Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Vovinam - Việt Võ Đạo
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 Quan Niệm Hành Xử Của Người Võ Sư Việt Võ Ðạo

Go down 
Tác giảThông điệp
truonggiangag
Hoàng Đai I
Hoàng Đai I
truonggiangag


Tổng số bài gửi : 179
Đăng ký : 09/08/2010
Tuổi : 41
Đến từ : long xuyen- an giang

Quan Niệm Hành Xử Của Người Võ Sư Việt Võ Ðạo  Empty
Bài gửiTiêu đề: Quan Niệm Hành Xử Của Người Võ Sư Việt Võ Ðạo    Quan Niệm Hành Xử Của Người Võ Sư Việt Võ Ðạo  I_icon_minitimeSat 14 Aug 2010, 10:35

Quan Niệm Hành Xử Của Người Võ Sư Việt Võ Ðạo

VSCM Lê Sáng

--------------------------------------------------------------------------------

I. Tổng Quan:
Thông thường, mỗi cá nhân, mỗi nhân vật trước khi hội nhập vào sinh hoạt xã hội, đều được chuẩn bị đầy đủ, và triển khai khả năng học tập tới mức tối đa.
Người sĩ quan, trước khi đảm nhiệm vai tuồng chỉ huy, được huấn luyện kỹ lưỡng về mọi điều kiện thành người chỉ huy.
Người điều khiển hành chính, trước khi thực thụ hành nghề, được huấn luyện đầy đủ kiến thức tổng quát và kiến thức chuyên môn về quản trị hành chính.
Người thợ cả, người kỹ sư, kỹ thuật gia cũng được huấn luyện tương tự để điều hành công việc.
Người võ sư Việt Võ Ðạo chúng ta cũng vậy: trước khi thực thụ hành nghề và hội nhập vào sinh hoạt xã hội, cũng phải được huấn luyện, đào tạo như mọi nhân vật xã hội khác. Ðặc biệt với nếp sống Việt Võ Ðạo, người võ sư Việt Võ Ðạo không phải chỉ đơn thuần là một "ông thầy dạy võ" mà còn là một cán bộ cao cấp của môn phái vừa điển trưng cho uy tín và danh dự của môn phái, vừa có trách nhiệm xiên dương và quảng bá nếp sống Việt Võ Ðạo cùng tinh thần Việt Võ Ðạo trong đại chúng.
Do đó, quan niệm hành xử (làm việc và xử sự) của người võ sư Việt Võ Ðạo phải được chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi hội nhập vào sinh hoạt xã hội, cũng như được huấn luyện đầy đủ về tổ chức đời sống và được chỉ đạo theo những định hướng có những mục tiêu rõ rệt và thực tế.
Câu nói thông lệ của sự giới thiệu những nhân vật mới hội nhập vào sinh hoạt xã hội thường có nội dung tương tự: "đã được hướng dẫn đầy đủ...", "đã được học tập đầu đủ...", "đã được chuẩn bị đầy đủ...". Môi trường hoạt động càng phức tạp, tế nhị bao nhiêu, sự chuẩn bị càng cần đa diện, đa năng, đa hiệu bấy nhiêu.
Môi trường hoạt động võ đạo tại Việt Nam chính ở trường hợp trên: phải huấn luyện thật đầy đủ, để người võ sư Việt Võ Ðạo khi bước vào thực tế hoạt động xã hội có đầy đủ khả năng (đa năng) và hiệu năng (đa hiệu) trên mọi lãnh vực hoạt động.

II. Chuẩn Bị Hội Nhập Sinh Hoạt Xã Hội: Lập Thân, Lập Ðức, Lập Chí :
Như vậy, trước khi hội nhập vào sinh hoạt xã hội, người võ sư Việt Võ Ðạo cần được chuẩn bị ra sao?
Ba phần vụ cần thiết để hội nhập vào sinh hoạt xã hội của người võ sự Việt Võ Ðạo là:
· Lập thân
· Lập đức
· Lập chí

A. Phần Vụ I: Lập Thân
Phần vụ lập thân chính là những căn bản tạo điều kiện xây dựng sự nghiệp cho mỗi cá nhân.
Ða số những anh hùng, vĩ nhân đều xuất thân từ nghịch cảnh. Nhưng họ tự thoát ra khỏi nghịch cảnh của họ, bằng cách tự xây dựng để có được một thế đứng trong xã hội, và rồi từ đó, mới có thể xây dựng được sự nghiệp một vững chắc.
Trong Lịch Sử Việt Nam, chúng ta thấy: Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Mạc Ðăng Dung, Phạm Ðình Trọng... đều là những võ tướng nổi tiếng xuất thân từ chốn hàn vi. Nhưng nhờ quyết tâm học tập cả văn lẫn võ, nên họ đã được vượt thoát ra được hoàn cảnh của chính họ để bước sang mội môi trường hoạt động mới, khi đã "đứng" được và có "chỗ đứng", "đất đứng" trong xã hội. Ngược lại, nếu chúng ta đặt giả thuyết rằng đó chỉ là những con người thụ động, không có chí tiến thủ, tức không có tiêu chuẩn lập thân định hướng sinh hoạt cho họ, tất nhiên họ sẽ chỉ là những con người chìm lẫn vào đám đông, không tên tuổi, không sự nghiệp.
Churchil và Washington là những mẫu người vĩ đại, tiến thân và thành công chỉ bằng cách nỗ lực tự học và dấn thân. Lincoln là con nhà nghèo, nhờ quyết chí lập thân bằng học vấn, nên ông mới có cơ hội ra ứng cử dân biểu, rồi Tổng Thống, sau khi tốt nghiệp luật khoa và hành nghề luật sư. Chính nghề luật sư dã tạo điều kiện cho ông tiếp xúc với quần chúng và có thế giá trong xã hội làm đà tiến trong sự nghiệp vĩ đại của ông sau này.
Gần chúng ta hơn cả, con người Henry Kissinger xuất hiện như một huyền thoại trên chính trường. Mới đầu ông chỉ là một thiếu niên nghèo khổ có một quá khứ "bụi đời". Ông đi quân dịch, thành Binh Nhì. Và mọi chuyện chẳng có gì dáng nói nữa, khi anh Binh Nhì Kissinger an phận không có chí tiến thủ và không biết lập thân. Nhưng anh Binh Nhì này dã thoát ra, biết lập thân, nhờ sự khích lệ của một giáo sư đại học khi thấy anh có óc thông minh. Cuối cùng anh Binh Nhì Kissinger thất học đã trở thành một nhà ngoại giao.
Phần vụ lập thân với người võ sư Việt Võ Ðạo do đó, phải được coi là hàng đầu, qua những kinh nghiệm thực tế và những bài học đắt giá về cuộc đời của các danh nhân.
Chúng ta có thể đúc kết phần vụ lập thân theo 4 chỉ tiêu dưới đây:
· Chỉ tiêu lập thân 1: Tăng triển học lực và căn bản văn hóa bằng học đường (học theo chương trình) và tự học. Ðó là con đường bình thường và phổ thông nhất để đem lại tiến bộ về trí thức mà nhân loại vẫn áp dụng từ xưa tới nay, và đã áp dụng thành công.
· Chỉ tiêu lập thân 2: Tăng triển kinh nghiệm sống, từ giao tế nhân sự tới xử thế. Nên nhớ, dù trong trường hợp thù nghịch, vẫn cần biết mình (tri kỷ), biết người (tri bỉ) mới có thể trăm đánh trăm thắng (bách chiến bách thắng) như binh pháp Tôn Tử đã đề xướng.
· Chỉ tiêu lập thân 3: Trù hoạch những mục tiêu ngắn hạn bản thân: tức trau giồi bản lãnh tự lập và tự chủ, bằng cách tự hoạch định những chương trình ngắn hạn phải thực hiện và phải thành công.
· Chỉ tiêu lập thân 4: Xác định lý tưởng, ước vọng và sự thực hiện: tức trù hoạch những mục tiêu dài hạn cùng những vấn đề phụ thuộc phải theo đuổi lâu dài hay suốt đời, với quyết tâm thực hiện của chính mình, sau khi đã thành công được ở mục tiêu ngắn hạn.

B. Phần Vụ 2: Lập Ðức
Song song với phần vụ lập thân, người võ sư Việt Võ Ðạo phải đồng thời lập đức cho chính mình, mới có thể tồn tại và trưởng triển.
Khác với phần vụ lập thân thường thực tế và dễ lượng giá, sự lập đức của mỗi cá nhân thuộc sinh hoạt tinh thần nên có tính cách trừu tượng, và chỉ có thể lượng giá trong những trường hợp tự quyết và tự nguyện.
Thông thường, chúng ta lượng giá tha nhân, và bị tha nhân lượng giá không những về tài năng, địa vị, đời tư, mà còn cả về đạo đức cá nhân. Tất nhiên, sự lượng giá thường được biểu hiện bằng 3 loại từ ngữ phát biểu: mỹ từ, xú từ và ẩn từ. "Ông ta là một người tháo vát, lịch duyệt, nhưng dễ bị mua chuộc bằng những tình cảm lặt vặt...". "Ðó là một tay thủ đoạn, thích thành công bằng sự đau khổ của người khác...". "Ông ta là một người đức độ nhưng cổ hủ và không thực tế..." v.v.. là những lời lượng giá cá nhân điển hình mà chúng ta thường được nghe, trong đời sống công cộng.
Ðối với người thường đã vậy, đối với người võ sư Việt Võ Ðạo sự lập đức còn quan trọng hơn bội phần, vì những đức tính được lượng giá của người võ sư Việt Võ Ðạo không phải chỉ biểu hiện phẩm cách cá nhân mà còn biểu hiện cả tinh thần võ đạo và uy tín của môn phái (nhất là về phương diện giáo dục, đào tạo). Do đó, có những việc có liên quan đến phẩm cách cá nhân mà một người thường làm được, người võ sư Việt Võ Ðạo không thể làm được, cũng như có những việc mà một người thường chỉ cần làm được ở mức trung bình đã được ca ngợi, nhưng nếu người võ sư Việt Võ Ðạo chỉ làm được ở mức trung bình, sẽ bị chê trách.
Tựu trung, phần vụ lập đức của người võ sư Việt Võ Ðạo có 3 chỉ tiêu:
Chỉ tiêu 1: phát triển những đức tính tự nhiên
Mỗi cá nhân khi vào đời đều có một số đức tính tự nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có, như: ảnh hưởng di truyền, thành quả giáo dục gia đình, do thiên bẩm, do những yếu tố về tâm, sinh lý v.v...
Tất nhiên, những đức tính tự nhiên là sự biểu hiện tính tình theo chiều hướng thuận để trở thành đức tính, chớ không bao gồm cả những tính tình xấu do sự biểu hiện tính tình theo chiều hướng nghịch. Do đó, chỉ tiêu đầu tiên của sự lập đức của người võ sư Việt Võ Ðạo chính là sự phát triển những đức tính tự nhiên, vì chính những đức tính tự nhiên này là những yếu tố đặc biệt để phát huy phẩm cách cá nhân.
Chỉ tiêu 2: phát huy những đức tính do tu tập mà có
Những đức tính do tu tập mà có, thuộc nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau:
· Do ảnh hưởng quần chúng.
· Do ảnh hưởng bạn bè
· Do ảnh hưởng học đường
· Do ảnh hưởng văn hóa
· Do ảnh hưởng học tập
Chỉ tiêu 3: phát huy những đức tính Việt Võ Ðạo
Những đức tính Việt Võ Ðạo do ảnh hưởng giáo dục Việt Võ Ðạo mà có, tuy thuộc chỉ tiêu thứ 3 theo thứ tự hấp thụ, nhưng chính là những đức tính căn bản của người võ sư Việt Võ Ðạo, vì tha nhân bao giờ cũng lượng giá tiên quyết giá trị của người võ sư Việt Võ Ðạo bằng những đức tính Việt Võ Ðạo.
Những đức tính Việt Võ Ðạo bao gồm tất cả những đức tính đã được truyền thụ bởi môn phái, từ môn sinh tới võ sư, được đúc kết đại cương thành 8 đức tính căn bản (đây chỉ là những "xác chữ" phải hiểu theo tinh thần Việt Võ Ðạo):
Thành: thành thật
Tín: tín nghĩa, đã nói là làm
Trung: với dân tộc, môn phái
Chính: chính trực, quang minh.
Nhẫn: kiên trì, chịu đựng
Từ: từ ái, nhu thuận với tha nhân
Hào: hào sảng, quảng đại
Dũng: can đảm quyết tâm, không lùi bước trước mọi trở ngại. Ngoài ra, người võ sư Việt Võ Ðạo còn phải tự tín, tự trọng, tự chủ, tự lập, tự kiểm, khiêm cung, hòa hiệp, độ lượng và tế nhị trong mọi hành động và xử thế.

C. Phần Vụ 3: Lập Chí
Lập thân và lập đức phải đồng thời thể hiện ý hướng lập chí của mỗi cá nhân. Thiếu ý hướng lập chí, người võ sư Việt Võ Ðạo sẽ là một người có nhiều khả năng và đức độ, nhưng chỉ là một người mù nhiều khả năng và đức độ độc hành trong đêm tối.
Chính sự lập chí sẽ giúp chúng ta những định hướng phải đi tới trong đời sống. Sự lập chí sẽ giúp chúng ta biểu lộ hết được khả năng của chúng ta trong thực tế hoạt động xã hội. Thiếu lập chí, con người sẽ không biết sử dụng khả năng và đức độ của mình vào việc gì, và dễ dàng bị lạc hướng theo những chiều hướng ngoại cảm.
Tựu trung, sự lập chí của người võ sư Việt Võ Ðạo phải quy định rõ rệt chí hướng của mình, để tự tạo tương lai sự nghiệp cho mình và là một thành tố quyết định cho giá trị của mỗi người khi hội nhập vào xã hội.
Nếu tự thấy có khả năng tham gia vào sinh hoạt lãnh đạo quốc gia, cần phải lập chí rõ rệt, trên những yếu tố thực tế, chứ không phải chỉ bằng sự lượng giá quá cao nhưng không tưởng.
Một trong 5 ngả đường cần phải lựa chọn dứt khoát là:
1. Ngả đường tiến thân bằng cấp lớn.
Ðây là ngả đường thông dụng nhất cho các thành phần từ trung lưu trở lên, rất thích dụng với các quốc gia đang mở mang tại Á Phi và Nam Mỹ và đặc biệt rất thích hợp với lối học xuất sĩ từ chương, khoa cử) truyền thống Việt Nam.
Lối tiến thân trên đây hoàn toàn ảnh hưởng bởi sự phát triển của từng xã hội. Như tại một số quốc gia chậm tiến Phi Châu, trí thức kỹ thuật (chuyên viên) bị thất nghiệp vì khả năng kỹ nghệ còn quá yếu kém, trong lúc tại Việt Nam, thành phần trí thức kỹ thuật lại quá ít không đủ dùng. Ngược lại, tỷ lệ trí thức "không chuyên môn" lại quá nhiều, trở thành một mối bận tâm chung. Ví dụ: tại các cơ quan công quyền, sự sắp xếp ngạch trật thường được xếp thành các loại A (đại học), B1 (tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp), B2 (trung học đệ nhất cấp v.v..) không cần chú trọng tới ngành học, tức khả năng chuyên môn, trong lúc các cơ sở tư nhân chỉ chú trọng tới khả năng chuyên môn thay vì các cấp học tổng quát.
Muốn tiến thân bằng ngả đường này, người võ sư Việt Võ Ðạo phải có hoàn cảnh, phương tiện và thời giờ để thực hiện trong thời gian theo đuổi. Tùy ngành học, người tốt nghiệp sẽ hội nhập vào thành phần trí thức, thành phần được coi là ưu tú của quốc gia, dù có chuyên môn hay không chuyên môn.
2. Ngả đường binh nghiệp.
Ðó là ngả đường tương cận với võ học hơn cả, thích dụng với bối cảnh chiến tranh hơn cả, phù hợp với khả năng của một gia đình Việt Nam trung lưu hơn cả, và chỉ đòi hỏi một trình độ học vấn ở mức trung bình (tốt nghiệp trung học).
Khác với những công việc văn phòng, công việc này đòi hỏi những khả năng đặc biệt về quân sự và tổ chức, rất thích hợp với những người hoạt động. Do đó, nếu ai tự xét thấy có khả năng quân sự và tổ chức trong lúc trình độ học vấn chỉ ở mức trung bình trở lên, có thể gia nhập quân đội để tiến thân ngay khi còn trẻ tuổi.
Con đường binh nghiệp luôn luôn đòi hỏi ở người theo đuổi một tinh thần kỷ luật cao độ, cùng những khả năng mau l(c), tháo vát, can trường và quyết định mau chóng... Thời gian và thành tích phục vụ sẽ giúp người Sĩ Quan trẻ được thăng cấp tuần tự, để rồi có thể bước lên hàng tướng lãnh, nắm giữ một vai trò đáng kể trong guồng máy lãnh đạo quân đội. Ngoài ra, nếu còn có chí tự học, cũng có thể "vừa làm vừa học" để tô bồi thêm cho sự nghiệp quân đội của mình.
Nhìn chung, chúng ta thấy ngả đường binh nghiệp tuy có nhiều gian truân, cực nhọc và nguy hiểm, nhưng chắc chắn cũng có nhiều vinh quang, hiển hách xứng đáng.
3. Ngả đường kinh doanh.
Ngả đường này gồm những nghiệp vụ: thương gia, công, kỹ nghệ gia, hoặc nông gia, nghiệp, trại chủ. Có thể nói đây là "phá lộ", tức con đường đi tới giàu sang.
Thông thường, những người thành công bằng ngả đường này đều, hoặc được thừa hưởng một di sản kinh doanh của Ông Cha để lại, hoặc gặp được ít nhiều may mắn trời cho, hoặc có những sáng kiến đặc dị, hoặc do tự nỗ lực phát triển bằng nhiều cách khác nhau (đại phú do thiên, tiểu phú do cần...), kể cả những phương cách thiếu lương thiện.
Ðây là ngả đường thực tế nhất và dễ phù hợp với tham vọng cá nhân của phần lớn nhân loại (có tiền mua tiên cũng dược). Tại các quốc gia tư bản và tôn trọng tư sản dân quyền, ai cũng mong muốn giàu có, vì giàu có sinh tạo thế lực và danh tiếng, do đó sẽ có ảnh hưởng lớn với xã hội và chi phối được quần chúng. Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy giá trị đặc biệt của những nhà tài phiệt và tư bản trong guồng máy sinh hoạt quốc gia và quốc tế.
4. Ngả đường chánh khách .
Ngả đường chánh khách này sinh tạo quyền lực và tham vọng được coi là ngả đường quyền quí rất hấp dẫn với lớp trí thức trẻ tuổi.
Trên nguyên tắc, ngả đường này thường gắn bó mật thiết với nguyện vọng quốc gia và chủ trương đường lối lãnh đạo quốc gia, nên rất hấp dẫn với những người trẻ tuổi. Ðây là ngả đường hội đủ những yếu tố tham vọng, ước vọng, lý tưởng và đam mê, do đó, rất dễ trở thành ngả đường phiêu lưu cho những con người thiếu khả năng tự chế và tự chủ.
Muốn theo đuổi ngả đường này, không những chỉ sống nhiều, biết rộng, can đảm, kiên nhẫn, mà còn phải có nhiều khả năng (nhất là thiên khiếu) về sinh hoạt quần chúng và chinh phục quần chúng. Có thể nói ngả đường chánh khách tuy dễ đem lại thành công, nhưng cũng dễ hủy diệt ngay thành công đó, và ngay cả sự nghiệp của người theo đuổi. Vì vậy, muốn theo đuổi ngả đường chánh khách phải là người có thực tài, thực trí, thực đức (ngoại trừ trường hợp cơ hội chủ nghĩa).
5. Ngả đường văn nhân văn hóa.
Cuối cùng, ngả đường danh nhân văn hóa là ngả đường đặc biệt chỉ dành cho những người có khả năng thiên bẩm, những thiên tài: tư tưởng gia, thi sĩ, văn gia, nghệ sĩ, kịch tác gia, họa sĩ, các nhà soạn nhạc v.v...
Ðây là ngả đường đặc dị không phải ai "muốn" là cũng có thể đạt tới được, do đó, chỉ là những trường hợp đặc biệt do thiên khiếu mà có. Tuy nhiên, cũng vẫn cần sự quyết tâm và nỗ lực mới có được những công trình đáng kể.

III. Tổ Chức Ðời Sống: Ðời Tư và Ðời Công:
Chúng ta đã chấp nhận về xuất phát điểm của quan niệm hành xử của người võ sư Việt Võ Ðạo bắt nguồn từ sự chuẩn bị hội nhập vào sinh hoạt xã hội: từ lập thân, lập đức đến lập chí. Như vậy, chúng ta cũng mặc nhiên chấp nhận căn bản của sự chuẩn bị đó, là những điều kiện thực tế đã ràng buộc nó. Muốn học cao, nhưng túi tiền ít, muốn sống đạo đức, nhưng đói, muốn làm lớn, nhưng không có điều kiện chứng tỏ khả năng lãnh đạo phải làm sao?
Phương trình giải đáp bài toán trên chỉ là tổ chức lại đời sống, kể cả đời tư và đời công, để có thể theo đuổi những mục tiêu trù hoạch.
A. Tổ Chức Ðời Tư
Phải giữ nếp sống thanh đạm, giản dị, để tiết kiệm chi phí
Phải biết tiết kiệm thời giờ, để có thời giờ lo việc lập thân, lập đức, và lập chí.
Phải cân nhắc kỹ lưỡng việc lập gia đình khi muốn "nuôi" sự nghiệp. Nên nhớ: gia đình càng ngày càng phát triển, dịch vụ và nhu cầu lần lần toàn chiếm đại đa số thời giờ của cá nhân.
Phải biết dè dặt trước tình yêu: tình yêu có thể nuôi sống hay giết chết sự nghiệp
Phải biết tự chế trước đam mê, vì nếu không mọi chuyện sẽ chỉ còn là ảo tưởng.

B. Tổ Chức Ðời Công
Trù hoạch thời giờ làm việc thật gọn và hợp tình, hợp lý. Tránh phung phí thời giờ vào những việc bất xứng.
Xây dựng một tiểu xã hội lý tưởng cho mình, để cùng hỗ trợ nhau trong mọi trường hợp
Nắm vững kỹ thuật điều khiển nhân sự
Phát triển giao tế nhân sự vừa phải, để có thể vừa nhiều hậu thuẫn, vừa xử dụng được thời giờ còn lại vào những nhu cầu khác.
Phát triển khả năng chuyên môn để có thể kiếm tiền thêm, làm phương tiện xây dựng tương lai và theo đuổi chí hướng.

VI. Kết Luận:
Ðịa vị, sự nghiệp, lý tưởng, ước vọng, đam mê, hiện tại, tương lai: đó là một mê hồn trận của xã hội đang chờ đón tất cả chúng ta. Nếu có một quan niệm hành xử mơ hồ, chúng ta sẽ bị lôi cuốn vào những sai lầm không thể cứu vãn. Ngược lại, nếu biết bình tĩnh tìm "sinh môn" của mê hồn trận, chúng ta sẽ thoát ra dễ dàng và đắc thắng.
Sinh môn của mê hồn trận xã hội chính là quan niệm hành xử chính xác và đúng đắn của mỗi chúng ta.
Không thể coi thành công như một dịp may của cuộc chơi xổ số hay đoạn chót của một canh bạc. Thực ra, sự nghiệp của mỗi người đều đã được định đoạt, xếp sắp bởi chính người đó.
Dầu vậy, "sông dài có sông dài hơn. Biển rộng có biển rộng hơn. Núi cao có núi cao hơn" - câu thành ngữ cổ xưa đáng để chúng ta suy nghĩ. Do đó, tất cả những cố gắng vùng vẫy, tung hoành của chúng ta trong xã hội chỉ có giá trị tương đối.
Hiểu được cái tương đối đó trong đời sống để hướng nó theo chiều thuận, đó là điều chỉ những người có khả năng tự chế cao mới làm nổi. Ðó cũng là điều mà người võ sư Việt Võ Ðạo phải hiểu rõ để xác định và phát huy quan niệm hành xử của mình, mới có thể có sự nghiệp trong tương lai.
Ðừng "sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật." Hãy sống thật và sống thực tế, với một quan niệm hành xử thực tế, giúp ích và khiêm nhượng: đó là sự thái dụng sự tinh lý "cương nhu phối triển" vào thực tế hành xử của người võ sư Việt Võ Ðạo.


Về Đầu Trang Go down
 
Quan Niệm Hành Xử Của Người Võ Sư Việt Võ Ðạo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: BÀN TAY THÉP ĐẶT TRÊN TRÁI TIM TỪ ÁI :: VÕ ĐẠO-
Chuyển đến