Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Vovinam - Việt Võ Đạo
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 BÀI GIẢNG

Go down 
Tác giảThông điệp
truonggiangag
Hoàng Đai I
Hoàng Đai I
truonggiangag


Tổng số bài gửi : 179
Đăng ký : 09/08/2010
Tuổi : 41
Đến từ : long xuyen- an giang

BÀI GIẢNG Empty
Bài gửiTiêu đề: BÀI GIẢNG   BÀI GIẢNG I_icon_minitimeSat 14 Aug 2010, 10:29

I. VŨ TRỤ QUAN LÀ GÌ ?
Vũ : Không gian
Trụ : Thời gian
Quan : Quan niệm
Vũ Trụ Quan : Quan niệm về không gian và thời gian

Ngưởi ta thường nói: Không gian bao giờ cũng có ba chiều: chiều dài, chiều rộng và chiều cao (hay chiều sâu). Và gọi thêm thời gian là chiều thứ tư , vì thời gian có thể làm thay đổi cả ba chiều trên.
Trong không gian có gì ? Có trời đất, vạn vật
Trong thời gian có gì ? Có sự thay đổi, biến chuyển
Vậy Vũ Trụ Quan là sự xem xét, suy nghĩ về trời đất, vạn vật và những sự biến đổi của trời đất, vạn vật, hoặc nói cách khác, vũ trụ quan là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hóa của vũ trụ, vạn vật.

II. NHÂN SINH QUAN LÀ GÌ ?
Nhân : Người
Sinh : Sự sống
Quan : Quan niệm
Nhân Sinh Quan : Quan niệm về sự sống con người.

Vậy Nhân Sinh Quan là sự xem sét, suy nghĩ về sự sống của con người, hoặc nói văn vẻ hơn, Nhân Sinh Quan là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người.

TẠI SAO PHẢI HỌC VỀ VŨ TRỤ QUAN, NHÂN SINH QUAN VIỆT VÕ ÐẠO ?
Việt Võ Ðạo sinh học võ không phải để gây lộn xộn cho mọi người xung quanh, đánh nhau bừa bãi, nhắm mắt nghĩ ẫu làm bừa.
Trái lại, Việt Võ Ðạo Sinh học võ, để có tâm hồn cao thượng hơn , ý chí mãnh liệt hơn, trí tụê minh mẫn hơn, thân thể mạnh mẽ dẻo dai hơn, ý thức được nhiệm vụ làm người của mình hơn, mới có thể giúp ích được nhiều hơn cho mọi người xung quanh là dân tộc và nhân loại.

Do đó, Việt Võ Ðạo sinh phải học về Vũ Trụ Quan để hiểu rõ nguồn gốc và vị trí con người của mình ra sao đối với trời đất, vạn vật, ngõ hầu xây dựng được một nhân sinh quan chính xác, minh bạch và đứng đắn.

ÐỊNH LÝ TAM NGUYÊN LÀ GÌ ?
Ðịnh : Cố định, không thể thay đồi được
Lý : Lẽ
Tam : Ba
Nguyên : Khởi đầu (nguyên nhân, nguồn gốc).
Ðịnh lý tam nguyên : Cái lẽ không thay đổi được về ba cái khởi đầu.
BA cái khởi đầu đó là :

Nguyên lý tiên nguyên
Nguyên lý Vi Nguyên
Nguyên lý Quán Nguyên
1. NGUYÊN LÝ TIÊN NGUYÊN LÀ GÌ? Là cái lẽ khởi đầu của cái khởi đầu trước nhất.
Là công nhận có nguyên lý mở đầu trong mọi sự sống. Từ chủ thể hữu hình. Việt võ Ðạo liên tưởng tới một chủ thể siêu hinh bao trùm chi phối tất cả. Võ Phái có Võ Tổ. Gia Tộc có Tộc Trưởng. Gia Ðình có Gia Trưởng. Sự Sống có Chủ Thể, dù được gọi bằng những tên khác nhau như Thiên Chúa (dieu), Thượng đế, Brahma, Allah, Ðà Sống, (Élen Vital) Lý tưởng Tuyệt Ðối (Idée Absolue), Chân Như, Ðạo v.v...

2. NGUYÊN LÝ VI NGUYÊN LÀ GÌ ?
Là cái lẽ khởi đầu của cái khởi đầu nhỏ nhất.
Là công nhận cái nhỏ nhất (vi) mở đầu (nguyên) cho việc cấu thành sự sống.
Tế bào, nguyên tử, các đơn chất hóa học v.v...cũng là những vi nguyên.

3. NGUYÊN LÝ QUÁN NGUYÊN LÀ GÌ ? Là cái lẽ khởi đầu của cái khởi đầu lớn nhất.
Là công nhận có cái lớn nhất (quán) mở đầu (nguyên) cho việc tập hợp thành sự sống.
Một khối tế bào tập hợp thành một sinh vật. Một khối nguyên tử tập hợp thành một vật. Một khối đơn chất hóa học tập hợp thành một hóa chất v.v... là những quán nguyên thể.

Con người là vi nguyên thể của khối quán nguyên thể dân tộc hay nhân loại, và ngược lại, dân tộc hay nhân loại là những quán nguyên thể của vi nguyên thể con người.

Ví dụ: Khi nói tới nước Việt Nam, ta có:

Tiên Nguyên Thể :Việt Nam
Vi Nguyên Thể : Những ngườiViệt Nam
Quán Nguyên Thể : Môt tổ chức hợp quần mọi người Việt Nam thành một
khối dân tộc.

Nếu không có người Việt Nam thì làm sao còn có nước Việt Nam. Và dầu có người Việt Nam, nhưng mỗi người sống một nơi, không hợp quần lại thành một khối thì cũng chẳng thành nước Việt Nam.

ÐỊNH LÝ TAM ÐẠO LÀ GÌ ?
Ðịnh lý Tam đạo là định lý thừa nhận rằng: Vũ Trụ, Vạn Vật do ba thanh tố tạo thành:

1. Âm : chỉ sự mềm, sự tĩnh, sự tối
2. Dương : chỉ sự cứng, sự động, sự sáng.
3. Ðạo : chỉ sự khắc chế, điều hòa, bao dung.

Cả ba thành tố trên đều hợp nhau mà tồn tại, thiếu một trong ba thành tố, sự sống sẽ bị chu diệt.

Không có cái gì được chế ra, dựng lên mà không có ba thành tố ấy. Ví dụ: Muốn làm một căn nhà, ta phải có đủ những vật liệu mềm (như vôi, vữa) vật liệu cứng (như gạch, ngói, gỗ, sắt) và cách thức xây cất nhà. Vật liệu mềm là Âm. Vật liệu Cứng là Dương. Cách thức xây nhà là Ðạo.

Một thí dụ nữa: Khi gặp đối thủ mạnh hơn ta, muốn thắng, ta phải làm thế nào ? Trước hết , ta phải dùng Nhu để hóa giải (tức là luồn, tránh, né) sau đó ta dùng Cương để phản công (tức tập trung toàn lực sức mạnh lại để đánh) mới thắng thế.

Có lúc ta dùng Nhu (mềm) có lúc ta dùng Cương (cứng) biết cách dùng đúng chổ, là trí khôn của ta. Dùng Nhu là Âm, dùng Cương là Dương, trí khôn của ta là Ðạo.

ÐỊNHLÝ THƯỜNG DỊCH LÀ GÌ ? Là định lý công nhận rằng: Trời đất, vạn vật luôn luôn biến chuyển, không ngừng.

Tại sao trời đất, vạn vật luôn luôn biến chuyển không ngừng? Vì khoa học đã khám phá ra như thế. Ngày xưa, tiền nhân bảo rằng: Trái đất vuông mặt trời và mặt trăng chạy quanh, các vì sao đứng yên. Nhà ở cũng đứng yên, sự thật ra sao ?

Sự thật là trái đất tròn và quay, mặt trời đứng yên,nhưng nó là một lò lửa vĩ đại có sự biến đổi, chuyển dịch luôn luôn, mặt trăng chạy quanh trái đất thật, nhưng không phải chỉ chạy có lúc, mệt rồi nghỉ, nghỉ rồi chạy. Các vì sao cũng thế, luôn luôn biến đổi chuyển dịch. Trái núi luôn luôn bị soi mòn, biếnđổi,chuyển dịch rất châm mà ta không biết. Nhà ở cũng biếnđổi, chuyển dịch theo chiều quay trái đất, hư nát rất chậm mà ta không thể ngờ, tới một ngày kia sẽ hư nát hoàn toàn.

ÐỊNH LÝ MIÊN SINH LÀ GÌ ? Là định lý công nhận rằng: Mọi sự vật trên đời đều có sự sống liên miên bất tận.

Ví dụ: Giòng miên sinh của hạt giống là gieo xuống đất. Nhựa đất, thời tiết, sức người vun trồng thành cây. Cây nở hoa, kết trái. Trái cho hạt giống. Hạt giống gieo xuống đất lại thành cây ...và cứ mãi thế.

Một thí dụ nữa: Có những cái mà ta tưởng như mất hẳn, chết rồi, mà thực ra sự sống vẫn còn. Một sinh vật chết, vẫn còn một số tế bào sống, rồi tất cả chuyển sang một sự sống mới: Sự sống của vi trùng, vi khuẩn, thực vật v.v... rồi sự sống mới của những sinh vật mới, lại nuôi cho sự sống của sinh vật kia.

Tất cả những cái đó gọi là Giòng Miên Sinh. Giòng miên sinh của cây lúa gồm hạt lúa, cây mạ, cây lúa, dòng dòng, bông lúa, rồi trở lại hạt lúa. giòng miên sinh của con gà gồm con gà, trứng gà, gà con, gà đi. Giòng miên sinh của một sinh vật gồm cơ thể, tế bào, vi trùng, vi khuẩn, thực vật, rồi đồ ăn nuôi sinh vật v.v..

NHẬN ÐỊNH VỀ SỰ SỐNG RA SAO?
Vào tới thực tế, chúng ta thấy xung quanh chúng ta ra sao?

Ta thấy không có gì đứng một mình mà tồn tại được, nhất là sự sống con người.

Ví dụ: Cơm ta ăn, áo ta mặc, vật dụng ta dùng là do bao nhiêu sức người khác trong xã hội làm nên. Trước sau, ta cũng phải trả lại bằng công sức của ta.

Do đó, nhận định về sự sống của Việt Võ Ðạo là: Trên thế gian này không có một sự vật nào có đơn lập tính tuyệt đối, mà đều chịu nhiều ảnh hưởng liên hệ của những sự vật khác. Nguyên tử, tế bào, con người v.v.. đều nhận chịu ảnh hưởng này.

NHẬN ÐỊNH VỀ ÐÍCH SỐNG RA SAO ? Ðích sống: Cái để đạt tới của sự sống.

Trong cuộc sống, có người có đích sống, có người sống không có đích sống. Nhưng muốn sống Có đích sống, ta phải nghĩ cách nào để đạt tới.

Ví dụ như người bắn cung: Muốn bắn trúng đích, anh ta phải có cung tên, phải lắp tên, giương cung, nhắm bắn giỏi. Anh ta luôn luôn mong bắn trúng đích. Như vậy là sống có mục đích, có hoài bảo.

Hoài bảo nào cao trọng, ta gọi là lý tưởng. Nếu không có hoài bảo, lý tưởng, chỉ là sự ham thích nhất thời mà thôi.
Vậy về đích sống, nhận định của chúng ta là:

Chỉ có những người sống không có đích sống; chớ không có đích sống nào không có sự sống. Vì đích sống tự nó đã có một giá trị. Chỉ có đích sống đúng hay sai, cao hay thấp mà thôi.

NHẬN ÐỊNH VỀ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁ NHÂN VỚI TẬP THỂ RA SAO?
Nhận định về tương quan giữa cá nhân với tập thể là: Giữa cá nhân với tập thể đều có tương quan trách nhiệm.

Tập thể vung trồng cho tài năng cá nhân nẩy nở nhưng cá nhân phải hòa mình vào tập thể, mới có thể thành công.

Ví dụ như: Khổng Minh đời Tam Quốc là một cá nhân tài giỏi. Nhưng nếu Ông khôgn có tướng giỏi, quân giỏi, làm sao có thể thanh công ? Hoặc giả có tướng giỏi, quân giỏi , nhưng Ông không chịu hòa mình vào tập thể, còn ai kính yêu và tuân lệnh Ông nữa, còn nói chi tới việc thành công ?

NHẬN ÐỊNH VỀ ÐẠO SỐNG RA SAO ?
Ðạo sống của Việt Võ Ðạo có 3 phần vụ: Sống, giúp người khác sống, và sống cho người khác.

1. Về phần vụ Sống: Phải sống đầy đủ, hoàøn chỉnh con người của mình để trở thành những con người, những con người toàn diện, những con người sống thực.

2. Về phần vụ giúp người khác sống: Sống đầy đủ chưa đủ, phải để cho người khác cũng có thể sống đầy đủ, tiến bộ như mình. Giúp người, để cùng tiến bộ.

3. Về phần vụ sống cho người khác: Phần vụ vao quý nhất trong đạo sống, là Sống cho người khác. Muốn đạt tới phần vụ này, phải tu tâm dưỡng tánh, để có đức độ hy sinh những quyền lợi tinh thần và vật chất của mình.

Tóm lại, tất cả những gì từ trong tâm hồn ta thoát ra ngoài, là cuộc sống chủ quan. Tất cả những gì từ bên ngoài nhập vào hồn ta, là cuộc sống khách quan.

Vậy nhận định của chúng ta về đạo sống là: Luôn luôn điều hoà cuộc sống chủ quan với cuộc sống khách quan.



TỔNG KẾT

1. TẤT CẢ CÓ MẤY ÐỊNH LÝ VỀ VŨ TRỤ QUAN VIỆT VÕ ÐẠO ?

Vũ Trụ Quan Việt Võ Ðạo có 4 định lý:

Ðịnh lý Tam Nguyên
Ðịnhlý Tam Ðạo
Ðịnh lý Thường Dịch
Ðịnhlý Miên Sinh.
Riêng về định lý tam nguyên có 3 nguyên lý: Nguyên lý tiên nguyên, nguyên lý vi nguyên, nguyên lý quán nguyên.
Ðịnh lý tam đạo gồm có 3 thành tố là Âm, Dương, Ðạo.

2. TẤT CẢ CÓ MẤY NHẬN ÐỊNH VỀ NHÂN SINH QUAN VIỆT VÕ ÐẠO ?

Nhân Sinh Quan Việt Võ Ðạo có 4 nhận định:

Nhận định về sự sống: Không có cái gì có thể đứng một mình mà tồn tại được.
Nhận định về đích sống: chỉ có những con người sống không có đích sống, chớ không có đích sống nào không có sự sống.
Nhận định về tương quan giữa cá nhân với tập thể: Giữa cá nhân với tập thể đều có tương quan trách nhiệm
Nhận định về đạo sống: Luôn luôn điều hòa cuộc sống chủ quan với khách quan bằng 3 phần vụ sống: sống, giúp người khác sống, và sống cho người khác sống.
Về Đầu Trang Go down
 
BÀI GIẢNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: BÀN TAY THÉP ĐẶT TRÊN TRÁI TIM TỪ ÁI :: VÕ ĐẠO-
Chuyển đến