ra và có thể cảm hứng nói chuyện, để tránh tình trạng độc thoại.

Câu hỏi 101: Giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đàm đạo có những đặc điểm gì?
Giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đàm đạo có 7 đặc điểm:
1. Tìm hiểu cá tính người đàm đạo
2. Lượng giá tài trí và tinh thần người đàm đạo
3. Lượng giá những điểm bất đồng có thể xảy ra
4. Lượng giá những điểm tương đồng thuận lợi
5. Biết rõ mục đích cuộc đàm đạo
6. Tiên liệu và nắm vững đề tài
7. Chuẩn bị tư thế

Câu hỏi 102: Có mấy trường hợp tranh luận chính ?
Có 3 trường hợp tranh luận chính:
1. Song luận
2. Tam luận
3. Quần luận

Câu hỏi 103: Trường hợp song luận có mấy nguyên tắc?
Trường hợp song luận có 5 nguyên tắc:
1. Nhìn thẳng vào mắt đối phương
2. Gợi ý cho đối phương nói nhiều
3. Nắm quyền chủ động
4. Đừng để đối phương kết luận
5. Không tranh thắng hoàn toàn, để lại vài điểm thứ yếu cho đối phương rút lui bảo toàn thể diện.

Câu hỏi 104: Trường hợp tam luận ra sao ?
Là trường hợp tranh luận có người thứ ba bàng thính

Câu hỏi 105: Có mấy nguyên tắc bổ túc vào trường hợp song luận, dành cho trường hợp tam luận ?
Có 3 nguyên tắc:
1. Tranh thủ cảm tình người thứ ba
2. Trọng tài hoa họ
3. Gợi ý và lôi cuốn sự tán đồng quan điểm của người thứ ba.

Câu hỏi 106: Có mấy phương cách áp dụng trong trường hợp Qua Địch Chung?
Có 3 phương cách áp dụng trong trường hợp Qua Địch Chung:
1. Đánh tỉa từng đối thủ, từ đối thủ kém lý luận nhứt
2. Khai thác mâu thuẫn lý luận nội bộ của đối phương
3. Hỏi dồn dập tất cả đối thủ một loạt, để họ không còn thì giờ suy nghỉ.

Câu hỏi 107: Trong trường hợp Chung Địch Qua phải tranh luận ra sao?
Trong trường hợp Chung Địch Qua mọi người phải tấn công đối phương (lần lượt hay đồng loạt) về một mặt hay một vấn đề trước khi kết luận từng điểm, để làm sụp đổ toàn bộ hệ thống lý luận của đối phương.

Câu hỏi 108: Trong trường hợp đa phương, phải tranh luận ra sao?
Trong trường hợp đa phương phải liên kết với các nhóm trung lập hoặc nếu đơn phương, phải trù liệu khai thác những yếu điểm nhất của các nhóm yếu phải có chương trình phân công tranh luận hợp lý để có tinh thần tập thể và phá vỡ tinh thần tập thể của đối phương.

Câu hỏi 109: Thuyết phục có mấy định tác riêng biệt?
Thuyết phục có 4 định tác riêng biệt:
1. Phải nắm vững vấn đề để đàm đạo và tranh luận
2. Vận dụng ý thức phản luận cao
3. Hùng biện từ lời nói, cách nói đến cử chỉ, điệu bộ, đề tài
4. Kỹ thuật vận động.

Câu hỏi 110: Chân giá trị của đàm đạo, tranh luận ra thuyết phục ra sao ?
Chân giá trị của đàm đạo là cho chúng ta nghe thuật sống tươi mát, hòa mình với mọi người.
- Chân giá trị của tranh luận là phương tiện giải quyết những mâu thuẫn, chia rẽ, thủ đoạn bằng lý luận làm phương tiện giải quyết.
- Chân giá trị của thuyết phục là vận động mọi thủ đoạn và kỹ thuật vào đàm đạo và tranh luận để làm cảm phục, khuất phục đối tượng.

Câu hỏi 111: Trường hợp nào chúng ta đem vấn đề ra trình bày ?
Thông thường trong những trường hợp sau đây, khi chúng ta cần:
a. Thông báo (tin cho biết không cần người phải thấu triệt hay tùng phục)
b. Thông đạt (tin cho người biết có mục đích giải tỏa những thắc mắc hoặc đòi hỏi nơi người nghe, đọc..)
c. Chỉ thị (ra lệnh cho người cấp dưới làm một chuyện hay một công tác nào đó)
d. Phổ biến, xây dựng hoặc phê bình một quan niệm một triết thuyết, một chủ trương hay một hành động nào đó...
e. Báo cáo và đề đạt lên cấp trên.

Câu hỏi 112: Tại sao chúng ta phải biết cách trình bày một vấn đề mà chúng ta mong ước được gặt hái kết quả tốt đẹp ?
Chúng ta phải biết cách trình bày một vấn đề để được kết quả tốt là do những mục đích giản dị sau đây:
- Đem cái mà mình có (biết) làm cho người biết (có) như mình
- Đem cái mà ta hiểu làm cho người hiểu như ta
- Đem điều mà ta suy nghĩ cho người khác cùng suy nghĩ với ta
- Đem điều hay đẹp, hữu ích chung mà ta dự tính cho người rõ dự tính tốt đẹp của ta.
- Đem điều ta ấp ủ (hằng mơ ước thực hiện) đến cho mọi người cùng ấp ủ một lý tưởng như ta.

Câu hỏi 113: Đối tượng là gì ? Cho vài thí dụ:
Đối tượng là hình tượng (hình ảnh, nhân vật hay sự việc) trước mặt mà từ đó, các mục tiêu được hướng tới để đạt một kết quả. Ví dụ: đối tượng của nhà diễn thuyết là thính giả, đối tượng của nhà văn là đọc giả, đối tượng của báo cáo viên là cấp chỉ huy trực tiếp hay gián tiếp.

Câu hỏi 114: Thông thường có mấy nguyên tắc để trình bày một vấn đề được áp dụng ? Hãy kể ra?
Có 2 nguyên tắc thông thường được áp dụng khi trình bày một vấn đề:
a. Khởi từ cái mà người biết, rồi dẫn dụ đến cái mà người chưa biết.
b. Khởi từ cái mà người chưa biết trở lại cái người biết rồi (đối với người hiếu kỳ vọng ngoại: Tính tò mò ham thích mới lạ)

Câu hỏi 115: Để tiện việc trình bày được hoàn hảo chúng ta phải lo chuẩn bị những gì ?
Chúng ta phải lo: - Phân loại, - Bố cục, - Nội dung, - Chuẩn bị thời gian và không gian.

Câu hỏi 116: Việc phân lọai các vấn đề trình bày được căn cứ trên nhiều lãnh vực khác nhau, trên đề tài, mục đích và trên sự thể hiện. Vậy theo bạn, bạn có thể kể tên các loại mà bạn biết ?
- Báo cáo , phúc trình
- Đề đạt nguyện vọng
- Diễn văn, diễn thuyết
- Nghị luận……...
Câu hỏi 117: Sau khi đã phân loại các vấn đề trình bày thành từng nhóm, anh chị hãy kể một vài phương pháp áp dụng khi thực hiện ?
- Phương pháp 1: chúng ta trả lời đầu đủ các chi tiết sau: - Ai? - Cái gì ? - Ở đâu ? - Lúc nào ?- Ra sao ?
- Phương pháp 2: Chúng ta nêu lên những phương thức: - chuẩn bị thực hiện, - đúc kết tác dụng.
- Phướng pháp 3: Chúng ta phải tìm chứng minh: Nguyên nhân, diễn biến,hậu quả, biện pháp.

Câu hỏi 118: Về bố cục chúng ta dựa trên những tiêu chuẩn nào?
Dựa trên các tiêu chuẩn sau đây: Chặt chẻ, rõ ràng, không chia quá nhiều đoạn.

Câu hỏi 119: Để cho bố cục được dễ dàng, chúng ta nên chọn hình thức nào cho toàn bài ? gồm mấy phần?
Chọn hình thức 3 phần: Dẫn nhập, - Thân Bài, Kết luận

Câu hỏi 120: Một bài, một sự việc được trình bày bao giờ cũng phải được cân đối trong hình thức. Để nhớ điều đó ta phải luôn luôn để ý đến nguyên tắc nào ?
Nguyên tắc cân đối tránh: Đầu Voi Đuôi Chuột, hoặc Mình Voi mà Đầu Chuột.

Câu hỏi 121: Thân bài là chính yếu và quan trọng vì trong đó ta mổ xẻ đề tài, chủ đích ... bằng mọi lý lẽ để chứng minh, giải tỏa mọi khúc mắc, và bổ túc với nhau thế nào? Chuyển mạch ra sao ?

Có nhiều cách nhưng thông thường chúng ta nên chia thân bài ra làm ba đoạn và mỗi đoạn có thể gồm 2 hoặc 3 tiểu đoạn. Sự bổ túc phải liền nhau đoạn hoặc tiểu đoạn trên với đoạn hoặc tiểu đoạn kế tiếp. (đoạn đoạn, tiểu đoạn, tiểu đoạn)
Để ý được liên lạc chặt chẽ giữa các đoạn và các tiểu đoạn, phải được nói liền bằng những câu chuyển mạch.
Ví dụ tổng quát: Đề cập tới tác phong Việt Võ Đạo sinh khi làm việc: Khi làm việc Việt Võ Đạo sinh phải thận trọng (tinh thần) và mau lẹ (thực hiện)
Muốn đạt được tiêu chuẩn trên chúng ta phải phân sự việc ra làm 3 giai đoạn sau đây:
1. Lúc tính việc (tinh thần):
- Thực tiển
- Chí công vô tư
- Lòng nhiệt thành
- Phiêu lưu mạo hiểm
Sau khi tính việc kỹ lưỡng và tiếp đến là:
2. Lúc vào việc phải (thực hiện):
- Quyết tâm mau lẹ
- Kiên nhẫn, tháo vát
- Tinh thần, trách nhiệm, tình đồng đạo
Sau thời gian thực hiện dĩ nhiên chúng ta sẽ có những kết quả: Tốt xấu, hay dở, thành bại, kinh nghiệm, do đó ta bước sang giai đoạn:
3. Lúc xong việc phải:
- Tự kiểm
- Kiểm nguời
- Kiểm việc
- Đúc việc

Tóm lại, Việt Võ Đạo sinh chúng ta muốn đạt được hiệu năng tối đa khi làm việc, tác phong của chúng ta phải là thể hiện 2 khía cạnh: Tinh thần rất thận trọng, nhưng thực hiện rất mau lẹ.

Câu hỏi 122: Dẫn nhập rất ảnh hưởng đối với nội dung mà ta trình bày ở thân bài. Bởi lẽ đó, lời dẫn nhập cần phải hay, sáng sủa, sâu sắc, đặc biệt. Mà muốn được như thế ta dựa trên mấy cách để dẫn nhập ? hãy kể ra ?
Có nhiều nhưng đại để có 4 cách sau đây:
- Trực tiếp
- Gián tiếp
- So sánh
- Trích dẫn

Câu hỏi 123: Trong vần đề ta trình bày, cái chính yếu vẫn là nội dung, vì thế chúng ta phải làm gì ? Ra sao ? để có một nội dung phong phú giá trị?
Để có một nội dung phong phú giá trị khi trình bày vấn đề ta cần chú trọng tới:
- Ý chính
- Ý phụ
- Phần biện luận
- Chứng minh
- Đặc thù (chỉ nói khi cần)
- Loại bỏ tư tưởng đối nghịch.

Câu hỏi 124: Để tăng thêm hiệu quả của việc trình bày, chúng ta nên làm gì ở những đoạn kết ?
Đoạn kết bao giờ cũng là nơi cô đọng ý tưởng, tóm tắt, đúc kết mọi diễn biến, khởi nguồn từ dẫn nhập đến thân bài nên phải nhấn mạnh, từ ý đến lời: Mãnh liệt, dứt khoát, tin tưởng, niềm xúc động, ước mơ...

Câu hỏi 125: Tại sao chúng ta phải chú trọng đến thời gian và không gian khi thi hành một vấn đề ?
Tuy vấn đề có liên quan đến thời gian tính hay không, nếu có thì: sớm quá cũng bất lợi mà trễ quá cũng bất lợi. Bởi thế, nói đến thời gian là nói tới việc trình bày của mình có đúng lúc hay không. Có vấn đề phải cấp bách (nóng hổi) có vấn đề trì hoãn (để cho lắng dịu)...
Nói tới không gian là nói tới vị trí, khung cảnh mà ta phải tiên liệu trong lúc trình bày. Nếu quên mất điều này ta sẽ lúng túng, nói một đường thành một ngã. Vì ta đã trình bày vấn đề không đúng chỗ. (không hợp với lời lẽ và diễn biến của đề tài).

Câu hỏi 126: Muốn trình bày một vấn đề, ta có mấy hình thức thể hiện ? Hãy kể ra và nêu vài quan niệm thể hiện hình thức ?
Có 2 hình thức thể hiện khi ta muốn trình bày một vấn đề:
1. NÓI
2. VIẾT
Vì vậy, quan niệm của chúng ta về thể hiện qua hình thức là:
1. Giàn dị (cách trình bày)
2. Bình dị (lời lẽ, ngôn từ, từ ngữ thích hợp với đối tượng có thể tiếp nhận được, mục đích cho những lời lẽ phổ thông)

Câu hỏi 127: Đề tài trình bày một vấn đề mà phương thức áp dụng và dẫn giải nêu trên phải chăng đã là hoàn toàn và đầy đủ, bất di bất dịch? Không cần thêm bớt gì nữa khi thực hiện?
Qua những phương thức áp dụng và dẫn giải về đề tài Trình bày một vấn đề. Chúng ta nghĩ rằng: Những điều mà ta tìm biết được ở trên ví như một cái khung, một cái sườn nhà và soạn thảo viên là một người thợ khéo. Còn những sự tìm tòi , học hỏi thêm qua sách báo, tài liệu, kinh nghiệm thiết thực trong việc làm, khả năng thâu thập, đúc lọc và phát họa. Đó ví như là những vật dụng cần thiết khác để chúng ta xây thêm một ngôi nhà khang trang, lý tưởng. Nghĩa là chúng ta phải luôn luôn phân tích, tổng hợp, sáng tạo và thực hiện tiến bộ không ngừng. Sao cho mọi lúc một thêm hoàn hảo và linh hoạt hơn.


Về Đầu Trang Go down
truonggiangag
Hoàng Đai I
Hoàng Đai I
truonggiangag


Tổng số bài gửi : 179
Đăng ký : 09/08/2010
Tuổi : 41
Đến từ : long xuyen- an giang

 KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiếp theo    KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   I_icon_minitimeSat 14 Aug 2010, 10:45

PHẦN VI
ĐỌC SÁCH
--------------------------------------------------------------------------------

Câu hỏi 128: Hãy tìm một vài danh ngôn hướng về sự đọc sách.
- Trên đời, sợ nhất là người chỉ đọc một cuốn sách
- Để cho con vạn tài, thiên kim, không bằng để cho con một cuốn sách.
- Thư trung hữu nữ nhan như ngọc
- Đàn ông chớ kể Phan Trần, đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều
- Trai thì đọc sách ngâm thơ, dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.
Gái thời giữ việc trong nhà, khi vào canh củi khi ra thêu thùa
Hoặc: - Bình thời luyện kiếm, loạn thế đọc thư, có nghĩa là: Thời bình luyệnvõ (để cho thời loạn giúp nước), thời loạn đọc sách (để cho đời sau khi bình trị)

Câu hỏi 129: Đọc sách tự nó có giá trị ra sao?
Đọc sách tự nó có một giá trị đặc biệt: đó là giá trị của phương tiện tìm hiểu, tiến thân. Sự truyền kế bằng bất động sản và bất động sản của người trước cho người sau vẫn không có giá trị lâu dài bằng giúp phương tiện tinh thần cho họ tự tìm cơ hội tiến thân bằng đọc sách.

Câu hỏi 130: Tại sao người ta sợ Người chỉ đọc một cuốn sách ?
Vì người này chỉ biết có một lẽ phải, chỉ làm theo lẽ phải là những điều dạy trong một cuốn sách, trong lúc biển học mênh mông, nền văn minh nhân loại thường phức tạp và đa diện, đòi hỏi người học phải đọc nhiều, hiểu rộng, cân nhắc kỷ mới có thể áp dụng hữu hiệu trên đường đời.

Câu hỏi 131: Bạn có quan niệm tổng quát ra sao về việc đọc sách ?
Trước hết sách chính là túi khôn nhân loại, lưu truyền từ đời này qua đời khác, kế đó, sách là người thầy, người bạn, người tình chung thủy nhất với người đọc nó. Cuối cùng, sách đem lại cho chúng ta những giá trị tinh thần đặc biệt và nhiều nguồn cảm hứng phong phú: Từ sự tăng cường hiểu biết, tới những phút cần tìm sự giải trí khuây khỏa, niềm an ủi kỳ diệu, sự khích lệ nghị lực ... mà đôi khi, ta không thể tìm được ở tha nhân.

Câu hỏi 132: Việc chọn sách để học có mấy phần vụ ?
Việc chọn sách để học có 2 phần vụ:
1. Phân loại sách
2. Lượng giá sách

Câu hỏi 133: Tại sao phải phân loại sách và phân loại ra sao ?
Vì không có tiêu chuẩn nào có thể ấn định chung cho các nhà xuất bản nên mỗi nhà xuất bản có thể ấn định riêng từng loại sách cho mình. Mặc khác cũng theo nhu cầu kiến thức riêng của từng ngành, từng nghề trong xã hội mà có sự phân loại thích ứng riêng biệt.
Vì vậy chúng ta có thể phân lọai sách thành 6 loại:
1. Nghiên cứu
2. Chuyên môn và thực dụng
3. Võ học
4. Văn nghệ
5. Giải trí
6. Gia đình và linh tinh.

Câu hỏi 134: Hãy giải thích chân giá trị và phân lọai chi tiết về loại sách nghiên cứu:
Loại sách nghiên cứu là loại sách Ngán nhất, và chỉ thích hợp với tùy từng trình độ, nên giá trị phổ biến của nó cũng rất hạn chế. Tuy nhiên đây là loại sách cần thiết cho chúng ta về mọi phương diện: Kiến thức, kinh nghiệm,thực hành...
Nếu xếp loại chi tiết, chúng ta lại có 5 loại sách nghiên cứu:
1. Giáo khoa và liên hệ
2. Khảo luận và phê bình
3. tôn giáo
4. Trí thức tổng quát
5. Tài liệu

Câu hỏi 135: Hãy giải thích chân giá trị và phân lọai chi tiết về loại sách chuyên môn và thực dụng.
Loại sách này vì có giá trị chuyên môn và thực dụng, liên hệ trực tiếp ngay tới kiến thức chuyên môn và những tác vụ áp dụng vào thực tiễn nên mặc dù khó khăn, vẫn có giá trị nhu cầu nghề nghiệp thiết thân của mọi người, giúp ích ngay vào đời sống thực tế.
Nếu xếp loại chi tiết chúng ta có 6 loại sách chuyên môn và thực dụng:
1. Loại sách chuyên môn về lao động trí óc
2. Loại sách chuyên môn về chân tay
3. Loại sách kỹ thuật khoa học thực nghiệm
4. Loại sách khoa học nhân bản (hay khoa học nhân văn)
5. Loại sách sinh hoạt xã hội (giao tế nhân sự, quản trị, nói trước công chúng ...)
6. Loại sách gia đình (tâm sinh lý học, y học, bếp núc, các phương tiện gia dụng)

Câu hỏi 136: Hãy giải thích chân giá trị và phân loại chi tiết về loại sách võ học:
Loại sách này tối cần thiết cho võ sư và võ sinh, vừa mở mang kiến thức vừa thực dụng và thực tập võ học. Đại loại chúng ta có thể phân lọai chi tiết thành 5 loại sách võ học:
1. Việt Võ Học (vovinam Việt Võ Đạo cùng các môn võ dân tộc truyền thống)
2. Nhật Võ Học (Bushido, Atewaza, Ju=iu Jitsu, Judo, Karatedo, Aikido...)
3. Võ học Trung Quốc (Thiếu Lâm, Võ Đang, Long Hổ Đường, Võ Sơn Đông, Khoa châm Cứu huyệt đạo...)
4. Võ học Ấn Độ và các nước liên hệ (Yoga, Mông cổ, Cao Miên, Lào, Tây Tạng...)
5. Võ học Tây Phương (Boxe Francaise, Box Englaise, Wrestling...)

Câu hỏi 137: Hảy giải thích chân giá trị và phân loại chi tiết về loại sách văn nghệ:
Loại sách này biểâu dương tình cảm và sinh hoạt nhân loại và nếu là tác phẩm lớn, có thể điển trưng cho cả tư tưởng của những đẳng cấp xã hội, quốc gia, nhân lọai. Chúng ta có thể phân lọai chi tiết thành 5 loại sách:
1. Cổ văn
2. Kim văn
3. Tựï điển và ngữ học
4. Tác phẩm thời danh
5. Tác phẩm đặc biệt (các bộ môn, nghệ thuật, các tác phẩm đáng lưu ý)

Câu hỏi 138: Hãy giải thích chân giá trị và phần chi tiết về loại sách giải trí:
Loại sách này tuy không giúp chúng ta bồi bổ kiến thức nhưng giúp chúng ta rất nhiều về giải tỏa những mệt mỏi trong cuộc sống để tâm hồn được thảnh thơi và có an ninh khi trở lại làm việc bằng trí óc. Tuy nhiên loại sách này chia ra nhiều loại, thích họp cho từng loại tuổi và thành phần trong gia đình. Đại loại chúng ta có thể chia thành 6 loại:
1. Loại sách giải trí chung cho mọi lớp tuổi
2. Loại sách giải trí dành cho người già
3. Loại sách giải trí dành cho phái nam
4. Loại sách giải trí dành cho phái nữ
5. Loại sách nhi đồng
6. Loại sách chỉ dẫn về các bộ môn giải trí (thêu thùa, trò chơi thể thao, chỉ dẫn đánh cờ, du lịch...)

Câu hỏi 139: Hãy giải thích chân gía trị và phân loại chi tiết về loại sách gia đình và linh tinh:
Cuối cùng loại sách gia đình là loại sách thiết dụng cho mọi người trong gia đình, về cả sinh hoạt tinh thần và sinh hoạt vật chất. Đại loại chúng ta có thể chia ra thành 5 loại sách:
1. Tâm sinh lý học, y học (y học thường thức, thực hành)
2. Gia chánh và nữ công (bếp núc, thêu đan, may cắt)
3. Loại sách chỉ dẫn thiết dụng (về sửa chửa cá cphương tiện gia dụng như: Điện, T.V. tủ lạnh, Radio, Máy may, Máy thêu...)
4. Loại sách hướng nghiệp và tu nghiệp
5. Linh tinh (tất cả các loại sách không thuộc loại trên như tử vi, tướng số, gia phả, nhật ký...)

Câu hỏi 140: Tai sao chúng ta phải lượng gía trước khi đọc?
Phần vụ lượng giá sách tức là phần quyết định trong việc đọc sách. Vì nếu sự lượng giá đúng, nhu cầu đọc sách của chúng ta sẽ được thỏa mãn, bằng ngược lại, sẽ mất hì giờ, mua lấy sự bực mình, tiếc tiền, hoặc nếu thỏa mãn với những trí thức dối gạt, ngụy tạo lại càng nguy hiểm hơn nữa khi chúng ta cứ đinh ninh là đúng, đem áp dụng vào trướng đời. Đồng thời, nếu sự lượng sách chỉ nhằm mục đích thỏa mãn những ý nguyện xấu, càng dễ ảnh hưởng vào tâm thức, ý thức người đọc, tác hại không nhỏ trong cuộc đời của họ. Ví dụ: Hitler rất hâm mộ Niet Jche, một riết gia Đức nhiều tính nổi loạn và loạn óc trong khoảng thập niên cuối cùng, với ý đồ xây dựng lại một nước Đức hùng cường, với dòng Aryen chính thống. Rồi, cuối cùng, Hitler lao cả cuộc đời của mình vào việc thực hiện ước mơ của Niet Jche, cuồng tín tới mức thủ tiêu cả các người Đức tạp chủng không Aryen chính thống, nhất là người Đức dòng Do Thái, rồi cũng loạn óc, và chết bất đắc kỳ tử như Niet Jche. Hoặc như tại Việt Nam, mẫu người Nhà Nho tiền bán thế kỷ 20 vẫn được coi là mô hình của sách vở Tổng Nho, thường có lối sống rập khuôn nhau, bị biếm diễu là gàn dở, giáo điều... không thích hợp với thực tại xã hội.

Câu hỏi 141: Làm thế nào để có thể lượng gía đúng mức trước khi đọc?
Chúng ta chỉ có thể có những tiêu chuẩn tương đối để lượng giá sách:
1. Tên sách: (Ví dụ: Cần biết qua về tâm lý học, tìm đọc lại tâm lý học đại cương, tâm lý học nhập môn, tâm lý học khai yếu ...)
2. Tác giả: (tên tuổi, uy tín, nghề nghiệp...)
3. Nhà xuất bản: (Vì sách của các nhà xuất bản có tiếng bao giờ cũng nhiều bảo đảm hơn của những nhà xuất bản ít tiếng tâm. Ví dụ: Sách của các nhà xuất bản Larouse, Hachette, Payot, Paillard, Khai Trí, Nguyễn Hiến Lê, Xuân thu, Lá Bối..Bao giờ cũng có nhiều bảo đảm hơn )
4. Nội dung giả định: (qua mục lục, hoặc nếu sách không có mục lục có thể lật thoáng qua hoặc phối kiểm bằng cách xem đoạn đầu và đoạn kết để phỏng định)
5. Ý kiến phê bình giá trị: (dư luận, sự chỉ dẫn của các vị học giả huynh turởng, thân hữu, nhưng với sự đề đạt tối thiểu về sự thiên lệch có thể có)

Câu hỏi 142: Làm thế nào có sách để đọc ngoài việc mua sách ?
Muốn có sách để đọc, ngoài việc mua sách chúng ta có thể mượn sách và xin sách. Vì những biện pháp này chính là cái nguồn sách của chúng ta.

Câu hỏi 143: Cho biết cách thức mượn sách ?
Ở Trong nước cũng như ở hải ngọai khắp nơi trên thế giới đều có các thư viện cho mượn sách, Chúng ta có thể mượn sách theo 2 cách:
1. Mượn đọc tại chổ
2. Mượn đem về nhà

Câu hỏi 144: Làm sao có thể mua sách giá trị với giá vừa phải ?
Muốn mua sách hợp với túi tiền mà vẫn được những quyển sách có giá trị, chúng ta phải chọn lọc kỹ và nên biết qua nơi có thể được giảm giá sau đây:
1. Các nhà xuất bản: Thường giảm từ 30 phần trăm đến 50 phần trăm nếu mua trực tiếp.
2. Các nhà bán sách son (bán sách củ) .

Câu hỏi 145: Phương pháp đọc sách giúp chúng ta ra sao?
Phương pháp đọc sách giúp chúng ta thỏa mãn nhu cầu cần biết, vừa để tiết kiệm thì giờ, vừa để bảo trì tư duy của mình trước sự hỗn độn, mông lung. Thông thường, phương pháp đọc sách của chúng ta có 6 phương pháp căn bản:
1. Đừng đọc tham chỉ đọc những gì mình cần đọc: Ví dụ: Một bộ sử, có thể triền miên nhiều triều đại, ta chỉ cần đọc những đoạn về thời đại mà ta muốn tìm hiểu, chớ không thể moi lục lại đọc suốt từ đầu đến cuối.
2. Hiểu từng đoạn, trước khi hiểu tổng quát: Nếu là sách bổi dưỡng trí tuệ, chúng ta chỉ đọc từng đoạn một, hiểu hết ý nghĩa, rồi mới chuyển sang đoạn khác. Cuối cùng, gợi lại những điều đã lĩnh hội, để tổng hợp lại thành ý nghĩa tổng quát.
3. Thử tóm tắt: Thông thường, nội dung sách khó tóm tắt, chúng ta hãy thử tóm tắt với tiêu chuẩn càng ngắn bao nhiêu càng tốt. Tất nhiên, mới đầu còn dài, sau sẽ ngắn dần và súc tích hơn: Lúc đó là lúc chúng ta đã hiểu và nắm vững được tình nghĩa của sách.
4. Thử tìm ra cái hay nhất: Mọi cuốn sách đều có cái hay riêng. Cái hay đó có thể là chuyện hay, bố cục hay,tậm lý nhân vật hay, một đoạn văn từ hay, một ý nghĩa hay...
5. Thử tìm ra cái dở nhất: Ngược lại, cuốn sách nào cũng có cái đỡ riêng. Thử tìm ra cái dở đó, để luyện thói quen phê bình.
6. Cuối cùng, chuốt lọc những tinh hoa: Tinh hoa của sách có thể là ý nghĩa, văn từ, kỹ thuật diễn ý, bố cục, cách lập luận, và nhất là: những điều có thể giúp ích chúng ta ngay trong đời sống thực tế.


Câu hỏi 146: Hãy tổng kết ý kiến của bạn về việc đọc sách ?
Đọc sách không những là một nghệ thuật cần thiết trong thời bình cũng như trong thời loạn, mà còn là một nhu cầu cấp thiết của con người muốn tiến bộ. Trong sinh hoạt Việt Võ Đạo, sách không những giúp chúng ta về kiến thức tổng quát, mà còn giúp chúng ta ngay cả những kiến thức chuyên môn để áp dụng ngay vào thực tế sinh hoạt Việt Võ Đạo.

Tuổi nào, trình độ nào, hoàn cảnh nào, trường hợp nào cũng cần đọc sách. Phương pháp đọc sách đến với chúng ta ngay từ chọn sách, làm sao có sách đọc. Đọc sách chỉ là giai đoạn kết thúc của tương quan dịch vụ giữa người và sách, cũng như trận đánh chỉ là giai đạon cuối cùng của một kế hoạch tác chiến được trù liệu từ trước. Đọc sách chính là nhu cầu tiến bộ của tất cả chúng ta, trong đời công cũng như trong đời tư, với mọi ngành sinh hoạt xã hội.



Về Đầu Trang Go down
truonggiangag
Hoàng Đai I
Hoàng Đai I
truonggiangag


Tổng số bài gửi : 179
Đăng ký : 09/08/2010
Tuổi : 41
Đến từ : long xuyen- an giang

 KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiếp theo    KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   I_icon_minitimeSat 14 Aug 2010, 10:46

PHẦN VII
TÁC ĐỘNG TINH THẦN

--------------------------------------------------------------------------------

Câu hỏi 147: Hãy kể một câu chuyện tác động tinh thần điển hình, rồi đưa ra khái niệm phân tích và nhận định.
(Có thể trả lời tự do theo sự hiểu biết cá nhân, hoặc):
Thời Lý năm 1076, quân Tống sang đánh nước ta, Lý Thường Kiệt án binh chống giữ, bị địch dùng gỗ làm máy bắn đá khiến thủy quân của ta thiệt hại rất nhiều. Lý Thường Kiệt phải làm bài thơ sai người lẻn vào đền Trương Hát théo lớn ra để tác đợng tinh thần binh sĩ:
- Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư
Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhử đẳng hành khan thủ bại hư.

Quả nhiên, binh sĩ nức lòng, quân Tống bị chận đứng, rồi sau rút lui.
- Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã.
- Không dẹp xong giặc, ta quyết không về đến khúc sông này nữa.

Cũng như hịch tướng sĩ văn cuả Đức Trần Hưng Đạo, đều có giá trị tác động tinh thần với giới lãnh đạo (vua, quan) và binh sĩ thuộc quyền.
Như vậy, vần đề tác động tinh thần đả trở thành một thực hữu trong đời sống chúng ta. Cha răn con, vợ khuyên chồng, bạn bè khích lệ nhau, cấp trên làm gương tốt cho cấp dưới, đều là thực hiện công việc tác động tinh thần.
Sinh hoạt môn phái chẳng những có những nhu cầu cá nhân, mà còn có những nhu cầu vượt ra khỏi phạm vi cá nhân, khi phải tập trung ý chí, nghị lực và những nỗ lực vào một mục tiêu thực hiện nào đó. Do đó, Việt Võ Đạo sinh rất cần trau đồi trình độ quan sát đối tượng và kỹ thuật tác động tinh thần.

Câu hỏi 148: Kỷ thuâït tác động là gì ?
Kỹ thuật tác động là tất cả những lời nói, việc làm, cách thức và phương pháp cần thiết phải sử dụng cách nào cho có hiệu quả, vào công tác pháp động.

Câu hỏi 149: Tại sao phải đánh giá đối tượng trước khi chinh phục?
Vì mọi người có một cái nhìn khác nhau,. Tuy nhiên người có những cái nhìn giống nhau. Chính cái nhìn đặc biệt của mọi người đã đem lại sự đánh giá đúng hay sai, để có thể chinh phục được hay không.

Câu hỏi 150: Chúng ta phải nhìn đối tượng tác động tình thần nội bộ ra sao?
Đối tượng tác động tinh thần nội bôï của chúng ta chính là các bạn đồng môn, công tác tác động tinh thần nội bộ đòi hỏi một cái Nhìn hữu ái nhưng cương quyết, thay vì liên tình, giao tình, hay giao tế nhân sự thông thường.

Câu hỏi 151: Có mấy nguyên tắc chung về sự phân lọai khi lượng giá?
Có 4 nguyên tắc chung về sự phân loại:
1. Về nhân chất
2. Về kiến thức
3. Về niên kỷ
4. Về hoàn cảnh xã hội

Câu hỏi 152: Sự lượng giá về nhân chất cần chú trọng ra sao ?
Sự lượng giá về nhân chất cần chú trọng đặc biệt vào một điểm của nhân chất người ấy như: Mơ mộng hay thực tế, lầm lỳ, dễ tin hay đa cảm, lạc quan (tiểu nhơn) hay bi quan (đa tư lự)... để xoáy mạnh công tác tác động tinh thần.

Câuhỏi 153: Sự lượng gía về kiến thức ra sao ?
Sư lượng giá về kiến thức cần nhanh chóng trong 3 loại:
1. Kém
2. Trung bình
3. Cao
Kiến thức càng cao, để đạt, hoài nghi, thắc mắc càng nhiều hơn.

Câu hỏi 154: Sự lượng giá về niên kỷ ra sao ?
Sự lượng giá về niên kỷ phân biệt nếp suy cảm theo tuổi tác: Tuổi lớn thận trọng, bạc nhược. Tuổi trẻ hăng hái dễ thay đổi. Tuổi trung hiền điềm đạm, kiên quyết nhưng kém hăng hái so với tuổi trẻ.
Tựu trung chúng ta phải tạm lượng giá thành 3 lớp tuổi:
1. Lớp lớn tuổi: Từ 40 trở lên. Tránh những câu chuyện đòi hỏi họ phải tham gia quá đáng về thời giờ và sức khỏe.
2. Lớp tuổi trung niên: Từ 25 đến 40 nên khai thác kinh nghiệm sống, nghị lực và tinh thần xã hội.
3. Lớp trẻ: Dưới 25, có thể khai thác toàn diện, ngoại trừ khả năng tài chánh, vì chưa tự lập được bao nhiêu.

Câu hỏi 155: Sự lượng giá về hoàn cảnh xã hội ra sao ?
Sự lượng giá về hoàn cảnh xã hội nhằm phân lọai giàu, nghèo, và trung bình, để tác động vào những công tác xã hội trên 4 phương diện:
1. Nhân lực (tức sức người, công sức): Người nhiều thời giờ và khỏe mạnh tham gia nhiều hơn ngươi ít thì giờ và rỗi rảnh, sức khỏe kém.
2. Tài lực (tức xuất tiền của): Người giàu góp nhiều, người nghèo góp ít, người trung lưu góp vừa phải.
3. Vật lực (tức sức của động sản và bất động sản, trừ tiền bạc): Có thể lạc quyên đủ mọi thứ vật dụng và nhu yếu phẩm như gạo, thuốc men, quần áo, đường sửa ... hoặc mướn nhà làm văn phòng.
4. Trí lực (tức sự trí óc khả năng chuyên môn): Người đánh máy giỏi giúp việc đánh máy, người nói giỏi giúp việc giao tế trưng vận, người hành chánh giỏi giúp việc quản trị hành chánh...

Câu hỏi 156: sự lượng giá đối tượng về 4 nguyên tắc khác trên phải áp dụng ra sao ?
Phải áp dụng linh động, hữu hiệu và thực tế. Trong những trường hợp phải lựa chọn giữa những đặc điểm khác nhau, ta phải dứt khoát lựa chọn nhanh một đặc điểm chủ chốt và loại bỏ những đặc điểm khác không cần thiết. Ví dụ: đối tượng là một người lười biếng, giàu lòng nhân đạo, sự hăng hái và mọi điểm khác chỉ ở mức trung bình. Ta dứt khoát gạt bỏ mọi điểm không cần thiết, mà chỉ lấy đức tính Giàu Lòng nhân đạo của đối tượng làm chủ điểm tác động.

Câu hỏi 157: Có mấy kỹ thuật tác động?
Có 7 kỹ thuật tác động:
1. Trước hết , phải tác động tinh thần ngay chính mình, để truyền nghị lực sang người khác.
2. Khai thác tối đa tình cảm cao thượng của đối tượng
3. Gợi ý, đặt câu hỏi để đối tượng trả lời xác định.
4. Tấn công vào lòng tự torng, tình tự ái và tính kiêu hãnh của đối phương.
5. Chọn đối tượng điển hình.
6. Tạo không khí thi đua nội bộ.
7. Vận động, thuyết phục cá nhân.

Câu hỏi 158: Tại sao, trước hết phải tác động tinh thần ngay chính mình để truyền nghị lực sang người khác.
Vì người làm công tác - tác động tinh thần phải thuyết phục tha nhân, thính giả bằng cả lời nói và việc làm, khác với quảng cáo viên chỉ cần thuyêùt phục bằng lời nói. Do đó, phải Nuôi Lửa tự mình, rồi mới có thể Truyền Lửa vào tha nhân.

Câu hỏi 159: Tại sao phải khai thác tối đa tình cảm cao thượng của đối tượng ?
Vì mọi người ai cũng có phần cao cả của tâm hồn đang nằm ngũ. Phải đánh thức nó dậy, mời có thể hướng dẫn nó vào thực tiễn.

Câu hỏi 160: Tại sao phải gợi ý, rồi đặt câu hỏi để đối tượng trả lời xác định ?
Phải gợi ý, rồi đặt câu hỏi để đối tượng trả lời xác định, để kích thích sự suy luận của đối tượng, tránh nhàm chán, độc thoại khi tác động, làm thỏa mãn tâm lý thông thường của con người là thích tư do lựa chọn đủ tương đối hơn là hoàn toàn lệ thuộc vào người khác.

Câu hỏi 161: Tại sao phải tấn công vào lòng tự trọng, tính tự ái và tính kiêu hảnh của đối tượng ?
Phải tấn công vào lòng tự trọng, tính tự ái và tinh thần kiêu hảnh của đối tượng để tác động họ, cải biến từ ngoại cảnh đến nội tâm, thoát ra khỏi tính lãnh đạm bình thường để trở thành người hăng hái đóng góp.

Câu hỏi 162: Tại sao phải chọn đối tượng điển hình ?
Phải chọn đối tượng điển hình để dẫn dụ nhu cầu người khác theo. Cần chọn đối tượng lý tưởng, tùy theo từng nhu cầu công tác: tài chánh dồi dào, nhiều khả năng, hăng hái... có thể chọn bằng cách đề cử hay công cử

Câu hỏi 163: Tại sao phải tại không khí thi đua nội bộ?
Phải tạo không khí thi đua nội bộ để gây không khí linh hoạt, sinh động cho công cuộc tác động và gây phấn khởi cho những chuẩn bị công việc sắp đến.

Câu hỏi 164: Phải vận động, thuyết phục cá nhân trong trường hợp nào ?
Phải vận động, thuyêùt phục cá nhân trong trường hợp không có sinh hoạt tập thễ, không có hội turờng, bằng cách rỉ tai, tri kỷ vụn, và có thể áp dụng phương pháp đàm đạo cùng tranh luận thông dụng của môn phái, để tập hợp những kết quả vụn vặt thành một thành quả chung.

Câu hỏi 165: Hảy tổng kết về công tác: Tác động tinh thần nội bộ?
Công tác tác động tinh thần nội bộ thời nào cũng có, bộ môn nào, tổ chức nào, đoàn thể nào cũng có.
Trong môn phái chúng ta, hiện nay có biết bao việc vần phải tác động tinh thần nội bộ: từ việc bảo trì những võ đường, vấn đề tổ chức cứu trợ, vấn đề hữu ái tương trợ nội bộ, những công tác xã hội không tên...
Nắm vững đối tượng tác động và kỹ thuật tác động tinh thần nội bộ, chính là chúng ta đang làm công tác phát triển sinh hoạt cộng đồng trong tập thể, với nghĩa vụ tất hữu của người môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 166: Quan niệm làm việc, nghỉ ngơi và hưởng thụ của Việt Võ Đạo sinh ra sao?
Quan niệm làm việc, nghỉ ngơi và hưởng thụ của Việt Võ Đạo sinh nặng về tinh thần và nhẹ về vật chất, coi vật chất chỉ là phương tiện của lý tưởng (tinh thần), chớ không phải là cứu cánh. Do đó, quan niệm của Việt Võ Đạo sinh về làm việc, nghỉ ngơi và hưởng thụ là quan niệm thể hiện ý thức trách nhiệm và tinh thần tập thể: Làm việc để bàn thân tiến bộ, gia đình hòa lạc, thăng tiến, môn phái phát huy và quảng bá, dân tộc được hưng thịnh, vinh quang, nghỉ ngơi vì tập thể (vì nếu làm quá sức lực) và thú hưởng thụ vì tập thể (để bồi dưỡng về tinh thần và thể chất cho những công việc tiếp tục, để biểu dương phong thái cao nhã, lịch duyệt của con người Việt Võ Đạo).
Sự nghỉ ngơi và hưởng thụ do đó không phải chỉ là một quyền lợi mà còn là một trách nhiệm, để duy trì sự hiện hữu của mình trong mọi sứ vụ giúp ích, hiến ích cùng phát huy tinh thần và phong thái lịch lãm của Việt Võ Đạo sinh.

Câu hỏi 167: Nghệ thuật làm việc và nghỉ ngơi có mấy điểm chính?
Nghệ thuật làm việc và nghỉ ngơi có 5 điểm chính:
1. Chọn lựa công việc
2. Tin tưởng ở thành quả công việc
3. Làm hết sức mình
4. Giữ sức
5. Giải trí

Câu hỏi 168: Phải chọn lực công việc ra sao?
Phải chọn lựa công việc theo các tiêu chuẩn:
1. Thích hợp (sở thích, khả năng, hoàn cảnh) với mình nhất.
2. Thích dụng (việc nào đáng làm trước, việc nào đáng làm sau) nhất.
3. Để mở đầu một kế hoạch làm việc (giải quyết từng phần để hoàn thành)

Câu hỏi 169: Tai sao phải Tin Tưởng ở thành quả của công việc?
Phải tin tưởng ở thành quả công việc để trù liệu trước và sẳn sàng vượt qua bất cứ khó khăn, trở ngại nào, để đi đến một thành quả tốt đẹp. Kinh nghiệm cho biết: Không có một người thợ giỏi nào không yêu nghề, không tin tưởng ở nghề của mình, không có một võ sĩ giỏi nào không tin tưởng ở Môn phái và tài nghệ của mình, không có một nhà lãnh đạo nào có thể đi tới thành công mà thiếu tin tưởng ở chương trình làm việc của mình.

Câu hỏi 170: Hãy tìm một vài danh ngôn về đức tin tưởng ở thành quả công việc:
- Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông (Nguyễn Bá Học)
- Không phải chông gai trên đường đời làm đau chân anh mà chính là hạt cát trong đôi giày anh đi đó (Bacon)...

Câu hỏi 171: Thế nào làm làm hết sức mình?
Làm hết sức mình không phải là làm tới kiệt sức, lao lực, vì đó chỉ là Làm quá sức. Làm hết sức mình chính là làm hết sức hiểu biết và khả năng của mình, cho công việc đang đeo đuổi.

Câu hỏi 172: Hãy tìm một vài danh ngôn về Làm hết sức mình?
- Tôi đã làm hết sức tôi có thể rồi. Tôi chỉ còn chờ những biến chuyển mới. Trong khi chờ đợi, tôi nghỉ đến những chuyện khác (Gallieni)
- Nếu kế hoạch của tôi đúng, thì đó là những xe tăng của chúng tôi còn nếu kế hoạch của tôi sai, tôi đành chịu vậy chớ sao. Vì tôi đã gắng làm hết sức mình, rồi không còn có thể làm khác được nữa. (Omar N. B Radley, trong trận Normandie)
- Tôi đả làm hết sức hiểu biết của tôi, hết khả năng của tôi, và tôi ráng giữ được như vậy cho tới cùng. Nếu kết quả là tôi có lý, thì ai muốn chê trách gì tôi, tôi cũng coi là thường. Nếu tôi lầm lẫn, thì dù có mười vị thần cam đoan rằng tôi đúng tôi vẫn lầm (Abraham Lincoln)

Câu hỏi 173: Phải giữ sức trong khi làm việc để làm gì ?
Về mặc tiêu cực, việc giữ sức là để bảo vệ cho tâm trí sáng suốt, sức lực đồi dào. Về mặt tích cực, việc giữ sức còn đòi hỏi rất nhiều những thói quen khác bồi dưỡng sức khỏe cho mỗi ngày một tăng tiến thêm lên.

Câu hỏi 174: Phải giữ sức như thế nào?
Phải giữ sức về 4 phần vụ căn bản:
1. Ăn uống: Điều hòa, vệ sinh
2. Tập luyện: Đúng mức, để gân cốt mạnh thêm, làm việc đắc lực hơn.
3. Ngủ và làm việc: Điều độ
4. Giải trí: Cả Tâm và Thân

Câu hỏi 175: Mục đích của giải trí ra sao ?
Mới đầu giải trí có nghĩa là Giải những cái mệt nhọc của trí tuệ. Về sau, coi giải trí như hưởng thụ nên nhiều khi còn làm tổn hại thêm trí tuệ và sức khỏe. Giải trí, chính là những giờ phút nghỉ ngơi sau khi làm việc mệt nhọc và mục đích của nó là bồi dưỡng tâm trí và sức khoẻ, để có thể làm việc trở lại đắc lực hơn.

Câu hỏi 176: Có mấy cách giải trí thích hợp ?
Có 3 cách giải trí thích hợp:
1. Tham dự các cuộc vui có tính cách thể thao
2. Tham dự các trò vui không mệt trí và sức
3. Nếu có thể, du lịch tại những vùng có không khí thoáng đạt: Vùng biển, vùng núi, vùng quê...

Câu hỏi 177: Tương quan giữa làm việc và hưởng thụ ra sao?
Tương quan giữa làm việc và hưởng thụ là sự tương xứng giữa làm và hưởng tùy theo giá trị trù liệu về khế ước tinh thần giữa con người và hoàn cảnh xã hội.

Câu hỏi 178: Quan niệm của Việt Võ Đạo sinh về làm việc và nghỉ ngơi , hưởng thụ với môn phái ra sao ?
Việt Võ Đạo sinh phải luôn luôn nêu cao tinh thần Trọng Nghĩa, Khinh Tài, Chí Công Vô Tư, sẵn sàng hy sinh, tiết chế quyền lợi cá nhân cho quyền lợi môn phái.

Câu hỏi 179: Quan niệm của Việt Võ Đạo sinh về làm việc và nghỉ ngơi, hưởng thụ với gia đình ra sao ?
Việt Võ Đạo sinh luôn luôn phải hiếu nghĩa với người trên, hòa với người ngang và hiền với người dưới, để gia đình được luôn luôn thăng tiến.

Câu hỏi 180: Quan niệm của Việt Võ Đạo sinh về làm việc và nghỉ ngơi, hưởng thụ với xã hội ra sao ?
Việt Võ Đạo sinh phải luôn luôn giúp ích, hiến ích,và tôn trọng lẻ phải, bảo vệ công bằng xã hội:
1. Về làm việc: Thanh cần, gương mẫu, quang minh chính đại tuyệt đối tránh mọi trường hợp lợi dụng, để người lợi dụng hay lợi dụng người vào những ý đồ tư lợi, ích kỷ.
2. Về nghỉ ngơi: thường xuyên coi nghỉ ngơi là một biện pháp cần thiết để tạo nên điều kiện làm việc: Ăn ngủ điều độ, giải trí cả về tâm và thân, bằng cách tham dự các cuộc vui, trò vui và du lịch không mệt trí và sức.
3. Về hưởng thụ: Trau dồi những thói quen của nếp sống thanh đạm, tuyệt đối tránh mọi trường hợp sa ngã vì Tứ Đổ Tường vì đó là đầu mối của mọi tính xấu, mọi tội lỗi và dễ rơi vào những thủ đoạn, những mua chuộc của người khác.

Về Đầu Trang Go down
truonggiangag
Hoàng Đai I
Hoàng Đai I
truonggiangag


Tổng số bài gửi : 179
Đăng ký : 09/08/2010
Tuổi : 41
Đến từ : long xuyen- an giang

 KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiếp theo    KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   I_icon_minitimeSat 14 Aug 2010, 10:47

PHẦN VIII
QUY LỆ MÔN PHÁI
--------------------------------------------------------------------------------

Câu hỏi 181: Quy lệ là gì ?
Quy lệ là nội quy và điều lệ gọi tắt.
- Nội quy: (reglement Interieur): Những nguyên tắc quy định về việc điều hành nội bộ.
- Điều lệ (statut): Những nguyên tắc được coi như luật lệ căn bản về tổ chức của một đoàn thể, một cơ quan, một tổ chức, có chia ra từng điều khoản rõ rệt để làm căn bản cho việc tổ chức và quản trị.
Tóm lại quy lệ là những nguyên tắc định hướng căn bản cho việc tổ chức điều hành và quản trị của một đoàn thể, một cơ quan, một tổ chức.

Câu hỏi 182: Quy lệ và nội quy có gì khác biệt ?
Trong khi nội quy chỉ nói về kỹ thuật áp dụng torng một đoàn thể thì quy lệ nói về những đặc tính lớn hơn như đường hướng của đoàn thể .... Ta có thể so sánh quy lệ như một hiến pháp của một Quốc Gia còn nội quy thì như luật pháp của nước đó.

Câu hỏi 183: Quy lệnh môn phái có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều ?
Quy lệ môn phái Vovinam gồm 11 chương và 99 điều.

Câu hỏi 184: Chương thứ nhất gồm những gì ?
Chương thứ nhất gồm 3 điều: Danh hiệu, Trụ sở, Phạm vi hoạt động.

Câu hỏi 185: Môn phái Vovinam có giới hạn phạm vi hoạt động không ?
Môn phái Vovinam hoạt động về võ thuật và võ đạo trên toàn lãnh thổ Việt Nam và có thể mở rộng phạm vi hoạt động chiếu theo luật lệ hiện hành.


Câu hỏi 186: Mục đích và tôn chỉ được nói ở chương thứ mấy ? Mục đích và tôn chỉ có thể sửa đổi được không ?
Mục đích và tôn chỉ môn phái được nói ở chương thứ hai. Chương này gồm 2 điều:
- Điều 4 nói về mục đích
- Điều 5 nói về Tôn chỉ
Mục đích và tôn chỉ của môn phái không bao giờ được sửa đổi cả.

Câu hỏi 187: Mục đích của môn phái Vovinam có mấy điểm, mục đích thứ nhất là gì ?
Môn phái Vovinam có 3 mục đích. Mục đích thứ nhất là:

Bảo tồn, phát triễn và quảng bá võ học Việt Nam, hầu nêu cao tinh thần thượng võ bất khuất truyền thống của dân tộc Việt Nam, cùng khai thác trọn vẹn hai phần cương và nhu của con người, để xiển dương môn phái Vovinam bằng cách lấy những môn võ vật cổ truyền Việt Nam làm căn bản, và phối hợp, thái dụng mọi tinh hoa võ thuật trên thế giới.

Câu hỏi 188: Mục đích thứ 2 của môn phái Vovinam là gì ?
Mục đích thứ hai là:

Thâu thập, nghiên cứu và phát minh các bài, thế võ để tu bổ và xây dựng cho nền võ học Việt Nam ngày thêm phong phú tiến bộ.

Câu hỏi 189: Mục đích thứ 3 của môn phái Vovinam là gì ?
Mục đích thứ 3 của môn phái là: Huấn luyện môn sinh về 3 phương diện võ thuật, võ lực và tinh thần võ đạo.

Câu hỏi 190: Để thực hiện mục đích đã nêu lên ở điều 4, môn phái chủ trương hoạt động theo bao nhiêu tôn chỉ?
Để thực hiện mục đích đã nêu ở điều 4, môn phái chủ trương hoạt động theo 5 tôn chỉ.

Câu hỏi 191: Mọi họat động của môn phái đều xây dựng trên nền tảng nào?
Theo tôn chỉ thứ nhất: Mọi hoạt động môn phái đều xây dựng trên nền tảng: Lấy con người làm cứu cánh, lấy đạo hạnh làm phương châm, lấy kỹ thuật và ý chí quật cường làm phương tiện.

Câu hỏi 192: Kỷ luật tự giác của môn phái được xác định trong tôn chỉ mấy ?
Kỷ luật tự giác của môn phái đươc xác định trong tôn chỉ thứ hai như sau:
Môn phái Vovinam là một đại gia đình trong đó mọi môn đồ thương yêu, kính trọng lẫn nhau. Sự kính trọng và lòng thương yêu đó đan kết thành kỷ luật môn phái, một giềng mối vững chắc giúp các môn đồ đoàn kết chặc chẻ để nêu cao danh dự môn phái và trở thành những con người toàn diện.

Câu hỏi 193: Các hoạt động như Tổng Đoàn Thanh niên Việt Võ Đạo và Anh Hùng Ngày Mai có là do tôn chỉ nào ?
Là do tôn chỉ thứ Ba của môn phái: Môn Phái Vovinam luôn luôn tích cực góp phần vào mọi công cuộc giáo dục thanh thiếu nhi.

Câu hỏi 194: Môn phái Vovinam có hoạt động chính trị không?
Theo tôn chỉ thứ Tư của môn phái: Mọi hoạt động của môn phái Vovinam đều không có tính cách chính trị và tôn giáo.

Câu hỏi 195: Theo tôn chỉ thứ Tư có phải mọi người nếu là môn sinh Vovinam thì không được làm chính trị phải không?
Theo tôn chỉ thứ tư thì người môn sinh không được làm chính trị với danh nghĩa môn phái. Tuy nhiên họ sẽ được phép làm chính trị với tư cách riêng của họ.

Câu hỏi 196: Đối với các võ phái khác môn phái Vovinam đối xử như thế nào ?
Tôn chỉ thứ năm của môn phái có nói: Môn phái Vovinam tôn trọng các võ phái khác, để cùng xây dựng một nền võ học Việt Nam với tinh thần võ hữu thật sự.

Câu hỏi 197: Môn phái Vovinam có hạn định thời gian hoạt động không ?
Môn phái Vovinam không hạn định thời gian hoạt động, qua điều minh định của điều thứ 6:
Thời gian hoạt động của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo vô hạn định.

Câu hỏi 198: Chương thứ 3 của bản quy lệ có mấy điều, và nói gì ?
Chương thứ 3 của bản quy lệ có 5 điều, nói về: Thời gian hoạt động, phạm vi hoạt động và sinh hoạt môn phái.

Câu hỏi 199: có khi nào môn phái ra lệnh cho các Tổng Cục Huấn Luyện, Võ Đường và chi nhánh tạm ngưng hoạt động không ?
Điều thứ 7 có nói: Trong tương lai, nếu vì một vài lý do ngoài ý muốn, môn phái Vovinam có thể cho lệnh cho các Trung Tâm huấn luyện và các võ đường chi nhánh tạm ngưng hoạt động vì một vài lý do khách quan. Khi đã vượt qua những trở ngại đó, môn phái Vovinam đương nhiên cho lệnh các trung tâm huấn luyện và võ đường chi nhánh hoạt động trở lại.

Câu hỏi 200: Các trung tâm huấn luyện và các võ đường được thiết lập tại đâu ?
Tại mỗi thành phố hay các địa điểm đông dân cư, môn phái có thể thiết lập một trung tâm huấn luyện. Tại các địa điểm khác, môn phái có thể mở thêm các võ đường chi nhánh với sự chấp thuận của chính quyền địa phương.

Câu hỏi 201: Trong điều 10 chương 3 có bảo là: Trong các giờ giáo dục tinh thần môn phái sẽ giảng dạy cho võ sinh về tinh thần võ đạo... nhưng không bàn đến các vấn đề chính trị và tôn giáo. Nói như vậy có phải là môn phái sẽ không giảng dạy những kiến thức chính trị cho môn sinh không ?
Để nhằm đào tạo nmhững con người toàn diện, có đầu đủ khả năng, cùng hiến cho đất nước những công dân tốt, môn phái coi việc giảng dạy về chính trị như việc giáo dục tinh thần. Tuy nhiên, môn phái sẽ không đem những vấn đề thời sự ra bàn với môn sinh hầu tránh cho môn sinh những giao động tinh thần do ngọai cảnh mang đến.

Câu hỏi 202: Chương thứ 4 bản qui lệ có bao nhiêu điều và nói về gì ?
Chương thứ 4 của bản qui lệ có 20 điều nói về thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của võ sư chưởng môn và ban chấp hành Trung Ương.

Câu hỏi 203: Võ sư Chưởng Môn có nhiệm vụ gì ?
Võ sư Chưởng Môn có sứ vụ lãnh đạo môn phái và điều hành mọi hoạt động của môn phái, trong đó có việc quản trị các trung tâm huấn luyện và các võ đường chi nhánh.

Câu hỏi 204: Phụ tá võ sư Chưởng Môn có những ai ?
Phụ tá võ sư Chưởng Môn trong việc chỉ đạo, quản trị và điều hành mọi sinh hoạt của môn phái là một ban chấp hành trung ương môn phái Vovinam, gồm có một chủ tịch, một phụ tá chủ tịch, một thư ký thường trực và 5 ban: Ban tổng phối kiểm, Ban nghiên kế, ban huấn luyện, Ban tổ chức và Ban tài chánh.

Câu hỏi 205: Toàn thể nhân viên ban chấp hành Trung Ương từ chủ tịch trở xuống do đâu bổ nhiệm?
Toàn thể ban chấp hành trung ương từ chủ tịch trở xuống đều do võ sư chưởng môn bổ nhiệm bằng sự vụ lệnh.

Câu hỏi 206: Chủ tịch ban chấp hành trung ương có trách nhiệm gì ?
Chủ tịch ban chấp hành trung ương có trách nhiệm trước võ sư chưởng môn, co nhiệm vụ chỉ đạo, quản trị và điều hành môn phái.

Câu hỏi 207: Phụ tá chủ tịch có nhiệm vụ gì ?
Phụ tá chủ tịch có nhiệm vụ:
- Đại diện chủ tịch khi chủ tịch vắng mặt
- Phụ tá chủ tịch trong mọi việc thuộc nhiệm vụ của chủ tịch.

Câu hỏi 208: Thư ký thường vụ có nhiệm vụ gì ?
Thư ký thường trực có nhiệm vụ:
- Điều hành văn phòng thường trực
- Phụ trách các văn thư thông báo các buổi họp
- Lập biên bản các phiên họp của ban chấp hành
- Lập hồ sơ danh tính và đẳng cấp môn sinh Vovinam.

Câu hỏi 209: Ban tổng phối kiểm có nhiệm vụ gì ?
Ban tổng phối kiểm có nhiệm vụ:
- Phối hợp mọi hoạt động của các ban để tìm hiểu các ưu, khuyết điểm.
- Kiểm soát sự chi, thu của ban tài chánh.
- Kiểm soát phong độ cùng hành động của môn isnh, cùng đề nghị các biện pháp thích nghi về thưởng phạt và cải tiến.
- Phối kiểm mọi tài liệu ấn hành trong mọi sinh hoạt của môn phái, như học tập, lưu hành, thông tin, báo chí, quảng cáo...
- Phối hợp với các ban khác đê kiểm soát, đôn đốc hoạt động của các chi nhánh.

Câu hỏi 210: Ban nghiên kế có nhiệm vụ gì?
Ban nghiên kế có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu để hoạch định đường lối cho môn phái.
- Soạn thảo chương trình, kế hoạch, biện pháp để đẩy mạnh mọi hoạt động của môn phái.
- Soạn thảo tài liệu thuộc phạm vi giáo dục tinh thần.
- Hội ý với ban Tổng phối kiểm về các việc phối kiểm các tài liệu sinh hoạt của môn phái.
- Thâu thập và phát minh các bài, thế võ để làm phong phú thêm cho võ htuật của môn phái.
- Hoạch định chương trình huấn luyện võ thuật và võ lực cho môn sinh các cấp. Mọi dự thảo hoạch định chỉ được thực thi khi có sự chấp thuận của võ sư chưởng môn và bàn chấp hành trung ương.

Câu hỏi 211: Ban huấn luyện có nhiệm vụ gì ?
Ban huấn luyện có nhiệm vụ:
- Huấn luyện tinh thần, võ thuật, võ lực cho các môn sinh.
- Theo dõi và kiểm soát sự tiến bộ của môn sinh về võ lực, võ thuật và tinh thần võ đạo.
- Đề nghị cải tiến chương trình huấn luyện
- Hướng dẫn kỹ thuật trong các buổi trình diễn, khảo thí và tranh giải vô địch trong các dịp Lễ , Tiết.

Câu hỏi 212: Ban tổ chức có nhiệm vụ gì?
Ban tổ chức có nhiệm vụ:
- Đảm nhiệm mọi công tác tổ chức của môn phái.
- Phụ trách mọi công tác giao tế và khánh tiết.

Câu hỏi 213: Ban tài chánh có nhiệm vụ gì ?
Ban tài chánh có nhiệm vụ:
- Phối hợp với các ban nghiên kế, huấn luyện và tổ chức để lo việc khuếch trương tài sản, lợi tức, và ngân quỹ của môn phái.
- Thường xuyên chịu sự kiểm soát tài chánh của võ sư chưởng môn và ban tổng phối kiểm.
- Quản trị tài sản, lợi tức và ngân quỹ của môn phái. Thể thức quản trị phải theo những điều khoản nơi chương thứ 10.
- Báo cáo và tường trình về mọi chấp chính trước đại hội thường niên Vovinam về tình hình tài chánh của môn phái.

Câu hỏi: 214: Mỗi ban được tổ chức và điều hành ra sao ?
Mỡi ban gồm nhiều ủy viên được đặt dưới sự điều hành của một trưởng ban. Vị trưởng ban nầy sẽ chủ tọa các cuộc họp của ban, chịu trách nhiệm và có quyền quyết định tối hậu các vấn đề trực thuộc liên hệ đến thẩm quyền của Ban.
Nếu vì lý do vị trưởng ban vắng mặt. Vị nầy có thể đề cử một ủy viên tạm thời thay thế.

Câu hỏi 215: Những cuộc họp của ban chấp hành trung ương và mỗi ban được ấn định ra sao ?
Những cuộc họp của ban chấp hành trung ương được ấn định ít nhất một tháng một lần vào ngày chủ nhật, đầu tháng, để kiểm điểm sinh hoạt trong tháng và hoạch định sinh hoạt cho tháng tới, trừ những trường hợp đặc biệt. Các buổi họp đều lập biên bản lưu trữ làm tài liệu để tiện việc theo dõi và phối kiểm.
Mỗi cuối năm, sẽ có một buổi họp tổng kết các công tác thực hiện trong năm tổ chức vào trước ngày đại hội thường niên Vovinam ít nhất một tuần.
Thể lệ nầy cũng áp dụng cho mọi Ban vào trước ngày họp của ban chấp hành ít nhất là một ngày.

Câu hỏi 216: Đại hội thường niên Vovinam Việt Võ Đạo được tổ chức ra sao ? Do ai triệu tập?
Mỗi năm, đại hội thường niên Vovinam Việt Võ Đạo được tổ chức một lần vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng chạp dương lịch để tổng kết tình hình sinh hoạt của môn phái cùng hoạch định đề án công tác cho năm tới. Đại hội có quyền chấp chính ban chấp hành cũng như các ban trực thuộc về hoạt động liênk hệ trong năm qua, của các cơ cấu này. Thành phần tham dự đại hội thường niên Vovinam Việt võ Đạo phải gồm tất cả hội viên hữu quyền tham dự đại hội Vovinam Việt võ Đạo qui định nơi điều thứ 28 ấn định túc số cho các buổi đại hội có giá trị là 2/3 tổng số hội viên hữu quyền của môn phái, hoặc 2/3 đại biểu đại diện hội viên hữu quyền có ủy quyền của môn phái.
Chủ tịch ban chấp hành trung ương môn phái Vovinam Việt Võ Đạo lãnh trách nhiệm triệu tập đại hội thường niên Vovinam Việt Võ Đạo. Văn thư triệu tập phải thông đạt tới các hội viên hữu quyền của môn phái trễ nhất là 2 tuần lễ trước ngày khai mạc đại hội.

Câu hỏi 217: Thế nào là hội viên hữu quyền? Thế nào là hội viên vô quyền ?
- Hội viên hữu quyền là hội viên có đóng nguyệt liễm đều đặn theo điều thứ 84, chương 10 qui định, và thường xuyên sinh hoạt với môn phái.
- Hội viên vô quyền là những hội viên không còn đóng nguyệt liễm đều đặn và sinh hoạt thường xuyên với môn phái, hoặc đã ra khỏi môn phái một cách họp pháp do điều 81, chương thứ 9 qui định, hoặc đã bị khai trừ ra khỏi môn phái do các điều: 54, 55, 56, 57, 58, 59, 61, 63, 64, 65, 68 qui định.

Câu hỏi 218: Thế nào là đại biểu đại diện hữu quyền ?
Đại diện là người thay mặt hội viên.
- Đại biểu là người được các hội viên công cử thay mặt mình.
- Đại biểu, đại diện là người được nhiều đại diện bầu lên thay mặt mình.
- Đại biểu, đại diện hữu quyền là người thay mặt một số hội viên và đại diện hội viên một cách hợp pháp, bằng những thủ tục ủy quyền có kiểm nhận.

Câu hỏi 219: Tại sao phải trù liệu cả hai trường hợp tỷ lệ 2/3 tổng số hội viên hữu quyền ? và 2/3 đại diện hội viên hữu quyền có ủy quyền của môn phái ?
Vì những lý do:
1. Số hội viên quá đông, không thể nhất thời qui tụ tại một địa điểm.
2. Phương tiện di chuyển khó khăn và các tiện nghi cư trú, ẩm thực hữu hạn
3. Chiến sự
4. Công cụ, tư vụ.

Câu hỏi 220: Đại hội Vovinam Việt Võ Đạo có thể triệu tập theo một thủ tục bất thường nào không?
Phần cuối điều 24 đã trù liệu trường hợp nầy, do các trường hợp:
1. Các quy định khác trong bản quy lệ
2. Vì nhu cầu cấp bách của tình thế
3. Chiếu đề nghị của 1/3 tổng số hội viên
Trong trường hợp này, đại hội Vovinam Việt Võ Đạo sẽ được triệu tập theo thủ tục bất thường, trễ nhất là 24 giờ trước giờ khai mạc đại hội. Văn thư triệu tập đại hội phải thông đạt tới từng cá nhân hội viên bằng đủ mọi phương tiện khả hữu. Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương, Thư ký thường vụ, và Ban tổ chức sẽ liên đới chịu trách nhiệm triệu tập đại hội bất hường.

Câu hỏi 221: Muốn thực hiện một chương trình dài hạn hay một số kế hoạch quan trọng hoặc để định sự thưởng phạt, vị chủ tịch phải làm thế nào ?
Trước khi thực hiện một chương trình dài hạn hay một số kế hoạch quan trọng, hoặc quyết định sự thưởng phạt, vị chủ tịch sẽ đưa ra trước cuộc họp của ban chấp hành để lấy quyết định chung. Trong trường họp số phiếu ngang nhau, đề nghị trên có thể được trình lên võ sư chưởng môn để lấy quyết định tối hậu.

Câu hỏi 222: Có biện pháp chế tài nào áp dụng với các nhân viên torng ban chấp hành trung ương và các nhân viên hữu quyền khác không ?
Bất cứ một nhân viên nào trong ban chấp hành trung ương cũng như các nhân viên khác tại trung tâm, chi nhánh và các môn sinh, đều không được quyền lấy danh nghĩa môn phái Vovinam để mưu đồ tư danh, tư lợi.

Câu hỏi 223: Võ sư Chưởng Môn có thể nhường quyền lãnh đạo môn phái cho một võ sư khác không ?
Võ sư Chưởng Môn có thể nhường quyền lãnh đạo môn phái cho một võ sư khác. Trong trường hợp nầy, vị nguyên võ sư Chưởng Môn sẽ đương nhiên là cố vấn tối cao của môn phái.

Câu hỏi 224: Các cố vấn tối cao hoạt động trong cơ cấu nào ?
Các cố vấn tối cao hạot động trong hội đồng cố vấn tối cao. Hội đồng này làm cố vấn tối cao cho đại hội Vovinam Việt Võ Đạo, võ sư Chưởng Môn và ban chấp hành trung ương về các quyết định quan trọng, các biểu quyết của hội đồng này theo đa số tương đối, kín và có tính cách long trọng khuyến cáo đối với các đương phần hay cơ cấu liên hệ.

Câu hỏi 225: Trong trường hợp võ sư chưởng môn qua đời, sự kế nghiệp được trù liệu ra sao ?
Trong trường hợp vị võ sư chưởng môn qua đời:
1. Nếu có chúc thư, vị võ sư chưởng môn kế nghiệp đương nhiên là người có tên trong chúc thư.
2. Nếu không có chúc thư, hay có chúc thư nhưng trong đó không ghi tên chưởng môn kế nhiệm thì vị chủ tịch Ban chấp hành môn phái sẽ tạm thời xử lý thường vụ sứ vụ võ sư chưởng môn. Nếu vị võ sư chưởng môn qua đời lại kiêm nhiệm chức chưởng chủ tịch ban chấp hành môn phái, vị phụ tá chủ tịch sẽ đương nhiên kế nhiệm sứ vụ chủ tịch ban chấp hành trung ương, để triệu tập một đại hội bất thường của môn phái với mục đích bầu vị võ sư chưởng môn kế nhiệm.
Thành phần của đại hội bất thường sẽ bao gồm toàn thể nhân viên ban chấp hành trung ương và các môn sinh cấp cao đẳng (võ sư cao đẳng).
Thời gian triệu tập đại hội phải tính vào ngày đầu tháng của tháng thứ 4, tính từ ngày võ sư chưởng môn qua đời.

Câu hỏi 226: sự đề cử, ứng cử viên võ sư chưởng môn trong trường hợp không có chúc thư trù liệu ra sao ?
Sự đề cử những ứng cử viên Tân võ sư chưởng môn sẽ có tính cách bắt buộc gồm những điều kiện dưới đây:
1. Vị chủ tịch ban chấp hành trung ương hay người kế nhiệm đương nhiên qui định bởi điều thứ 28 dẫn thượng.
2. 2 võ sư có đẳng cấp cao nhất (ngoại trừ các võ sư thượng đẳng cố vấn tối cao)
Các người này không có quyền thoái nhiệm khi trúng cử.
Trong trường hợp có 2 võ sư đồng đẳng cấp cao nhất cũng thâm niên như nhau, vị cao niên nhất sẽ được đề cử. Mức thâm niên được tính theo thời gian luyện tập Vovinam, không kể những thời gian gián đoạn.

Câu hỏi 227: Thể thức bầu cử chưởng môn tại đại hội bất thường như thế nào ?
Thể thức bầu cử được ấn định là:
1. Bầu kín
2. Thành phần cử tri gồm tất cả các hội viên hữu quyền (môn sinh cấp cao đẳng)
3. Định túc số của thành phần cử tri tham dự đầu phiếu là 3/4 tổng số cử tri hữu quyền của môn phái. Tất cả biểu quyết hoặc đầu phiếu với thành phần cử tri ít hơn định túc số nầy đều vô giá trị. Các cử tri không được ủy nhiệm hay đại diện cho ai hành sử quyền đầu phiếu này.
4. Phải hội đủ 2/3 tổng số phiếu hợp lệ của định túc số của cử tri đoàn mới đắc cử. Nếu không có ứng cử viên nào hội đủ điều kiện này, sẽ bầu lại lần thứ hai. Khi đó, vị nào được nhiều phiếu hơn cả sẽ đắc cử.
5. Biên bản kết quả cuộc đầu phiếu này pahỉ được làm ngay khi tuyên đọc kết quả cuộc khui thăm và phải gồm đủ chữ ký của các cử tri hiện diện trong cuộc đầu phiếu.

Câu hỏi 228: Lễ tấn phong võ sư Chưởng Môn được trù liệu ra sao ?
Sau đó một đại hội Vovinam sẽ được chủ tịch ban chấp hành trung ương triệu tập để tấn phong vị chưởng môn vào:
1. 3 ngày sau, trong trường hợp vị nguyên chưởng môn nhường quyền, chiếu điều thứ 27.
2. 3 ngày sau tang lễ, trong trường hợp vị võ sư chưởng môn qua đời có để lại di chúc truyền kế, chiếu theo khoản 1 , điều thứ 28.
3. 3 ngày sau khi lập biên bản đắc cử, chiếu kết qủa cuộc đầu phiếu công cử Tân chưởng môn của đại hội Vovinam, trong trường hợp vị võ sư chưởng môn qua đời không để lại di chúc turiền kế, chiếu theo khoản 2, điều thứ 28, hoặc bị truất quyền chiếu theo điều thứ 72.
4. Vị Tân chưởng môn sẽ tuyên thệ nhậm chức và chấp hành ấn tín chưởng môn trước bàn thờ vị sáng tổ môn phái, trước sự chứng kiến của toàn thể đại hội Vovinam trong một buổi lễ tấn phong. Lễ tiết tấn phong vị chưởng môn sẽ được quy định bởi một văn kiện đặc biệt và được cử hành theo một truyền thống các nghi thức riêng của môn phái trong định giới đại hội Vovinam. Các ngoại nhân hay môn sinh vô thẩm quyền không được tham dự lễ tấn phong nầy.
5. Ngay sau khi lễ tấn phong hoàn tất, một biên bản (theo mẫu) gồm chữ ký của môn sinh hữu quyền chứng kiến sẽ được công bố liền đó, trễ nhất là 24 giờ sau khi chữ ký cuối cùng được lấy xong, tại đại hội Vovinam, trước toàn thể môn sinh và trước công luận, bằng văn thư và mọi thể thức thông đạt khả hữu khác.

Câu hỏi 229: Cơ quan điều hành của mỗi trung tâm huấn luyện và võ đường chi nhánh được tổ chức ra sao ?
Mỗi trung tâm huấn luyện có thể tổ chức một ban giám đốc riêng để điều hành mọi công việc của trung tâm.
Mỗi võ đường chi nhánh cũng có thể tổ chức một ban quản đốc riêng để điều hành mọi công việc của võ đường chi nhánh.

Câu hỏi 230: Giám đốc trung tâm hay quản đốc chi nhánh do ai bổ nhiệm? Thể thức bổ nhiệm ra sao?
Giám đốc trung tâm, quản đốc chi nhánh do võ sư chưởng môn bổ nhiệm. Trong trường hợp võ sư chưởng môn vắng mặt, chủ tịch ban chấp hành môn phái hoặc một vị khác trong ban chấp hành được ủy quyền bằng văn thư của võ sư chưởng môn sẽ tạm thời bổ nhiệm những chức vụ trên.
Sự bổ nhiệm tạm thời này phải được chính thức hóa ngay sau khi võ sư chưởng môn tái nhiệm phần vụ vừa ủy quyền này.

Câu hỏi 231: Quyền hạn của giám đốc trung tâm và quản đốc chi nhánh như thế nào ?
Vị giám đốc trung tâm hay vị quản đốc chi nhánh được quyền tổ chức một ban giám đốc trung tâm hay một ban quản đốc chi nhánh để điều hành mọi công việc của võ đường do mình điều khiển, với sự chấp thuận của võ sư chưởng môn.
Số nhân viên trong ban giám đốc trung tâm và ban quản đốc chi nhánh có thể gia giảm chiếu nhu cầu của từng võ đường sở quan.
Giám đốc, ban giám đốc trung tâm và quản đốc, ban quản đốc chi nhánh hoàn toàn chịu trách nhiệm trước võ sư chưởng môn và ban chấp hành trung ương cũng như trước đại hội Vovinam.

Câu hỏi 232: Môn phái có thể áp dụng những biện pháp chế tài nào với giám đốc trung tâm và quản đốc chi nhánh?
Trong trường hợp giám đốc, ban giám đốc trung tâm và quản đốc chi nhánh phạm những lỗi lầm quan trọng, võ sư chưởng môn và ban chấp hành trung ương có thể cách chức và bổ nhiệm những vị khác thay thế, hoặc tạm giải tán một võ đường. Một ủy ban đặc biệt sẽ được chỉ định để thực thi các quyết định này.
Trong trường hợp vị giám đốc trung tâm hay quản đốc chi nhánh bị cách chức có đầu tư vào sinh hoạt của võ đường, những vị này có thể khiếu nại lên võ sư chưởng môn và ban chấp hành trung ương để yêu cầu được bồi hoàn những tài vật dụng cụ theo thời giá. Ngoài ra, không được đòi hỏi thêm một phí khoản nào khác.
Trong trường hợp một võ đường trung tâm hay chi nhánh đóng cửa, đình chỉ hoạt động, giải tán hay tự giải tán vì bất cứ một lý do nào, võ sư chưởng môn và ban chấp hành trung ương không chấp nhận mọi sự khiếu nại hoặc lời thỉnh cầu xin tài trợ nào cả, trừ những trường hợp thật đặc biệt.
Các tài sản và trái khoản phải thanh toán chậm nhất là2 tuần lễ sau khi các cơ sở này ngưng hoạt động. Môn phái không chịu trách nhiệm, về bất cứ hoạt động nào trái với tôn chỉ mục đích và tinh thần của bản qui lệ này.
Khi một giám đốc trung tâm hay quản đốc chi nhánh vì một lý do nào đó qua đời hay vắng mặt lâu dài, vị phụ giám đốc trung tâm hay vị thư ký chi nhánh sẽ đương nhiên được xử lý thường vụ công việc của trung tâm hay chi nhánh trong khi chờ đợi có sự bổ nhiệm người thay thế chính thức bởi võ sư chưởng môn và ban chấp hành trung ương, để điều hành công việc chung.

Câu hỏi 233: Huấn luyện viên vovinam Việt Võ Đạo có thể theo học các môn võ thuật khác không?
- Không nếu vì lý do cầu an hay cầu lợi
- Được, nếu trong những trường hợp:
1. Nghiên cứu võ học
2. Bị cưởng chế tuân phục chỉ thị của thượng cấp trong quân đội hay cơ quan công quyền.
Trong cả hai trường hợp trên mọi cuộc thử nghiệm Vovinam Việt Võ Đạo đều bị cấm chỉ.

Câu hỏi 234: Điều thứ 58 cấm môn sinh lợi dụng chức vụ, danh nghĩa, đẳng cấp của môn phái để mưu đồ tư danh, tư lợi. Vậy trường hợp một môn sinh tuy không trực tiếp tự khoe chức vụ, danh nghĩa và đẳng cấp của mình, song người ngoài biết rõ họ muốn hợp tác, giúp đỡ môn phái qua họ, mà họ lo đi hưởng lợi riêng tư, thì môn phái đối xử với họ ra sao ?
Đưa ra hội đồng kỷ luật môn phái phán đoán, xét xử, rồi thông báo cho đương sự biết quyết định của hội đồng kỷ luật. Thực ra, việc lợi dụng riêng tư nếu có, chỉ là những lợi nhỏ và không thể lậu bền được.

Câu hỏi 235: Điều thứ 59 của quy lệ cấm môn sinh mang danh nghĩa Vovinam Việt Võ Đạo thượng đài hay tranh đấu bất cứ một võ phái nào. Nếu gặp trường hợp một võ sĩ ngoại quốc xúc phạm hoặc miệt thị võ Việt Nam, thách thức tất cả võ sĩ Việt Nam đấu với họ, Việt Võ Đạo Sinh phải có thái độ ra sao ?
Điều thứ 59 chỉ ngăn cấm sự thượng đài hay tranh đấu với bất cứ một võ phái nào vì những lý do tự ái cá nhân hay vụ lợi, còn sự thượng đài hay tranh đấu vì những lý do bảo vệ uy tín dân tộc,và võ Việt Nam, được mặc nhiên chấp nhận. Tuy nhiên, khi vào thực tế vẫn cần thực tế tránh những tức khí nhất thời có thể làm bùng nổ một cuộc trnah đấu lớn và lâu dài, mà phải thật bình tĩnh đối phó theo nguyên tắc: Tri Kỷ, Tri Bỉ, Bách Chiến, Bách Thắng của Tôn Tử rồi mới hành động.
Hơn nữa phải đòi dự phần thảo luật lệ tranh đấu mới chớ không chịu hoàn toàn tranh đấu theo luật lệ đã có sẵn của một môn võ nào (thí dụ: Muốn hiểu giá trị tranh đấu thực tế của môn Nhu Đạo có hơn môn Quyền Anh không, không thể bắt một võ sĩ Quyền Anh đấu theo luật lệ Nhu Đạo với một Nhu Đạo Gia, mà phải quy định luật đấu mới khoặc ai thiên dùng môn nào cứ sử dụng môn đó).

Câu hỏi 236: Điều thứ 62 nghiêm cấm môn sinh dùng võ thuật để làm vệ sĩ cho bất cứ ai không phải là thượng cấp của môn phái. Vậy nếu gặp một nhân sĩ nổi tiếng tài đức có thể bị mưu hại, có nên làm vệ sĩ để bảo vệ vị nhân sĩ đó không ?
Điều 62 chỉ nghiêm cấm môn sinh tự ý làm vệ sĩ cho người ngoài, chứ không ngăn cấm trường hợp thỉnh ý thượng cấp trong môn phái để được chỉ định làm vệ sĩ hợp thức và hợp pháp. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất tế nhị, môn phái muốn tránh cho người môn sinh vì quen với nếp sống trung tín, trung trực mà làm người làm việc. Nên cần áp dụng biện pháp chỉ định để chế tài.

Câu hỏi 237: Trường hợp một Việt Võ Đạo sinh là quân nhân hay cảnh sát được cấp trên biết có võ, tuyển làm vệ sĩ, thì đương sự có đưọc phép hay không ? có phạm lỗi gì không ?
Được, không có lỗi gì cả. Vì đương sự làm vệ sĩ với tư cách một quân nhân hay cảnh sát chớ không phải là một Việt Võ Đạo sinh.

Câu hỏi 238: Điều thứ 63 cấm môn sinh các cấp hành nghề giảng dạy Vovinam nếu không có sự chấp thuận của võ sư chưởng môn và ban chấp hành trung ương. Vậy, trường hợp một môn sinh quân nhân hay cảnh sát do cấp trên bắt dạy, hoặc môn sinh công chức đổi tới một quân xa, ngoài giờ làm việc, rảnh rỗi muốn dạy võ để ôn luyện, nhưng không thông báo cho Tổng cục huấn luyện Việt Võ Đạo biết, tổng cục sẽ có thái độ nào ?
Nhắn nhủ hoặc cảnh báo đương sự và không công nhận đằng cấp của số võ sinh đó. Tuy nhiên, đây là một vấn đề tế nhị, cần được đối xử trên tinh thần thông cảm nhẹ nhàng, khoan dung mà cương quyết, để nuôi dưỡng lòng nhiệt thành hăng say hoạt động của đương sự.

Câu hỏi 239: Phần vụ nào trong bản quy lệ không thể sửa đổi?
Tôn chỉ và mục đích minh định nơi chương thứ hai và các điều khoản qui định nơi chương nầy không được thay đổi.

Câu hỏi 240: Sự sửa đổi Quy lệ nếu có, phải theo những nguyên tắc nào ?
Sự sửa đổi quy lệ nếu có theo những nguyên tắc:
1. Không được trái với tôn chỉ và mục đích đã nêu lên trong chương thứ hai điều 97
2. Mỗi khi muốn sửa đổi một điều khoản nào, ban chấp hành trung ương phải triệu tập một đại hội Vovinam Việt Võ Đạo chiếu nhu cầu, hay sau khi có đề nghị của 1/3 tổng số hội viên hữu quyền (điều thứ 98)
3. Mọi tu chính chỉ có hiệu lực sau khi đã được sự chấp thuận của 2/3 tổng số.

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





 KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC TỔNG QUÁT     KIẾN THỨC TỔNG QUÁT   I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: BÀN TAY THÉP ĐẶT TRÊN TRÁI TIM TỪ ÁI :: VÕ ĐẠO-
Chuyển đến