Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Vovinam - Việt Võ Đạo
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
ptxuyenbpx
Admin
Admin
ptxuyenbpx


Tổng số bài gửi : 90
Đăng ký : 05/08/2010
Tuổi : 43
Đến từ : Chợ Mới - An Giang

Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitimeThu 05 Aug 2010, 21:33

LÝ THUYẾT VÕ ĐẠO
TRÌNH ÐỘ: TƯ VỆ VIỆT VÕ ÐẠO
THI THĂNG CẤP: LAM ÐAI



1. Mười điều tâm niệm:
Việt Võ Ðạo sinh (VVÐS) nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại .
VVÐS - Nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Ðạo
VVÐS - Ðồng tâm nhất trí , tôn kính người trên, thương mến đồng đạo.
VVÐS - Tuyệt đối tôn trọng kỹ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.
VVÐS - Tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
VVÐS - Chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.
VVÐS - Sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.
VVÐS - Kiện toàn một ý chí đanh thép, thắng phục cường quyền, bạo lực.
VVÐS - Sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động.
VVÐS - Tự tin, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ


2. Ý nghĩa đại cương 10 điều tâm niệm:
Ðiều 1 nói về Hoài bảo và mục đích học võ.
Ðiều 2 nói về Nghĩa vụ đối với môn phái và dân tộc.
Ðiều 3 nói về Tình đoàn kết trong môn phái.
Ðiều 4 nói về võ kỹ và danh dự võ sĩ
Ðiều 5 nói về ý thức dụng võ
Ðiều 6 nói về ý hướng học tập và đời sống tinh thần
Ðiều 7 nói về Tâm nguyện sống.
Ðiều 8 nói về Rèn luyện ý chí.
Ðiều 9 nói về Nếp suy cảm, nghị lực và tính thực tế.
Ðiều 10 nói về Ðức sống và tinh thần cầu tiến.

3. Câu hỏi kiến thức võ đạo:

1) VOVINAM là gì ?
VOVINAM là từ quốc tế hóa của từ võ thuật - võ đạo Việt Nam.
2) Vì sao còn gọi VOVINAM là Việt võ Ðạo ?
Còn gọi VOVINAM là Việt Võ Ðạo vì:
a/ Về nội dung, VOVINAM có hai phần:
Võ thuật Việt Nam (Việt Võ Thuật)
Võ Ðạo Việt Nam (Việt Võ Ðạo)
b/ VOVINAM là gốc rể, cội nguồn, còn Việt võ Ðạo là hoa trái của VOVINAM sau quá trình mấu chục năm phát triển. Có thể gọi VOVINAM hay Việt Võ Ðạo cũng Ðược. Cách gọi đầy đủ và đúng nhất là VOVINAM - Việt Võ Ðạo

3) Khi Nghiêm lễ, Việt Võ Ðạo sinh đặt bàn tay phải lên trái tim với ý nghĩa gì ?
Khi nghiêm lễ, VVÐS đặt tay phải lên trái tim có ý nghĩa bàn tay thép đặt trên trái tim từ ái, đức dũng đi đôi với lòng nhân, võ thuật gắn liền với võ Ðạo. VVÐS chỉ được dùng võ để cảnh cáo, cảm hoá người chứ không phải để trừng phạt, trả thù người.

4) Có mấy điều sơ khởi cần ghi nhớ về kỷ luật võ đường ?
Việt Võ Ðạo sinh cần ghi nhớ 3 điều sơ khởi sau đây về kỷ luật võ đường:
1/ Ði tập đều đặn đúng giờ. Ðến trể phải báo lý do với Võ Sư hoặc Huấn Luyện Viên phụ trách. Nghỉ tập phải xin phép.
2/ Trong giờ tập phải chăm chỉ luyện tập, hoà nhã và giúp đõ bạn bè.
3/ Gặp người trên (võ sư hoặc huấn luyện viên) phải chào theo lối Nghiêm Lễ. Khi đến võ đường và trước khi ra về phải chào di ảnh cố võ sư sáng tổ môn phái


Về Đầu Trang Go down
ptxuyenbpx
Admin
Admin
ptxuyenbpx


Tổng số bài gửi : 90
Đăng ký : 05/08/2010
Tuổi : 43
Đến từ : Chợ Mới - An Giang

Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiếp theo   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitimeThu 05 Aug 2010, 21:35

TRÌNH ÐỘ: NHẬP MÔN VIỆT VÕ ÐẠO (LAM ÐAI)
THI THĂNG CẤP: LAM ÐAI I CẤP.


1. Quan niệm thông thường của người tập võ ra sao? VVÐS tập võ để làm gì ?
Quan niệm thông thường của người tập võ là để tự vệ. VVÐS tập võ cho thân thể khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẩn, tâm hồn cao thượng để học tập, lao động, bảo vệ sự sống, đấu tranh cho lẽ phải và phục vụ tổ quốc.


2. Quan niệm dụng võ của Việt Võ Ðạo ra sao ?
Quan niệm dụng võ của Việt võ Ðạo có 4 điểm:
a/ Không thượng đài
b/ Không gây lộn, không thử võ với người hoặc môn phái khác.
c/ Ðể tự vệ
d/ Ðấu tranh cho lẽ phải .


3. VVÐS được phép dụng võ trong các trường hợp nào ?
VVÐS chỉ dùng võ khi danh dự bị xúc phạm, quyền sống bị đe doạ và bênh vực lẽ phải.
Vì sao VVÐS không được phép thượng đài :
VVÐS không được phép thượng đài, vì việc thượng đài chỉ là phần thể thao của võ thuật, gây cho võ sinh một tinh thần hiếu chiến, hiếu thắng. Trong khi VOVINAM VIệt võ Ðạo là một môn phái võ đạo có mục đích rõ rệt nên muốn góp phần vào công việc cải tạo xã hội, xây dựng con người toàn diện, hơn là công việc thượng đài chỉ có tính chất thể thao.


4. Võ sinh và Môn sinh khác nhau như thế nào ?
Võ sinh là những người mới tập võ, chưa làm lễ nhập môn. Môn sinh là những người đã qua một thời gian rèn luyện võ thuật (6 tháng) đã làm lễ nhập môn, đang tiến dần đến con đường võ đạo.


5. Trong đại gia đình Việt Võ Ðạo, các môn đồ đối xử nhau ra sao ?
Trong đại gia đình Việt Võ Ðạo, các môn đồ phải thương yêu, kính trọng nhường nhịn và giúp đỡ lẩn nhau. Các điều đó dan kết lại thành kỷ luật môn phái, một giềng mối vững chắc giúp cho các môn đồ đoàn kết chặt chẻ nêu cao danh dự môn phái và phấn đấu tu dưỡng liên tục để trở thành con người toàn diện.

6. Việt võ Ðạo có mấy màu đai ? Ý nghĩa ra sau ?
Việt Võ Ðạo có 4 màu đai: Xanh, Vàng, Ðỏ, Trắng

a/ XANH: Màu nước biển, biểu thị sự hy vọng, với ý nghĩa người võ sinh bắt đầu đặt chân vào ngành võ thuật và tinh thần võ đạọ

b/ VÀNG: Màu đất, biểu thị sự rộng lượng với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã trở thành bản thể vững chắc của người môn sinh Việt Võ Ðạo.

c/ ÐỎ: Màu lửa, biểu thị sự anh dũng với ý nghĩa võ thuật và võ đạo bốc lên cao, tỏa sáng hướng đi của người môn sinh Việt Võ Ðạo.

d/ TRẮNG: Màu ánh sáng, biểu thị màu tinh khiết, chân tịnh, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã đạt đến độ cao siêu vô hạn của người tượng trưng cho tinh hoa môn phái.

7. Hảy trình bày hệ thống đẳng cấp hiện nay của Việt Võ Ðạo ?
a. Tự vệ nhập môn: Có hai cấp là tự vệ Việt Võ Ðạo (đai xanh màu da trời) và Nhập môn VVÐ (Ðai xanh dương đậm), thời gian luyện tập mổi cấp là 3 tháng. Danh xưng: Võ Sinh.
b. Lam đai: Ðai xanh dương đậm có gạch vàng, ba cấp, cấp 1và 2 tập luyện 6 tháng, cấp 3 tập luyện 18 tháng. Danh xưng: Môn sinh.
c. Hoàng đai: Ðai vàng có gạch đỏ, ba cấp, cấp 1 và 2 luyện tập 2 năm, cấp 3 tập luyện 3 năm. Danh xưng: Huấn luyện viên cấp I, huấn luyện viên cao cấp, võ sư trợ huấn, tương đương đẳng cấp quốc tế: Huyền đai đệ nhất, nhị tam đẳng.
d . Chuẩn hồng đai: Ðai đỏ có 2 viền vàng, một cấp, luyện tập 3 năm và trình tiểu luận võ học khi thi thăng cấp Hồng đai..Danh xưng: Võ sư chuẩn cao đẳng, tương dương đẳng cấp quốc tế: Huyền đai đệ tứ đẳng.
e. Hồng đai: Ðai đỏ có vạch trắng, sáu cấp, mổi cấp luyện tập 4 năm và trình luận án võ học khi thi thăng cấp, danh xưng: Võ sư cao đẳng Hồng đai đệ thất, nhị, tam...cấp, tương dương đẳng cấp quốc tế: Huyền đai đệ ngũ, lục đẳng...
f. Bạch đai: Ðai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ, có 1 cấp, thời gian luyện tập: Vô định. Ðây là đai cao nhất dành riêng cho võ sư chưởng môn MP


8. Hảy giải thích ý nghĩa phù hiệu và kỳ hiệu Việt Võ Ðạo ?
Về màu sắc : Phù hiệu và kỳ hiệu Việt Võ Ðạo có 4 màu:
Xanh: Trỏ âm tố, tượng trưng cho biển cả và hy vọng.
Ðỏ: Trỏ dương tố, tượng trưng cho lửa sống, sự đấu tranh hào hùng và cương quyết.
Vàng: Màu vinh quang hiển hách.
Trắng: Màu của thanh khiết chân tịnh, cao cả và thâm viển tuyệt vời
Về hình nét: Phù hiệu: Nền vàng, nữa trên vuông, nhữa dướI hình tròn ghép lại tượng trưng cho nguyên lý Cương Nhu phối triển của Việt Võ Ðạo biểu thị cho sụ toàn chân, toàn thiện.
Chung cho cả kỳ hiệu: Vòng tròn nhỏ xanh đỏ ở trong biểu thị cho âm và dương, vạch S màu trắng ở giữa bao hàm ý nghĩa tương thôi, tương giao, Tương sinh và thường dịch trong vũ trụ. Vòng tròn lớn bao quanh vòng tròn nhỏ màu trắng biểu tượng cho đạo thể vớI sứ vụ phối hợp điều hoà, khắc chế, bao dung.
Kích thước kỳ hiệu:
Nền vàng, chiều ngang bằng 3/5 chiều dài.
Vòng âm, dương, đạo bằng 1/3 chiều ngang.

9. Hảy cho biết danh tính, ngày sinh, nơi sinh, ngày qua đời, nơi qua đời của cố võ Sư Sáng Tổ Môn Phái Vovinam Việt Võ Ðạo ?
Cố võ sư Sáng Tổ tên là Nguyễn Lộc. Người sinh ngày mồng 8 thá;ng 4 năm Nhâm Tý (1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay là ngoại thành Hà Nội) và qua đờI ngày mồng 4 tháng 4 năm Nhâm Tý (1960) tại Sài Gòn (nay là T.P Hồ Chí Mình). Hiện nay di cốt của người được bảo quản tại số 31 đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP HCM (VN).

10. Cố võ sư Sáng Tổ hoàn thành cuộc nghiên cứu Vovinam năm nào Cuộc biểu diễn Vovinam đầu tiên được tổ chức tại đâu?
Cố võ sư Sáng tổ hoàn thành việc nghiên cứu Vovinam năm 1938 và cuộc biểu diễn Vovinam đầu tiên dược tổ chức tại nhà hát lớn Hà Nội vào mùa Thu năm 1939.

11. Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được tổ chức tại đâu ? năm nào ?
Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được khai giãng vào đầu mùa Xuân năm 1940 tại trường Sư Phạm (École Normal) đường Cửa Bắc Hà Nội.

12. Hãy cho biết danh tính võ sư Chưởng Môn hiệ.n nay của môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo ? Ông sinh năm nào ? Tại đâu ?
Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng là Chưởng Môn thứ hai (hiện nay) của môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo. Ông sinh vào mùa Thu năm 1920 tại Hà NộI.

13. Hiện nay, Vovinam Việt Võ Ðạo đang phát triển như thế nào ?
Hiện nay Vovinam Việt Võ Ðạo đang phát triển mạnh trong nước và được truyền bá sang nhiều nước khác trên thế giới .

Về Đầu Trang Go down
ptxuyenbpx
Admin
Admin
ptxuyenbpx


Tổng số bài gửi : 90
Đăng ký : 05/08/2010
Tuổi : 43
Đến từ : Chợ Mới - An Giang

Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiếp theo   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitimeThu 05 Aug 2010, 21:37

TRÌNH ÐỘ: LAM ÐAI I CẤP
THI THĂNG CẤP: LAM ÐAI II CẤP



1. Hảy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ I của VVÐS?

Ðiều tâm niệm thứ nhứt nói về hoài bảo và mục đích học võ của VVÐS, đó là đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loạị

2. Vì sao không mang hoài bảo tớn lao là đạt đến tuyệt độ của nghệ thuật?

VVÐS không mang hoài bảo lớn lao đạt đến tuyệt độ của nghệ thuật vì nghệ thuật thì khôn cùng nên VVÐS chỉ hoài bảo những gì hợp tình hợp lý có thể thực hiện được chứ không cuồng vọng, không tưởng.

3. Hảy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ haỉ?

Ðiều thứ hai nói về nghĩa vụ của VVÐS đối với môn phái và dân tộc, đó là trung kiên phát huy môn phái và xây dựng thế hệ thanh niên VVÐ.

4. Quan niệm về trung kiên của VVÐS ra sao ?

Trung kiên là trung kiên đối với môn phái, với hướng đi của môn phái đã vạch chứ không phải trung kiên với cá nhân nàọ Tuy nhiên nếu một cá nhân đang chấp chưởng công việc phát huy môn phái, đang đi theo hướng đi của môn phái đã vạch, thì VVÐS có nghĩa vụ phải tiếp tay góp sức, phải triệt để kiên quyết trung thành.

5. Muốn phát huy môn phái VVÐS phải làm gì?

Muốn phát huy môn phái, VVÐS phải:

A/ Dày công khổ luyện để trở thành Võ sư - huấn luyện viên trực tiếp truyền bá võ thuật và võ đạo cho quần chúng.

B/ Thực tập tinh thần VVÐ trong đời sống hằng ngày, nghĩa là:

Trong gia đình là người cha từ, con hiếu, anh hiền, em thảọ

Với bạn bè: giữ tín nghĩa

Với xã hội: là người công dân tốt.

6. Tại sao nghia vụ VVÐS đối với dân tộc là xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Ðạo ?

Ðối với dân tộc phải xây dựng thế hệ thanh niên VVÐ, vì thanh niên VVÐ bao giờ cũng là bức tường thành kiên cố để bảo vệ và xây dựng đất nước. chính tinh thần Võ Ðạo đã khơi mở một tấm lòng yêu nước, từ đó chiến đấu cho dân tộc trường tồn.

7. Hảy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều thứ ba ?

Ðiều thứ ba nói về tình doàn kết trong môn pháị Muốn có đoàn kết VVÐS phải đồng tâm nhất trí, đối với người trên phải tôn kính, đối với đồng đạo phải thành thật thuơng mến nhau.

8. Tại sao tình đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể ?

Tình đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể vì nó là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự hùng mạnh hoặc tan rả của một đoàn thể.

9. Muốn xây dựng tình đoàn kết trong môn phái, VVÐS phải làm gì ?

Muốn xây dựng tình đoàn kết trong môn phái, VVÐS phải loại bỏ mọi thành kiến cá nhân, tiêu trừ lòng tự ái sai lầm, mọi ý nghĩ cá nhân riêng lẽ không thù hằn đồng môn, nếu có những thắc mắc, phải tìm cách giải quyết ngay trong tinh thần xây dựng.

10. Hảy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều thứ tư ?

Ðiều thứ tư nói về võ kỷ và danh dự võ sĩ, đó là tuyệt đối tôn trọng kỷ luật môn phái và luôn luôn nêu cao danh dự võ sĩ.

11. Kỷ luật Việt võ Ðạo là kỷ luật gì ?

Kỷ luật VVÐ là kỷ luật tự giác, nghĩa là tự mình hiểu và tôn trọng kỷ luật, trông gương người mà thực hiện. Người trên muốn hướng dẫn người dưới điều gì thì người trên phải làm gương trước, tuy nhiên đã trông gương người trên, đã nhắc nhở rồi mà người dưới không tuân hành thì phải chịu hình thức kỷ luật hoặc đào thải,

12. Thế nào là anh hùng cá nhân chủ nghĩa ?

Anh hùng cá nhân chủ nghĩa là người có tài nhưng ý thức tổ chức kỷ luật kém, không chịu khép mình trong khuôn khổ, làm việc tùy hứng, không có chí hướng nhất định.

13. Danh dự võ sĩ là gì ?

Danh dự võ sĩ là danh dự của một tập thể người có tư tưởng và hành động hiên ngang cao cả, bênh người yếu bị kẻ mạnh hiếp đáp, đây là một thứ danh dự vượt trên lòng tự ái cá nhân để hoà mình vào nền võ đạo.

14. Hảy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều thứ năm ?

Ðiều thứ năm nói về ý thức dụng võ của VVÐS, đó là luôn luôn tôn trọng các võ phái khác. VVÐS chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.

15. Nếu võ phái khác có một phần tử hư hỏng, VVÐS có quan niệm như thế nào khi phải trừng trị ?

Khi bắt buộc phải trừng trị một phần tử hư hỏng của võ phái khác, VVÐS chỉ coi đó là một việc làm bất đắc dĩ để hướng thiện một cá nhân hư hỏng, chứ không vơ đủa cả nắm và không có ý xúc phạm đến toàn thể võ phái họ.

16. Hảy nêu ý nghĩa đại cương điều thứ sáu ?

Ðiều thứ sáu nói về ý hướng học tập và đời sống tinh thần của VVÐS, đó là phải chuyên cần học tập (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề nghiệp..) rèn luyện tinh thần và trau dồi đạo hạnh.

Muốn thực hiện chuyên cần, học tập VVÐS phải làm gì ?

Muốn thực hiện chuyên cần học tập, VVÐS phải:

A/ Học cho rộng (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề gnhiệp, lý thuyết, thực hành...)

B/ Hỏi cho kỷ (không hiểu thì hỏi, không tự ái chán nản)

C/ Nghĩ cẩn thận (nghiền ngẩm những điều đã học và làm)

D/ Luận cho sáng (so sánh, phân tích, tổng hợp, biện luận và phản luận)

17. Muốn rèn luyện tinh thần, VVÐS phải làm gì ?

Muốn rèn luyện tinh thần, VVÐS phải:

Sống khỏe: Thân thể khỏe mạnh, tư tưởng trong sáng.

Ðức độ: Luôn luôn bao dung, điều hoà khắc chế bản thân và tha nhân (người khác) để cùng tiến bộ.

Cương trực: Cương quyết và thẳng thắn.

Trầm tỉnh: Ðiềm đạm bình tỉnh để tránh những trường hợp xốc nổi, nóng vội.

Tháo vát: Lanh lợi quyền biến để có thể ứng phó được với mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp bất ngờ .

18. Ðạo hạnh là gì? Tại sao VVÐS phải trau dồi đạo hạnh?

Ðạo hạnh là từ gọi tắt của cụm từ: Phẩm hạnh Việt Võ Ðạo (phẩm hạnh VVÐ là sự phối hợp khắc chế, điều hoà bao dung những tính mềm, cứng, tỉnh, động, tối sáng... của sự vật). VVÐS phải trau dồi đạo hạnh vì đạo hạnh là căn bản, là đầu mối cho mọi đức tính. Nó vô cùng cần thiết cho sự rèn luyện tinh thần,nó phù hợp với võ thuật và võ đạo, thích ứng được với mọi hoàn cảnh.

19. Hảy nêu lên ý nghĩa và giải thích điều đại cương thứ bảy ?

Ðiều thứ bảy nói về tâm nguyện sống của VVÐS. Ðó là sống trong sạch, giản dị trung thực và cao thượng.

20. Quan niệm về đức trong sạch của VVÐS ra sao ?

Sống trong sạch của VVDS là giử gìn bản thân mình cho trong sạch, nhưng không tiêu cực, bưng tai bịt mắt trước mọi xấu xa tội lổi của xã hội, mà trái lại phải lắng nghe, nhìn thẳng vào sự thật của đời sống để tìm hiểu, giải quyết và cải tạo nó theo hướng tốt đẹp.

21. Bạn hiểu nếp sống giản dị của VVÐS như htế nào ?

Sống giản dị là không đua đòi, sống phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bản thân và xả hội. Có điều kiện thì hưởng những tiện nghi tốt đẹp, không có điều kiện thì không đòi hỏi, hạch sách gây phiền toái khó chịu cho mọi người.

22. Quan niệm trung thực của VVÐS ra sao ?

VVÐS sống thủy chung thành thật với mọi người, nhưng VVDS cũng cần phải tìm hiểu sự gian trá của người để tránh khỏi bị người lường gạt để tự thắng mình (không nhiểm gian trá, phương hại đến đạo hạnh). Trong trường hợp cần thiết VVÐS phải chứng tỏ cho đối phương của mình biết rằng thủ đoạn gian trá không thể thành công.

23. Thế nào là cao thượng ? Thái độ bất chợt nhường nhịn tha thứ cho người có phải là cao thượng không ?

Cao thượng là vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất tinh thần, là công phu hàm dưỡng lâu dài. Thái độ bất chợt nhường nhịn tha thứ cho người chỉ là tính khí bốc đồng, không định hướng chứ không phải là cao thượng.

24. Hảy nêu lên ý nghĩa và giải thích điều tâm niệm số tám ?

Ðiều thứ tám nói về ý chí của VVÐS phải rèn luyện cho bản thân một ý chí đanh thép, bằng cách luôn luôn đương đầu với mọi thử thách gian nguy và thắng phục cường quyền bạo lực.

25. Muốn kiện toàn ý chí đanh thép VVÐS phải làm như thế nào ?

Muốn kiện toàn ý chí đanh thép VVÐS phải:

Nghiêu cứu kỷ lưởng, cân nhắc các sự kiện đã thu lượm trước khi quyết định.

Thực hiện cho bằng được quyết định của mình với tất cả năng lực nhiệt tình và cương quyết khi bắt tay vào việc.

26 Hảy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ chín ?

Ðiều thứ chín nói về nếp suy cảm, nghị lực và tính thực thế của VVÐS, đó là phải sáng suốt khi nhận định, bền gan khi tranh đấu và tháo vát khi hành động.

27. Tại sao cần phải sáng suốt nhận định ?

VVÐS cần sáng suốt nhận định để phân biệt phải trái, đúng sai, tình lý, bề mặt, bề trái, các khúc mắc của sự việc, ngõ hầu sử sự cho hợp thời, đúng lúc, tránh được hậu quả tai hại.

28. Thế nào là bền gan tranh đấu ? Mạnh tử đã đưa mấy trường hợp tranh đấu lớn trong đời sống ?

Bền gan tranh đấu là có một ý chí và nghị lực sung mãn, thất bại không nản lòng, không chịu khuất phục trước sức mạnh, giải quyết các khó khăn một cách bền bỉ dẻo dai.

Mạnh tử đã đưa ra ba trường hợp tranh đấu lớn trong đời sống:

Uy Vũ bất năng khuất

Bần tiện bất năng di

Phú qúy bất năng dâm

29. Thế nào là tháo vát hành động ?

Hành động tháo vát là hành động chủ động, thông minh, sáng tạo, thích ứng với mọi hoàn cảnh, hợp tình, hợp lý với mọi trường hợp. Người tháo vát hành động là yêu người, thương người, hợp tác với người không ỷ lại, dựa dẩm vào người, luôn luôn ứng phó với nghịch cảnh, nhưng không gian trá, kêu căng, khinh địch, lạc quan hoặc bi quan quá trớn.

30. Hảy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều thứ mười ?

Ðiều thứ mười nói về đức sống và tinh thần cầu tiến của VVÐS. Ðối với bản thân, VVÐS phải tự tin, tự. Thắng, luôn luôn tự kiểm để tiến bộ. Ðối với người phải khiêm cung và độ lượng.

31. Thế nào là tự tin, tự thắng, khiêm cung, độ lượng ?

Tự tin: Tin ở năng lực, phẩm chất đạo đức và ý chí của bản thân biết phát huy cái tốt đẹp của bản thân để tiến bộ.

Tự thắng: thắng được mình, tự sửa chửa những thói hư, tật xấu những vị kỷ yếu đuối của bản thân.

Khiêm cung: Khiêm nhường và cung kính với người trên hay người cao tuổI hơn mình.

Ðộ lượng: Rộng lượng với người dưới hay người nhỏ tuổi hơn mình.

32. VVÐS nhìn lại bước đã qua với thái độ như thế nào ?

VVÐS nhìn lại bước đã qua bằng thái độ luôn luôn tự kiểm những ưu khuyết điểm hầu rút ra các bài học kinh nghiệm để tiến bộ chứ không phải nhìn lại những bước đã qua bằng đôi mắt kiêu ngạo, tự đắc, tự mản trước thành công hoặc than van trách móc trước thất bại đổ vỡ

Về Đầu Trang Go down
ptxuyenbpx
Admin
Admin
ptxuyenbpx


Tổng số bài gửi : 90
Đăng ký : 05/08/2010
Tuổi : 43
Đến từ : Chợ Mới - An Giang

Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiếp theo   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitimeThu 05 Aug 2010, 21:38

Trình độ lam đai đệ nhị cấp
Thi lên: Lam đai đệ tam cấp


1. Võ thuật là gì ?
Võ thuật là kỷ thuật dùng sức (đòn, thế, vũ khí ...) để ứng chiến vớI người và vật.
Dùng sức bằng kỷ thuật xử dụng Tay là Quyền thuật
Dùng sức bằng kỷ thuật Chân là Cước thuật
Dùng sức bằng kỷ thuật xử dụng: Ðao, Kiếm... là Ðao, Kiếm, Thuật
Cố nhân thường nói ỘThập bát ban võ nghệỢ là chỉ sử dụng nhiều thứ vũ khí khác nhau.

2. Võ đạo là gì ?
Võ đạo là đường lối, hệ thống tư tưởng rỏ rệt của một môn phái hướng dẫn quan niệm sống cho người học võ.

3. Một trường dạy võ thuật khác với một trường dạy võ đạo ra sao ?
Một trường dạy võ thuật hướng dẫn người học võ kỷ thuật dùng sức để ứng chiến với người và vật.
Một trường dạy võ đạo, ngoài phần hướng dẫn cho người học võ kỷ thuật dùng sức, còn trau dồi cho họ một quan niệm sống đúng đắn để cho mọi người kính trọng và thành công trong đờI sống.

4. Một phái võ thuật muốn đi đến võ đạo phải có những điều kiện gì ?
Một môn phái võ thuật muốn đi dến võ đạo phải có:
Một tinh thần dân tộc đầy đủ
Một ý thức hệ rõ rệt
Một hệ thống võ thuật toàn diện
Một phương pháp giảng dạy hửu hiệu
Một thờI gian nhất định quảng bá võ thuật.

5. Vì sao ngành võ nước nhà (Việt Nam) trước đây chỉ đi đến thuật chớ chưa đi tới đạo ?
Sở dỉ ngành võ nước nhà trước đây chỉ đi đến thuật chớ chưa đi tới đạo vì giữa văn và võ có sự phân biệt quá máy móc nên chưa hệ thống hoá những ý niệm tốt dẹp để trở thành môt nền võ đạo dân tộc.

6. Vào thời nào nền võ đạo của dân tộc Việt Nam gần hình thành qua việc thành lập giảng võ đường ?
Năm 1253 đờI nhà Trần, giảng võ đường được thành lập song song với Quốc Học Viện, lúc đó nền võ đạo dân tộc gần hình thành.

7. Thế nào là tính cách Tộc Truyền và Bí Truyền ?
tộc truyền là chỉ dạy võ trong phạm vi thu hẹp gồm những người trong dòng họ và một vài môn đệ tâm huyết, không truyền bá rộng rải.
Bí truyền là vị võ sư thời xưa dù tương đắc với học trò đến thế nào bao giờ cũng giữ lại một vài thế võ độc đáo để đề phòng những trường hợp trò phản thầy . Việc giảng dạy có tính chất tình cảm và tùy hứng không đặt thành một chương trình huấn luyện quy mô, rõ rệt. Do đó, các môn võ, thế võ độc đáo mai một theo thời gian, klhông phát triển được.

8. Từ Vovinam tới Việt Võ Ðạo khác từ Nhu Thuật tới Nhu Ðạo (Nhật Bản) ở những điểm nào ?
Từ Vovinam tới Việt Võ Ðạo khác với từ Nhu Thuật tới Nhu Ðạo ở hai điểm:
Làng Võ Nhật Bản đã chính thức được hưởng không khí sinh hoạt võ sĩ đạo từ trên hai ngàn năm. Còn ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều thời đại dụng võ nhưng đến lúc xây dựng một nền võ đạo dân tộc, không khí sinh hoạt võ đạo của dân tộc đã mai một, nên cần phải xây dựng lại từ đầu. Ðó là chưa kể sự du nhập của các nền võ thuật ngoại quốc để làm chúng ta bị cuốn hút theo, mà không chú ý đến những gì có tính cách tự lập, tự cường phải dầy công xây dựng.
Nhu đạo chi là giai đoạn phát triển hoàn bị của Nhu Thuật, nhưng Việt Võ Ðạo không phải chỉ là một giai đoạn phát triển hoàn bị của Vovinam, vì nhiệm vụ kết tinh những giá trị võ thuật của Vovinam và xây dựng một ý thức hệ Võ học, Việt Võ Ðạo còn có nhiệm vụ tổng hợp các giá trị võ vật xưa và nay lấy các môn võ hiện đại trên thế giới làm võ liệu nghiên cứu phối hợp cả nhu lẫn cương để hình thành một nền võ đạo cho dân tộc Việt Nam.

9. Tinh thần võ đạo của Việt Võ Ðạo chủ trương có mấy phần vụ ?
Tinh thần võ đạo của Việt Võ Ðạo chủ trương có 3 phần vụ:
Sống: với tất cả lửa sống tiềm tàng trong tâm thân, phải luôn cố gắng kiện toàn bản thân trên ba phương diện: Thân thể khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẩn, tâm hồn cao thượng để trở thành những con người toàn diện giúp ích cho gia đình và xã hội.
Giúp cho người khác sống: Không lấy sự kiện toàn của bản thân làm lợi khí lấn áp, giàng giật quyền sống của người khác. Trái lại, phải tôn trọng, giúp đở, tạo điều kiện để ngườI khác cùng tiến bộ và hưởng vị sống như mình.
Sống cho người khác: Ðây là phần vụ cao qúy nhất đòi hỏi người VVÐS phải hy sinh một số quyền lợi về vật chất lẩn tinh thần có khi hy sinh cả tính mệnh của mình cho người khác nếu thấy cần thiết, vì cuộc sống của chúng ta liên quan ràng buộc với cuộc sống của mọi người, các nhu cầu chúng ta được hưởng, sự thành công của chúng ta trong cuộc sống đều do mọi người chung quanh hổ trợ, giúp đở...

10. Hảy trình bày mục đích của Việt Võ Ðạo
Việt Võ Ðạo có 3 mục đích:
Bảo tồn, phát triển và quảng bá võ hoc việt Nam hều nêu cao tinh thần thượng võ, bất khất của dân tộc. Khai thác trọn vẹn cả hai phần Cương và Nhu của con người để xiển dương môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo bằng cách chuốt lọc những thế võ và vật cổ truyền Việt Nam rồi phối hợp, thái dụng mọI tinh hoa võ thuật đã và hiện có trên thế giớI.
Thu nhập, nghiên cứu và phát minh các bài, thế võ để tu bổ và xây dựng nền võ học Việt Nam ngày càng phong phú hơn.
Huấn luyện môn sinh về ba phương diện: Võ Lực, Võ thuật và tinh thần Võ Ðạo.

11. Về võ lực, Việt Võ Ðạo huấn luyện môn sinh ra sao ?
Về Võ Lực VVÐ huấn luyện cho môn sinh một thân hình rắn rỏi vững vàng, một sức lực mạnh mẽ dẻo dai, để có thể chịu đựng mọI khó khăn cực nhọc, đẩy lùi các bệnh hoạn, giữ cho thân thể luôn tráng kiện và lành mạnh.

12. Về võ Thuật, VVÐ huấn luyện cho môn sinh như thế nào ?
Về võ thuật VVÐ huấn luyện cho môn sinh một kỷ thuật dùng sức tinh vi để tự vệ hữu hiệu đạt tới một nghệ thuật cao quý để phục vụ con người và sẳn sàng bênh vực lẽ phải.

13. Về VõÐạo, VVÐ huấn luyện cho môn sinh những gì ?
Về Võ Ðạo VVÐ rèn luyện cho môn sinh một tâm hồn cao thượng, một ý chí quật cường, một phong thái hào hiệp, một tinh thần kỷ luật tự giác, một nếp sống hợp quần trong tinh thần đồng đạo, một truyền thống hy sinh cao cả. Một đức độ khoan dụng từ ái để phục vụ hữu hiệu cho bản thân, gia đình, dân tộc và nhân loại.

14. Ðể thực hiện các mục đích trên VVDS hoạt động theo các tôn chỉ nào ?
Ðể thực hiện ba mục đích nêu tre6n, môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo chủ trương hoạt động theo 5 quan điểm sau:
Mọi hoạt động của môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo đều xây dựng trên nền tảng lấy con người làm cứu cánh, lấy đạo hạnh làm phương châm, lấy kỷ thuật và ý chí quật cường làm phương tiên.
Môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo là một đại gia đình trong đó các môn dồ thương yêu kính trọng lẩn nhaụ sự kính trọng và lòng thương yêu ấy đan kết thành kỷ luật môn phái, một giềng mối vững chắc giúp các môn đồ đoàn kết chặc chẻ để nêu cao danh dự môn phái và trở thành những con người toàn diện.
Môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo luôn luôn tích cực góp phần vào mọI cuộc giáo dục thanh thiếu nhi.
Mọi hoạt động của môn phái vovinam việt Võ Ðạo đều không có tính cách chính trị và tôn giáo.
Môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo luôn luôn tôn trọng các võ phái khác để cùng xây dựng một nền võ học Việt Nam với tinh thần võ hữu thật sự.

15. Hảy giải thích đại cương nguyên lý "Cương Nhu Phối Triển":
Theo nghĩa thông thường, Cương là Cứng rắn, Nhu là mềm dẻọ Trong võ học, các phái thiên về Cương có kỷ luật cứng và mạnh, lấy sức làm chính, cách sử thế hùng dũng quyết liệt, uy nghiêm. Các võ phái thiên về Nhu có kỷ luật linh hoạt uyển chuyển ít dùng sức cách xử thế hoà nhả, khiêm cung, tế nhị. Các môn sinh Việt Nam trước đây không theo cương hay nhu nhất định, nó biến hóa linh động tùy theo thể tạng mổi người, mổi địa phương. Nhận thấy trong cây tre Việt Nam, có cương, nhu có cả cứng rắn và mềm dẻo, có cả bền bỉ và gai góc. Tóm lại nó hội đủ hai tính Cương Nhu hợp thành một thể thống nhất, nó rất giống với bản chất và tính tình con ngườI Việt Nam.
Từ sự quan sát đó, sau khi nghiên cứu sâu sắc nhiều nghành võ thuật trên thế giới và dân tộc, cố võ sư sáng tổ Nguyển Lộc đã lấy định luật ỘCương Nhu Phối TriểnỢ làm nguyên lý cho Vovinam Việt Võ Ðạo. Cương Nhu phối triển không chỉ đơn thuần là một sự bao hàm cả hai tính cương và nhu mà thật sự nó linh hoạt biến hóa vô cùng. Lúc thì Cương nhiều Nhu ít, lúc thì Cương ít Nhu nhiềụ Lúc vừa Cương vừa Nhu tùy theo mổi hoàn cảnh và mổi tình huống.

16. Tác phong là gì ?
Tác phong là tất cả những gì biểu lộ ra bên ngoài của một con người, như lề lối làm việc, học tập, cách ăn mặc, nói năng, đi đứng...

17. Vì sao VVÐS phải giử gìn tác phong?
Ở mọi nơi, trong mọi trường hợp vì người khác nhìn vào tác phong để phán đoán và đánh giá nhân cách của mình cùng danh dự môn phái.

18. VVDS cần tránh mấy điều xấu ? hảy kể ra.
VVÐS cần tránh 5 điều xấu là;
Tránh huênh hoang tự dắc rằng mình là người Ộcó võỢ ở giữa đám đông, nơi công cộng.
Tránh dèm pha thanh danh các võ phái khác vì đó là thái độ vô ý thức dể gây ra ngộ nhận để môn phái mang tiếng.
Tránh mọi hành động khiêu khích để người khác có thể hiểu lầm rằng môn phái chúng ta cốt huấn luyện võ sinh đi gây chuyện với thiên hạ.
Tránh mọi sự đụng độ vô lý, chỉ cốt lấy le với mọi người trong một lúc.
Tránh tinh thần quốc gia quá khích, bài xích môn võ nước ngoài du nhập, dù người đối thoại là bạn thân hay người nhà.

19. VVÐS cần làm mấy điều tốt ? hảy kể ra.
Có 5 điều tốt VVÐS cần làm là:
Thực tập tinh thần VVÐS trong đời sống hằng ngày để được sự mến phục của người khác.
Gây tình cảm thân hữu với các võ phái khác để họ hiểu ta quý mến ta, sẳn sàng hợp tác với môn phái ta trong việc phát triển võ thuật và võ đạo.
Sốt sắng trong công việc không chờ nhắc nhở.
Dám nhận trách nhiệm, tận tâm giúp đở ngườii, không so bì hơn thiệt.
Ôn luyện, học hỏi không ngừng để tiến bộ.

20. Tác phong của VVÐS khi học tập ra sao ?
Khi học tập, VVÐS phải tôn trọng kỷ luật, kính thầy và yêu bạn.
Tôn trọng kỷ luật: Tự giác tôn trọng nội quy của môn phái, hội và võ đường.
Kính thầy: Lúc đến và ra về phải chào võ sư và huấn luyện viên theo nghi thức VVÐ. Chăm chú theo dỏi và tuyệt đối tuân theo lệnh của VS và HLV trong học tập và trong sinh hoạt.
Yêu bạn: Vui vẻ hoà nhả với đồng môn, nếu bạn yếu kém phải nương tay, chỉ dẫn, khuyến khích bạn, săn sóc khi bạn bị té đau, bị đau vì bạn lở tay đánh mạnh cũng không cáu kỉnh giận dử, tránh tranh luận ồn ào, cướp lời bạn một cách lỗ mảng, tuyệt đối tránh những đố kỵ, thù hằn.
21. Trong gia đình VVÐS phải cư xử như thế nào ?
Trong gia đình VVÐS phải kính mến ngườI trên,yêu mến người ngang hàng, nhường nhịn người dưới.
Kính mến người trên là lể độ và vâng lời dạy bảo, nếu người trên có điều gi sơ suất thì tìm cách khuyên lơn nhẹ nhàng.
Yêu mến ngườI ngang hàng là chí tình, vui vẻ và hoà thuận.
Nhường nhịn người dưới là rộng lượng, tận tâm chỉ bảo vớI thái độ hoà nhã. Tuyệt đối tránh dùng võ khí khi trong gia đình không may có chuyện bất hoà.

22. Tác phong của VVÐS khi làm việc ra sao ?
Khi làm việc, VVÐS phải ghi nhớ tác phong con nhà võ với tinh thần Việt võ Ðạo là thận trọng nhưng mau lẹ. Muốn thế, phải phân công việc ra 3 giai đoạn: Lúc tính việc, lúc vào việc, và lúc xong việc.

Lúc tính việc phải có các tinh thần sau:
Tinh thần thực tiển: Nắm vững các sự kiện, không suy luận mò mẫm, phí phạm thời gian bàn cải vô ích, có kế hoạch làm việc và tính toán hiệu quả công việc.
Tinh thần xung phong: Dám nghĩ, dám làm, chịu thử thách, không chần chừ do dự, sợ khó, ngại khổ.
Nhiệt tình: là tình cảm sốt sắng với người và việc, hăng hái gánh vác công việc với tất cả nhuệ khí tuổi trẻ.
Chí công vô tư: Nhìn thẳng vào sự việc, đặt nghĩa vụ chung lên trên quyền lợi riêng, không thành kiến, mặc cảm cá nhân.

23. Lúc vào việc phải làm việc với tinh thần và phong cách ra sao ?
Quyết tâm: Ðã quyết định xong phải bắt tay vào việc ngay, thực hiện cho bằng được dù phải trải qua nhiều thời gian htử thách.
Mau lẹ: giải quyết công việc nhanh gọn.
Tháo vát: Ứng biến hữu hiệu khi hoàn cảnh thay đổi (cần nhớ: tháo vát không phải là hấp tấp, vội vàng, vượt qua ngoài kỷ luật)
Kiên nhẫn: Sẳn sàng chịu dựng mọi thử thách gian khổ, không nản lòng thối chí.
Tinh thần trách nhiệm: Làm việc chu đáo, tính toán cẩn thận, dám nhận lấy kết quả dù không tốt về mình, không đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh.
Tinh thần đồng đạo: Ðặt quyền lợi môn phái lên trên lợi ích riên gtư, không chiếm việc tranh công, gây bè kết nhóm.
Tinh thần bất vụ lợi: Không dòi hỏi, phải tính toán, mặc cả cho cá nhân mình, tự coi mình như người đày tớ trước chủ nhân.

24. Lúc xong việc, phải kiểm điểm lại như thế nào ?
Tự kiểm: Tự kiểm điểm bản thân, nhìn rõ các ưu khuyết điểm để rút kinh nghiệm.
Kiểm người: Kiểm điểm những cái đúng, cái sai của người cùng làm việc của mình.
Kiểm việc: Xem việc ta làm có những gì ưu diểm để phát huy, có gì thiếu sót để khắc phục, sữa chữa và bồi đấp thêm.
Ðúc việc: suy nghĩ tính toán xem nếu công việc tương tự lại xảy ra một lần nữa ta [hải làm thế nào để khá hơn lần trước.

25. VVÐS phải thể hiện tác phong ra sao khi biểu diễn võ thuật ?
Chỉ có khi nào có sự phân công của môn phái, Hội, chi hội VVÐ Việt Võ Ðạo sinh mới được tham dự các buổi biểu diễn võ thuật. Khi biểu diễn trước hết phải nghĩ đến danh dự môn phái, đem hết tinh thần vào cuộc biểu diễn để truyền vào cảm quan khán giả những đòn thế tinh luyện với sự diễn tả tận tình, hăng say nhưng nhu nhã, dử dội mãnh liệt mà vẫn uyển chuyển, nhip nhàng, qua đó biểu dương được những nét độc đáo về võ thuật và võ đạo của môn phái.

26. VVÐS phải thể hiện tác phong ra sao khi biểu diễn võ thuật ?
Khi biểu diễn võ thuật, VVÐS phải thể hiện tề chỉnh thông qua các điểm sau:
Trang: Võ phục trang nhã, sạch sẽ, gọn gàng.
Ðạm: Sắc mặt điềm đạm, vui vẽ.
Tề: Cử chỉ tề chỉnh, đường hoàng.
Lễ: Nói chuyện lễ độ, khiêm nhường.
Kỷ: Triệt để chấp hành kỷ luật cho cuộc biểu diễn do người điều khiển qui định.

27. Khi giao dịch ngoài xã hội hoặc nơi công cộng, VVÐS phải có thái độ như thế nào ?
Khi giao dịch ngoài xã hội hoặc nơi công cộng, VVÐS cần phải.
Tôn trọng nội quy nơi giao dịch, công cộng.
Ôn tồn nhưng không do dự, ba phải, ngại tranh luận
Cởi mở nhưng không bạ đâu nói đấy, tiết lộ hết chuyện nội bộ cho người ngoài biết.
Niềm nở nhưng không nịnh bợ, cầu cạnh, suồng sã.
Khiêm tốn nhưng không khúm núm, quy lụy.
Tuyệt đối tránh khoe khoang là Ộngười có võỢ.

28. Khi giao dịch ngoài xã hội hoặc nơi công cộng, VVDS phải đối thoại ra sao?
Khi giao dịch ngaòi xã hội hoặc nơi công cộng trong khi đối thoại VVÐS cần phải:
Ðiều hoà được tình cảm cuả bản thân, không quá sôi nổi, nóng nảy, cũng như không thờ ơ lạnh lùng.
Chú ỳ lắng nghe để hiểu rõ tâm lý và hoàn cảnh của người đối thoại với mình.
Biết trình bay câu chuyện rỏ ràng, mạch lạc và tế nhi.
Biết cách khéo léo đấu lý và minh chứng để thuyết phục hay làm tê liệt quan điểm của người đối htoại khi cần đến.
Cân tránh nói năng ỘÐao to búa lớnỢ cộc lốc, bươi móc, làm mất sỉ diện người khác.

29. VVÐS phải cư xử ra sao khi giao dịch ngoài xã hội và nơi cộng cộng ?
VVÐS cần phải có cử chỉ văn minh lịch sự và cư xử quang minh hào hiệp khi giao dịch ngoài xã hội và nơi công cộng, cụ thể là:
a/ Về cử chỉ:
Thẳng thắng, chửng chạc.
Biết làm dịu tình hình bằng phong tháio uy nghi, hoà dịụ
Biết ứng biến trước nghịch cảnh bất ngờ.
Ung dung và tươi tỉnh
Trang phục sạch sẽ gọn gàng.
b/ Cách đối xử:
Luôn luôn quang minh, hào hiệp, sẳn sàng giúp đở mọi người nhất là các công việc nhỏ nhặt thông thường như: Dắt người mù loà, tật nguyền băng qua lộ, nhường chổ ngồi cho người già yếu, phụ nử có bầu, tật nguyền trên các phương tiện giao thông (xe, ghe ...) khi chật chội.
Khi gặp những cảnh hổn tạp. lố lăng, phải lẳng lặng rời xa nhưng không dè bỉu, câu nệ thành kiến.

30. VVÐS phải có tinh thần, thái độ như thế nào khi phải tham gia công tác xã hội ?
VVÐS tham gia công tác xã hội vì nghĩa vụ chúng tôi đối với đồng bào, vậy phải giữ đúng tinh thần vị tha, chí công vô tư, bất vụ lợi. Tuyệt đối tránh việc kể ơn hay có thái độ, cử chỉ có thể làm người thọ ơn tủi thân hoặc hiểu lầm việc làm tốt đẹp của tạ Khi tiếp xúc giúp đở họ, phải khéo léo giữ gìn ý tứ, hoà nhã và lễ độ.

Trong những buổi sinh hoạt nội bộ VVÐS cần phải:
a/ Thân ái: Vì đây là dịp để cho các đồng môn có dịp tìm hiểu nhau từ hoàn cảnh, tài năng đến chí hướng. Cần nhớ thân ái không phải là gây bè kết nhóm tạo sự tỵ hiềm đố kỵ nhaụ
b/ Hồn nhiên: Vì có tính cách gia đình, là dịp để cho mọi người có thể phgát huy những năn gkhiếu đặc biệt, tránh bừa bải tự do quá trớn.
c/ cởi nở: Vì mục đích sinh hoạt nội bộ là tạo niềm thông cảm giữa các võ sinh để tình đồng đạo mỗi ngày một vững vàng. Tuy nhiên, cởi mở không đồng nghĩa với khoe khoang, phách lối, hợm hỉnh, chọc phá hoặc bươi móc lẫn nhau.
d/ Bao dung: vì đây là cơ hội tốt để các đồng môn tương trợ lẫn nhau, giải quyết các hiểu lầm,ngộ nhận. Khi có kinh nghiệm quý báu gì ta nên đem ra phổ biến để mọi người cùng lãnh hội, khi đồng môn có kém điều gì không hay, ta sẳn lòng bỏ quạ Nếu thấy cần thiết nên góp ý khéo léo, nhẹ nhàng, cổ vũ khuyến khích để dồng môn tăng thêm nhuệ khí khi thi thố tài năng.

Về Đầu Trang Go down
ptxuyenbpx
Admin
Admin
ptxuyenbpx


Tổng số bài gửi : 90
Đăng ký : 05/08/2010
Tuổi : 43
Đến từ : Chợ Mới - An Giang

Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiếp theo   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitimeThu 05 Aug 2010, 21:42

TRÌNH ÐỘ LAM ÐAI III CẤP
THI LÊN: HUYỀN ĐAI

1. Truyền thống võ học của nhân loại diễn tiến ra sao ?
Truyền thống võ học của nhân loại được diễn tiến qua nhiều yếu tố như địa lý, nhân văn, tình trạng xã hội, tranh đấu sử, trình độ tiến hoá.
Có mấy thời kỳ lập võ ? Hãy kể ra và giải thích đại cương.
Có 4 thời kỳ lập võ:
a/ Chiến đấu với cầm thú: vì bản năng sinh tồn khiến người và thú phải tranh đấu để dành lại sự thắng lợi.
b/ Song đấu: võ thuật được coi là lẽ phải để quyết định sự mâu thuẩn của hai người.
c/ Hổn đấu: Kỹ thuật chiến đấu giữa nhiều người với một người, hoặc một người áp đảo nhiều người.
d/ Võ học thâm nhập vào binh pháp: Áp dụng võ học vào quân đội để dựng nước và giữ nước.

2. Do đâu người tiền sử đã chế ra các loại võ như hầu quyền, hổ quyền, mã quyền, điểu quyền, xà quyền, ngưu quyền ?
Do kinh nghiệm thường xuyên phải chiến đấu với cầm thú để bảo vệ sự sinh tồn mà người tiền sử đã chế ra các loại võ như kể trên.

3. Loại hầu quyền, mã quyền, hổ quyền, điểu quyền, xà quyền, ngưu quyền có những đặc điểm gì ?
Ðặc điểm của:
a/ Hầu quyền: Lanh lẹ, chờn vờn, đu đưa, nhảy nhót.
b/ Hổ quyền: Chụp xiết, dữ tợn, chớp nhoáng, sấm sét.
c/ Mã quyền: Trá bại hoặc lùi chạy rồi bất thần đánh ngược lại (cùi chỏ, giò lái, đà đao, hồi mã thương...)
d/ Ðiểu quyền: bất ngờ chụp từ trên cao xuống, giương đông, kích tây, hư hư, thực thực.
e/ Xà quyền: Là là mặt đất, uốn mình tránh nhanh, né gọn, vun vút tấn công.
f/ Ngưu quyền: Húc, xiết, khoá dũng mãnh, dùng sức toàn thân lao người vào đối phương (những thế vật).

4. Do đâu ý thức dụng võ chống với cầm thú được chuyển sang ý thức lập võ chống với người ?
Do những mâu thuẩn nội tại trong xã hội thị tộc phát sinh như: cưới vợ, chia của, bầu tộc trưởng... mà ý thức dùng võ chống với cầm thú được chuyển sang ý thức lập võ để chống với người.

5. Ðến lúc võ thuật thâm nhập vào binh pháp, song đấu còn ảnh hưởng ra sao ?
Ðến khi võ thuật thâm nhập vào binh pháp, song đấu vẫn còn ảnh hưởng như là quyết định sự thắng bại của một trận đánh lớn (hai vị tướng cầm đầu đánh nhau, tướng bên nào thua trận coi như bên ấy thua luôn, binh sĩ bên thắng ào sang chém giết và thu chiến lợi phẩm.

6. Do đâu phát sinh ra kỹ thuật hổn đấu ?
Do tham vọng tranh chiếm càng ngày càng cao, do ý thức về quyền lợi thị tộc cần phải bảo vệ mỗi ngày một lớn mạnh, kỹ thuật hổn đấu đã phát sinh.
Thời đại nào đã mở màn cho võ học thâm nhập vào binh pháp? Binh pháp gia đầu tiên của Việt Nam là ai ?
Tại Việt Nam thời đại đồ sắt, võ học mới thực sự thâm nhập vào binh pháp. Binh pháp gia đầu tiên của Việt Nam là danh tướng Lý Thường Kiệt. (trước Lý Tthường Kiệt , dân tộc Việt Nam qua nhiều lần thắng ngoại xâm, song đều nhờ ở tinh thần dân tộc cao độ chớ chưa áp dụng được sự biến ảo của binh pháp để thắng đối phương như Lý Thường Kiệt).

7. Truyền thống Việt Võ Học ra sao ? Có mấy phẩm tính ?
Nhờ địa thế, truyền thống võ học VN rất phong phú, tuy nhiên vẫn giữ được bản sắc của một dân tộc đất hẹp, dân ít, chỉ vì tinh thần thượng võ mà trường tồn, do dó truyền thống võ học VN gồm 3 phẩm tính sau:
1/ Hợp với thể tạng người yếu, nhưng gan dạ và các điều kiện địa lý.
2/ Cương nhu phối triển.
3/ Tổng hợp và hoà điệu các ý thức võ học.

8. Vì đâu Việt Võ Học đã tổng hợp và hoà điệu được mọi ý thức võ học trên thế giới ? Và đã tổng hợp theo chiều hướng nào ?
Vì địa thế được tiếp nhận thường xuyên với các ngành võ trên thế giới, nên Việt Võ Học đã tổng hợp và hoà điệu được mọi ý thức võ học. Nhưng hòa điệu với chiều hướng thái dụng mọi tinh hoa và tân tiến hoá .

9. Võ thuật có lợi ích gì ?
Võ thuật làm cho thân thể cường tráng khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng, ngoài ra võ thuật con bảo vệ đời sống con người và là chất liệu để kiến tạo lịch sử.

10. Thời nay võ thuật còn hữu dụng nừa không ?
Với khoa học hiện đại, nhiều người đã nghĩ rằng: Võ thuật không còn hữu dụng nữa, song ta quên rằng có võ khí tối tân mà không có bàn tay lanh lẹ, vững chắc và tinh thần bình tỉnh, dũng cảm điều khiển thì liệu có thành công không ? Và dù khoa học có tối tân mấy chăng nữa cũng không thể biến kẻ hèn nhát thành đấng anh hùng. Do đó dù ở thời đại nào, võ thuật cũng vẫn còn hữu dụng.

11. Thời xưa ở Việt Nam và Trung Hoa, võ thuật rất thịnh hành trong giới nào ?
Thời xưa ở Việt Nam và Trung Hoa võ thuật rất thịnh hành trong giới tu hành (các vị đạo sĩ, hoà thượng mở rộng của động hoặc chùa chiền để thâu nhận môn đệ).

12. Võ sĩ đạo Nhật Bản bắt nguồn từ đâu ?
Võ sĩ đạo Nhật bản bắt nguồn từ hệ phái Samourai tức là đoàn ngự lâm quân tuyển chọn trong hàng trai tráng quý tộc, có sức vóc vạm vỡ, được huấn luyện võ thuật đến trình độ tinh vi xuất chúng để bảo vệ Nhật Hoàng, chinh phục phản loạn và nắm quyền thống trị dân Nhật (Samourai chỉ là giai cấp tiêu biểu cho võ sĩ đạo Nhật Bản còn Bushido mới chính nghĩa là võ sĩ đạo).

13. Hãy kể những đồng điểm và dị điểm giữa tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản với Việt Nam và Trung Hoa ?
So sánh tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản với Việt Nam và Trung Hoa ta thấy:
1/ Về đồng điểm: Ái quốc, khí tiết, trọ/ng danh dự, tín nghĩa, kỹ luật, coi nhẹ cái chết.
2/ Về dị điểm: Võ sĩ đạo Nhật Bản thì Nhập Thế (tham chánh) tự tôn, tự đại (vì giữ quyền hành) tôn thờ quốc gia qua 1 người, hy sinh cá nhân cho tập thể, khinh thường sự sống.
Còn võ sĩ đạo Việt Nam và Trung Hoa thì Xuất Thế, ẩn cư nơi non cao rừng thẩm, giang hồ hành hiệp, nay đây mai đó, biết hy sinh cho đại nghĩa dân tộc, chớ không vì một cá nhân, nhưng thiếu thực tế, tiêu cực trong hành động, rất quý sự sống.

14. Quan niệm của chúng ta về Võ sĩ đạo ra sao ? Về các tôn giáo ra sao ?
Quan niệm của chúng ta về võ sĩ dạo ngày nay thật rộng lớn, có thể kể vài nét chính như sau :
Võ sĩ đạo hôm nay, trước hết phải là những con người thực tế, sống sát dân tình, hoà niềm đau thương hoặc vui sướng với toàn thể dân tộc, những con người có hùng tâm đại chí, dám làm và đặt hết niềm tin vào công việc, biết nhìn xa trông rộng, biết hướng về đại cuộc mà không sơ sót kiện toàn từ việc nhỏ, biết nương thời để xây dựng sự nghiệp trường cửu.
Về các tôn giáo, võ sĩ đạo hôm nay nghĩ rằng tôn giáo nào cũng lợi ích cho đời sống tâm linh con người. Bởi vậy chúng ta tôn trọng và công nhận sự tốt lành của tôn giáo, nhưng xa lánh các mê tín dị đoan. Chúng ta dung hợp mọi triết thuyết, mọi tôn igáo, thích ứng đời sống tư tưởng và đời sống hành động.

15. Cái giá trị chân thể của đời sống tinh thần hay vật chất ở đâu ?
Cái giá trị chân thể của đời sống tinh thần hay vật chất là ở nơi tu dưỡng (đối với tinh thần) và rèn luyện (đối với thân thể) làm tăng hiệu năng của chúng trong cuộc sống.

16. Môn phái VOVINAM chúng ta xây dựng mẩu người võ sĩ đạo trên bình diện nào ?
Môn phái chúng ta xây dựng mẫu người võ sĩ đạo trên hai phương diện:
a/ Tinh thần cao cả nhưng thực tế.
b/ Vật chất sung túc nhưng không tầm thường vị kỷ.
Ðối với bản thân, người môn sinh phải có mấy phương châm tự luyện ? Giải thích đại cương về mỗi phương châm?
Với bản thân, người môn sinh có 3 phương châm tự luyện, đó là:
Luyện thể - Luyện trí - Luyện khí
a/ Luyện thể: Là rèn luyện thân thể bằng những phương pháp hô hấp. vận động và trau dồi võ thuật.
b/ Luyện trí: Là mở mang trí tuệ thân thể bằng những phương pháp tự học, quan sát, nhận định, luôn tham gia các cuộc hội ý, hội thảo.
c/ Luyện khí: Là Rèn luyện thần khí để làm chủ lấy chính mình, để lúc nào cũng thanh thản, sáng suốt ung dung, tự tại.

17. Tại sao người môn sinh phải đối xử tận tình, tận tâm, tận nghĩa với đời ? thế nào là tận tình, tận tâm, tận nghĩa ?
Người môn sinh phải đối xử tận tình, tận tâm, tận nghĩa với đời sống là để cuộc sống có ý nghĩa hơn, yêu ta hơn, yêu người hơn và dễ dàng gặt hái thành công trong cuộc sống.
a/ Tận tình: Là đối xử với tất cả tình cảm đôn hậu mà mình có với mọi người.
b/ Tận tâm: Là đối xử hết lòng, lúc nào cũng chí thành, chí tín và chí công trong hành động.
c/ Tận nghĩa: Là đối xử có nghĩa, thủy chung với mọi người trong tinh thần võ sĩ đạo.

18. Tại sao người môn sinh Vovinam phải thường khiêm, thường dung, thường liên trong việc đối xử với mọi người trong cuộc sống? Thế nào là thường Khiêm, thường dung, thường liên ?
Người môn sinh vovinam phải thường khiêm, thường dung, thường liên trong việc đối xử với mọi người là để cụ thể hóa lòng yêu thương của ta đối với mọi người, để dể dàng thông cảm , xây dựng tình thân ái với mọi người.
a/ Thường khiêm: Là lúc nào cũng khiêm nhường, để được cảm tình của mọi người.
b/ Thường dung: Là lúc nào cũng tiếp nhận, bao dung người (kể cả kẻ thù) luôn luôn tự vấn lương tâm xem có rộng rải, khoan dung, tha thứ người không.
c/ Thường liên: Là luôn luôn liên kết, hoà hợp với mọi người.

19. Muốn tổ chức và kiện toàn đời sống cho xứng đáng với danh dự người Việt Võ Sĩ, môn sinh VOVINAM phải thực hiện những phương châm gì ? Thế nào là lập thân, lập chí, lập nghiệp ?
Ðể tổ chức và kiện toàn đời sống cho xứng đáng với danh dự người Việt Võ Sĩ, môn sinh VOVINAM phải thực hiện 3 nguyện vọng, dó là Lập thân, Lập chí và Lập nghiệp.
a/ Lập thân: Là gầy dựng cho mình một chổ đứng trong xã hội, trên hai phương diện:
Tinh thần: Luôn luôn học hỏi, phản tỉnh, có thiện chí sửa đổi những lỗi lầm, u mê và bổ túc những tính tốt chân thành và tin tưởng.
Vật chất: Ðời sống no đủ để khỏi nhờ vả, ỷ lại, dựa dẩm vào người ngõ hầu giữ được tinh thần vô tư, độc lập.
b/ Lập chí: Nuôi dưỡng một hoài bảo cao xa và tiến không ngừng.
c/ Lập nghiệp: Xây dựng cho mình một cơ nghiệp để lại cho đời sau.
Khi nào chúng ta có được đức tính không kiêu hảnh khi thành công, không nản lòng khi thất bại ?
Khi chúng ta thiết tha theo đuổi 1 lý tưởng, có cao vọng thực hiện 1 sự nghiệp phi thường, chúng ta sẽ có đức tính không kiêu hãnh khi thành công, không nản lòng khi thất bại.

20. Sự nghiệp và danh phận khác nhau như thế nào ? Nếu được lựa chọn chúng ta có thích danh phận hay sự nghiệp ?
Danh phận: Ðịa vị sẵn có, có thể thay đổi được, theo thời gian và môi trường sống (ai cũng có danh phận, không lớn thì nhỏ)
Sự nghiệp: Làcứu cánh trong cuộc sống, khung cảnh lớn lao, ích lợi chung cho mọi người, có tính cách lâu dài (công việc ích lợi chung thâu hoạch được kết quả).
Như thế danh phân chỉ là nhịp cầu bước lên sự nghiệp, cho nên khi lực chọn, chúng ta phải lấy sự nghiệp làm cứu cánh và đặt nó lên trên danh phận.



Được sửa bởi ptxuyenbpx ngày Sat 14 Aug 2010, 15:50; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Thảo Uyên
Huyền Đai
Huyền Đai



Tổng số bài gửi : 95
Đăng ký : 11/08/2010
Tuổi : 30
Đến từ : Lâm Đồng

Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitimeWed 11 Aug 2010, 17:29

ptxuyenbpx đã viết:
TRÌNH ÐỘ LAM ÐAI III CẤP
THI LÊN: HOÀNG ÐAI I


1. Truyền thống võ học của nhân loại diễn tiến ra sao ?
Truyền thống võ học của nhân loại được diễn tiến qua nhiều yếu tố như địa lý, nhân văn, tình trạng xã hội, tranh đấu sử, trình độ tiến hoá.
Có mấy thời kỳ lập võ ? Hãy kể ra và giải thích đại cương.
Có 4 thời kỳ lập võ:
a/ Chiến đấu với cầm thú: vì bản năng sinh tồn khiến người và thú phải tranh đấu để dành lại sự thắng lợi.
b/ Song đấu: võ thuật được coi là lẽ phải để quyết định sự mâu thuẩn của hai người.
c/ Hổn đấu: Kỹ thuật chiến đấu giữa nhiều người với một người, hoặc một người áp đảo nhiều người.
d/ Võ học thâm nhập vào binh pháp: Áp dụng võ học vào quân đội để dựng nước và giữ nước.

2. Do đâu người tiền sử đã chế ra các loại võ như hầu quyền, hổ quyền, mã quyền, điểu quyền, xà quyền, ngưu quyền ?
Do kinh nghiệm thường xuyên phải chiến đấu với cầm thú để bảo vệ sự sinh tồn mà người tiền sử đã chế ra các loại võ như kể trên.

3. Loại hầu quyền, mã quyền, hổ quyền, điểu quyền, xà quyền, ngưu quyền có những đặc điểm gì ?
Ðặc điểm của:
a/ Hầu quyền: Lanh lẹ, chờn vờn, đu đưa, nhảy nhót.
b/ Hổ quyền: Chụp xiết, dữ tợn, chớp nhoáng, sấm sét.
c/ Mã quyền: Trá bại hoặc lùi chạy rồi bất thần đánh ngược lại (cùi chỏ, giò lái, đà đao, hồi mã thương...)
d/ Ðiểu quyền: bất ngờ chụp từ trên cao xuống, giương đông, kích tây, hư hư, thực thực.
e/ Xà quyền: Là là mặt đất, uốn mình tránh nhanh, né gọn, vun vút tấn công.
f/ Ngưu quyền: Húc, xiết, khoá dũng mãnh, dùng sức toàn thân lao người vào đối phương (những thế vật).

4. Do đâu ý thức dụng võ chống với cầm thú được chuyển sang ý thức lập võ chống với người ?
Do những mâu thuẩn nội tại trong xã hội thị tộc phát sinh như: cưới vợ, chia của, bầu tộc trưởng... mà ý thức dùng võ chống với cầm thú được chuyển sang ý thức lập võ để chống với người.

5. Ðến lúc võ thuật thâm nhập vào binh pháp, song đấu còn ảnh hưởng ra sao ?
Ðến khi võ thuật thâm nhập vào binh pháp, song đấu vẫn còn ảnh hưởng như là quyết định sự thắng bại của một trận đánh lớn (hai vị tướng cầm đầu đánh nhau, tướng bên nào thua trận coi như bên ấy thua luôn, binh sĩ bên thắng ào sang chém giết và thu chiến lợi phẩm.

6. Do đâu phát sinh ra kỹ thuật hổn đấu ?
Do tham vọng tranh chiếm càng ngày càng cao, do ý thức về quyền lợi thị tộc cần phải bảo vệ mỗi ngày một lớn mạnh, kỹ thuật hổn đấu đã phát sinh.
Thời đại nào đã mở màn cho võ học thâm nhập vào binh pháp? Binh pháp gia đầu tiên của Việt Nam là ai ?
Tại Việt Nam thời đại đồ sắt, võ học mới thực sự thâm nhập vào binh pháp. Binh pháp gia đầu tiên của Việt Nam là danh tướng Lý Thường Kiệt. (trước Lý Tthường Kiệt , dân tộc Việt Nam qua nhiều lần thắng ngoại xâm, song đều nhờ ở tinh thần dân tộc cao độ chớ chưa áp dụng được sự biến ảo của binh pháp để thắng đối phương như Lý Thường Kiệt).

7. Truyền thống Việt Võ Học ra sao ? Có mấy phẩm tính ?
Nhờ địa thế, truyền thống võ học VN rất phong phú, tuy nhiên vẫn giữ được bản sắc của một dân tộc đất hẹp, dân ít, chỉ vì tinh thần thượng võ mà trường tồn, do dó truyền thống võ học VN gồm 3 phẩm tính sau:
1/ Hợp với thể tạng người yếu, nhưng gan dạ và các điều kiện địa lý.
2/ Cương nhu phối triển.
3/ Tổng hợp và hoà điệu các ý thức võ học.

8. Vì đâu Việt Võ Học đã tổng hợp và hoà điệu được mọi ý thức võ học trên thế giới ? Và đã tổng hợp theo chiều hướng nào ?
Vì địa thế được tiếp nhận thường xuyên với các ngành võ trên thế giới, nên Việt Võ Học đã tổng hợp và hoà điệu được mọi ý thức võ học. Nhưng hòa điệu với chiều hướng thái dụng mọi tinh hoa và tân tiến hoá .

9. Võ thuật có lợi ích gì ?
Võ thuật làm cho thân thể cường tráng khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng, ngoài ra võ thuật con bảo vệ đời sống con người và là chất liệu để kiến tạo lịch sử.

10. Thời nay võ thuật còn hữu dụng nừa không ?
Với khoa học hiện đại, nhiều người đã nghĩ rằng: Võ thuật không còn hữu dụng nữa, song ta quên rằng có võ khí tối tân mà không có bàn tay lanh lẹ, vững chắc và tinh thần bình tỉnh, dũng cảm điều khiển thì liệu có thành công không ? Và dù khoa học có tối tân mấy chăng nữa cũng không thể biến kẻ hèn nhát thành đấng anh hùng. Do đó dù ở thời đại nào, võ thuật cũng vẫn còn hữu dụng.

11. Thời xưa ở Việt Nam và Trung Hoa, võ thuật rất thịnh hành trong giới nào ?
Thời xưa ở Việt Nam và Trung Hoa võ thuật rất thịnh hành trong giới tu hành (các vị đạo sĩ, hoà thượng mở rộng của động hoặc chùa chiền để thâu nhận môn đệ).

12. Võ sĩ đạo Nhật Bản bắt nguồn từ đâu ?
Võ sĩ đạo Nhật bản bắt nguồn từ hệ phái Samourai tức là đoàn ngự lâm quân tuyển chọn trong hàng trai tráng quý tộc, có sức vóc vạm vỡ, được huấn luyện võ thuật đến trình độ tinh vi xuất chúng để bảo vệ Nhật Hoàng, chinh phục phản loạn và nắm quyền thống trị dân Nhật (Samourai chỉ là giai cấp tiêu biểu cho võ sĩ đạo Nhật Bản còn Bushido mới chính nghĩa là võ sĩ đạo).

13. Hãy kể những đồng điểm và dị điểm giữa tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản với Việt Nam và Trung Hoa ?
So sánh tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản với Việt Nam và Trung Hoa ta thấy:
1/ Về đồng điểm: Ái quốc, khí tiết, trọ/ng danh dự, tín nghĩa, kỹ luật, coi nhẹ cái chết.
2/ Về dị điểm: Võ sĩ đạo Nhật Bản thì Nhập Thế (tham chánh) tự tôn, tự đại (vì giữ quyền hành) tôn thờ quốc gia qua 1 người, hy sinh cá nhân cho tập thể, khinh thường sự sống.
Còn võ sĩ đạo Việt Nam và Trung Hoa thì Xuất Thế, ẩn cư nơi non cao rừng thẩm, giang hồ hành hiệp, nay đây mai đó, biết hy sinh cho đại nghĩa dân tộc, chớ không vì một cá nhân, nhưng thiếu thực tế, tiêu cực trong hành động, rất quý sự sống.

14. Quan niệm của chúng ta về Võ sĩ đạo ra sao ? Về các tôn giáo ra sao ?
Quan niệm của chúng ta về võ sĩ dạo ngày nay thật rộng lớn, có thể kể vài nét chính như sau :
Võ sĩ đạo hôm nay, trước hết phải là những con người thực tế, sống sát dân tình, hoà niềm đau thương hoặc vui sướng với toàn thể dân tộc, những con người có hùng tâm đại chí, dám làm và đặt hết niềm tin vào công việc, biết nhìn xa trông rộng, biết hướng về đại cuộc mà không sơ sót kiện toàn từ việc nhỏ, biết nương thời để xây dựng sự nghiệp trường cửu.
Về các tôn giáo, võ sĩ đạo hôm nay nghĩ rằng tôn giáo nào cũng lợi ích cho đời sống tâm linh con người. Bởi vậy chúng ta tôn trọng và công nhận sự tốt lành của tôn giáo, nhưng xa lánh các mê tín dị đoan. Chúng ta dung hợp mọi triết thuyết, mọi tôn igáo, thích ứng đời sống tư tưởng và đời sống hành động.

15. Cái giá trị chân thể của đời sống tinh thần hay vật chất ở đâu ?
Cái giá trị chân thể của đời sống tinh thần hay vật chất là ở nơi tu dưỡng (đối với tinh thần) và rèn luyện (đối với thân thể) làm tăng hiệu năng của chúng trong cuộc sống.

16. Môn phái VOVINAM chúng ta xây dựng mẩu người võ sĩ đạo trên bình diện nào ?
Môn phái chúng ta xây dựng mẫu người võ sĩ đạo trên hai phương diện:
a/ Tinh thần cao cả nhưng thực tế.
b/ Vật chất sung túc nhưng không tầm thường vị kỷ.
Ðối với bản thân, người môn sinh phải có mấy phương châm tự luyện ? Giải thích đại cương về mỗi phương châm?
Với bản thân, người môn sinh có 3 phương châm tự luyện, đó là:
Luyện thể - Luyện trí - Luyện khí
a/ Luyện thể: Là rèn luyện thân thể bằng những phương pháp hô hấp. vận động và trau dồi võ thuật.
b/ Luyện trí: Là mở mang trí tuệ thân thể bằng những phương pháp tự học, quan sát, nhận định, luôn tham gia các cuộc hội ý, hội thảo.
c/ Luyện khí: Là Rèn luyện thần khí để làm chủ lấy chính mình, để lúc nào cũng thanh thản, sáng suốt ung dung, tự tại.

17. Tại sao người môn sinh phải đối xử tận tình, tận tâm, tận nghĩa với đời ? thế nào là tận tình, tận tâm, tận nghĩa ?
Người môn sinh phải đối xử tận tình, tận tâm, tận nghĩa với đời sống là để cuộc sống có ý nghĩa hơn, yêu ta hơn, yêu người hơn và dễ dàng gặt hái thành công trong cuộc sống.
a/ Tận tình: Là đối xử với tất cả tình cảm đôn hậu mà mình có với mọi người.
b/ Tận tâm: Là đối xử hết lòng, lúc nào cũng chí thành, chí tín và chí công trong hành động.
c/ Tận nghĩa: Là đối xử có nghĩa, thủy chung với mọi người trong tinh thần võ sĩ đạo.

18. Tại sao người môn sinh Vovinam phải thường khiêm, thường dung, thường liên trong việc đối xử với mọi người trong cuộc sống? Thế nào là thường Khiêm, thường dung, thường liên ?
Người môn sinh vovinam phải thường khiêm, thường dung, thường liên trong việc đối xử với mọi người là để cụ thể hóa lòng yêu thương của ta đối với mọi người, để dể dàng thông cảm , xây dựng tình thân ái với mọi người.
a/ Thường khiêm: Là lúc nào cũng khiêm nhường, để được cảm tình của mọi người.
b/ Thường dung: Là lúc nào cũng tiếp nhận, bao dung người (kể cả kẻ thù) luôn luôn tự vấn lương tâm xem có rộng rải, khoan dung, tha thứ người không.
c/ Thường liên: Là luôn luôn liên kết, hoà hợp với mọi người.

19. Muốn tổ chức và kiện toàn đời sống cho xứng đáng với danh dự người Việt Võ Sĩ, môn sinh VOVINAM phải thực hiện những phương châm gì ? Thế nào là lập thân, lập chí, lập nghiệp ?
Ðể tổ chức và kiện toàn đời sống cho xứng đáng với danh dự người Việt Võ Sĩ, môn sinh VOVINAM phải thực hiện 3 nguyện vọng, dó là Lập thân, Lập chí và Lập nghiệp.
a/ Lập thân: Là gầy dựng cho mình một chổ đứng trong xã hội, trên hai phương diện:
Tinh thần: Luôn luôn học hỏi, phản tỉnh, có thiện chí sửa đổi những lỗi lầm, u mê và bổ túc những tính tốt chân thành và tin tưởng.
Vật chất: Ðời sống no đủ để khỏi nhờ vả, ỷ lại, dựa dẩm vào người ngõ hầu giữ được tinh thần vô tư, độc lập.
b/ Lập chí: Nuôi dưỡng một hoài bảo cao xa và tiến không ngừng.
c/ Lập nghiệp: Xây dựng cho mình một cơ nghiệp để lại cho đời sau.
Khi nào chúng ta có được đức tính không kiêu hảnh khi thành công, không nản lòng khi thất bại ?
Khi chúng ta thiết tha theo đuổi 1 lý tưởng, có cao vọng thực hiện 1 sự nghiệp phi thường, chúng ta sẽ có đức tính không kiêu hãnh khi thành công, không nản lòng khi thất bại.

20. Sự nghiệp và danh phận khác nhau như thế nào ? Nếu được lựa chọn chúng ta có thích danh phận hay sự nghiệp ?
Danh phận: Ðịa vị sẵn có, có thể thay đổi được, theo thời gian và môi trường sống (ai cũng có danh phận, không lớn thì nhỏ)
Sự nghiệp: Làcứu cánh trong cuộc sống, khung cảnh lớn lao, ích lợi chung cho mọi người, có tính cách lâu dài (công việc ích lợi chung thâu hoạch được kết quả).
Như thế danh phân chỉ là nhịp cầu bước lên sự nghiệp, cho nên khi lực chọn, chúng ta phải lấy sự nghiệp làm cứu cánh và đặt nó lên trên danh phận.

bài này thì lên huyền đai chứ không phải hoàng đai nhất đâu,ptxuyenbpx ghi nhầm rồi kia...
Về Đầu Trang Go down
http://www.familyvovinam.hnsv.com
ptxuyenbpx
Admin
Admin
ptxuyenbpx


Tổng số bài gửi : 90
Đăng ký : 05/08/2010
Tuổi : 43
Đến từ : Chợ Mới - An Giang

Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitimeSat 14 Aug 2010, 15:52

Cám ơn Thảo Uyên nhe, mình đã sửa lại rùi. Thảo Uyên post tiếp mình với, để anh em đồng môn có kiến thức hơn về võ đạo cũng như có tài liệu trong các lần thi thăng cấp Razz
Về Đầu Trang Go down
Thảo Uyên
Huyền Đai
Huyền Đai



Tổng số bài gửi : 95
Đăng ký : 11/08/2010
Tuổi : 30
Đến từ : Lâm Đồng

Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitimeSun 15 Aug 2010, 10:59

Hỏi 1: Quan niệm của môn sinh vovinam Việt Võ Ðạo về tu thân ra sao?
Ðáp: Tu thân là cách mạng tâm thân, là thường xuyên và liên tục:

Hàm dưỡng ý chí
Mở mang kiến thức
Trau dồi đức hạnh
Rèn luyện tài năng
Hỏi 2: Phải tề gia như thế nào?
Ðáp: Tổ chức và đặt đúng mối tương quan đối xử, đải ngộ, thông tình đạt lý giữa những phần tử trong gia đình với nhau để gia đình được ổn định hầu có thời giờ và đầu óc để thực hiện lý tưởng của mình đã vạch ra. Gia đình theo nghĩa hiện đại gồm 3 thế hệ: Ông bà, vợ chồng, con cái. Có gia đình cũng sống chung với nhau cả năm đời. Phải tổ chức sắp đặt sao cho những người liên hệ đó đừng làm trở ngại công việc của ta.
Hỏi 3: Gia đình là gì ? Tình cảm gia đình của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao?
Ðáp: Gia là nhà, đình là sân.
Mới đầu gia đình được hiểu theo nghĩa bất động sản, một đơn vị gia cư gồm có nhà và sân. Sau được hiểu rộng theo nghĩa tinh thần: đơn vị căn bản của tổ chức xã hội, gồm hai vợ chồng và con cái (tiểu gia đình). Bởi vậy gia đình là nơi con người sinh trưởng. Nơi thắm đượm tình bao dung thương mến, và là nền tảng của xã hội.
Tình cảm gia đình đối với người Ðông Phương rất hệ trọng, vì truyền thống tổ chức xã hội Việt Nam là gia đình, chớ không phải là cá nhân như xã hội Tây Phương. Tình cảm gia đình của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo có thể tóm tắt trong bốn điểm thiết yếu:

Quan tâm, giúp đỡ, săn sóc toàn thể gia đình
Kính trên
Nhường dưới
Yêu mến người ngang hàng
Hỏi 4: Kính mến người trên có phải chỉ cần cư sử lễ độ, vâng lời dạy bảo là phải đạo rồi không?
Ðáp: Chưa đủ, còn phải biết cách thỉnh đạt ý kiến của mình lên người trên một cách tế nhị với mục đích sửa đổi những lổi lầm nếu có, để góp công xây dựng gia đình mỗi ngày một phồn thịnh, hoàn thiện hơn lên trong không khí đầm ấm yêu thương.
Hỏi 5: Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, đã tròn chử hiếu chưa?
Ðáp: Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ chỉ là mở đầu đạo hiếu. Muốn tròn chử hiếu, ngoài sự phụng dưỡng còn phải làm cho cha mẹ vinh hiển về công việc làm của mình (gây sự nghiệp, bảo vệ và phát huy thanh danh gia tộc).
Hỏi 6: Phải nhường dưới ra sao ? Có phải chỉ cần chiều chuộng che chở và gánh chịu những lổi lầm của họ là đủ thuận thảo rồi chăng?
Ðáp: Nhường dưới không phải chỉ là nhường nhịn người dưới một cách thụ động, mà là nhân nhượng, bao dung người dưới với mục đích giáo dục cảm hoá, khích lệ và hướng dẫn họ mỗi ngày một thêm tốt bỏ xấu, có phẩm cách hơn để sống với một đời sống xứng đáng hơn.
Hỏi 7: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo suy nghĩ sao về tình nghĩa sư đệ hôm nay?
Ðáp: Nói chung tình nghĩa sư đệ hôm nay đã suy giảm đi rất nhiều, vì:
Ảnh hưởng của tư tưởng tự do dân chủ tiến bộ.
Ảnh hưởng của các vấn đề xã hội như chiến tranh, sự tiến bộ của kỹ thuật và khoa học, khiến cho con người muốn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ, coi trọng trí tuệ, nhẹ niềm tin và giá trị tinh thần.
Hệ thống tổ chức nền giáo dục đã đổi mới, ông thầy ngày nay chỉ là một chuyên viên. Do đó, về đức độ tuổi tác, kinh nghiệm sống chưa hẳn đã vượt trên người học mình. Một học sinh từ tiểu học lên đến đại học thường qua hàng chục ông thầy. Tình cảm sư đệ làm sao có thể sâu đậm được.
Ngày xưa, một thầy đồ có khi dạy học trò từ lúc còn để chỏm cho đến lúc thành ông Nghè, ông Cống, giáo huấn cả về nếp sống, cách cư sử ở đời.
Hỏi 8: Muốn tình sư đệ được thiêng liêng thân thiết, thầy trò phải đối xử với nhau ra sao?
Ðáp: Tình sư đệ ngày nay có nồng độ cao hay thấp tùy theo tổ chức giáo dục, tùy theo tư cách cá nhân và cách cư xử giữa thầy trò.
Muốn tình sư đệ thấm thiết, thầy trò phải:
Trước hết, thầy phải xứng đáng là thầy (có tác phong, tư cách, có tinh thần phục vụ cao cả)
Kế đến thầy phải thành thực, tận tâm dạy bảo, thương mến trò, coi trò như gan ruột tay chân.
Ðổi lại, trò phải trung thực, tôn kính, biết ơn và làm vinh danh thầy bằng cách thực nghiệm những điều đã thụ huấn.
Hỏi 9: Quan niệm về tình bạn của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao? Có mấy loại bạn? Hảy giải thích đại cương?
Ðáp: Môn sinh vovinam Việt Võ Ðạo quan niệm rằng: làm người ai cũng có bạn, không có không được. Bạn là yếu tố mật thiết và quan trọng nối liền đời sống chúng ta với sống xã hội. Làm sao chúng ta có thể sống cô độc được. Chúng ta cần phải có bạn để làm việc, để chia vui, xẻ buồn. Tuy nhiên, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo luôn luôn phải tự cảnh giác để tránh những trường hợp lầm người gây hại lớn cho đời sống công và tư của mình.
Có nhiều loại bạn đại để như:

Bạn tâm giao: Cùng tâm hồn, cùng khuynh hướng, đồng cam, cộng khổ.
Bạn đồng chí: Cùng chí hướng, cùng tư tưởng đấu tranh, cùng theo một mục đích.
Bạn đồng đạo: Cùng tôn giáo hoặc cùng nếp sống, cùng quan niệm xử thế, cùng ý thức hệ tinh thần.
Bạn đồng môn: Cùng học một thầy, một mái trường hay cùng một môn phái.
Bạn đồng nghiệp: Cùng làm một nghề như nhau
Bạn đồng sự: Cùng làm một việc với nhau.
Hỏi 10: Tình bạn nào cao quý nhất trong tất cả các loại bạn?
Ðáp: Bạn tâm giao là bạn cao quý nhất trong tất cả các loại bạn. Thông cảm và thấu hiểu toàn diện về nhau, coi bạn là chính mình.
Hỏi 11: Muốn có bạn tâm giao, phải cư xử với bạn ra sao?
Ðáp: Muốn có bạn tâm giao, ta phải chí tình, thủy chung, đôn hậu, hiểu rõ bạn về cả tài năng, đức độ, tình cảm và chí hướng; từ ưu điểm đến khuyết điểm để khuyến khích, cổ võ bạn trên đường tiến thủ, tiếp tay bạn khi bạn gặp khó khăn, can gián bạn khi sa vào lỗi lầm.
Hỏi 12: Hãy kể một vài giai thoại tiêu biểu về tình bạn tâm giao ?
Ðáp: Ta có thể chọn một vài giai thoại tiêu biểu như:
Tình bạn của:

Nguyễn Khuyến - Dương Khuê
Lưu Bình - Dương Lễ
Quản Trọng - Bảo Thúc Nha
Kiến Thúc - Bá Lý Hề
Nhưng không bao giờ là Bá Nha - Tử Kỳ vì đó là bạn tri âm.
Hoặc như Lưu - Quan - Trương chỉ là những người bạn đồng chí.
Hỏi 13: Thế nào là bạn đồng môn, đồng đạo ? Phải cư xử với nhau ra sao ?
Ðáp: Bạn đồng môn là những người cùng theo một môn phái, cùng chung một mái trường, song chưa có sự cố kết về tâm hồn; bạn đồng đạo thì ngoài yếu tố cùng môn phái, cùng mái trường còn phải chung một quan niệm xử thế, chung một nếp sống, cùng một tư tưởng, triết thuyết, cùng một ý thức hệ tinh thần.
Bạn đồng đạo vừa có tình anh em ruột thịt, vừa có tình bạn đồng chí. Do đó, phải luôn luôn tôn trọng cá tính của nhau, với thái độ bao dung, nâng đỡ, che chở và khuyến khích lẫn nhau (khi không còn chung chí hướng thì đường ai nấy đi, chớ không chống đối, thanh toán lẫn nhau)
Hỏi 14: Khi thấy bạn đồng môn đánh nhau bị thua, ta tới can thiệp mới biết bạn trái, có nên bênh bạn đánh người hoặc để Người đánh bạn cho chừa nét xấu đi chăng?
Ðáp: trước hết, phải can hai người , nhã nhặn, chững chạc xin lỗi người dùm bạn; sau đó, giải thích cho bạn thấy lỗi lầm mà sửa đổi. Nếu bạn còn ngoan cố không chịu lỗi , phải trình lên người trên để sửa trị. Trường hợp đối phương thấy họ phải và đã thắng thế nên bất chấp lời xin lỗi và can ngăn của mình cứ xông vào đánh tiếp, thì bắt buộc mình phải can thiệp trong tinh thần tự vệ cứu bạn
Hỏi 15: Thế nào là kẻ thù? Trường hợp nào có thể tha thứ kẻ thù ?
Ðáp: Kẻ thù là người đối nghịch với ta hoặc về tình cảm hay hành động, làm thiệt hại danh dự hay quyền lợi của ta. Tuy nhiên, ta có thể tha thứ cho kẻ thù khi họ đã hối lỗi hoặc thất thế, hoặc có nghĩa khí, đởm lược (có thể đưa ví dụ Hàn Tín luồn khố anh hàng thịt. Ngũ Tử Tư và Thân Bao Tự, gia Cát Lượng - Lỗ Túc - Chu Du; Dương Hổ (tướng Thục) - Lục Kháng (tướng Ngô)
Hỏi 16: Khi bắt buộc phải đối phó với kẻ thù, ta phải có thái độ và cách đối xử ra sao ?
Ðáp: Phải biểu lộ tinh thần thượng võ của người môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo. Hào hiệp, khoan hoà, xét lại cường độ của thù hận mà trừng trị tượng trưng, rồi tha thứ, hoà giải để cảm hoá họ.
Hỏi 17: Ðộng cơ nào thúc đẩy người trong một nước phải thương yêu, bao bọc, giúp đỡ lẫn nhau?
Ðáp: Ðó là tình nghĩa đồng bào, một tình cảm tự nhiên phát sinh từ:

Ý thức quốc gia dân tộc.
Ý thức liên đới cộng đồng tinh thần và vật chất.
Tình yêu quê hương đất nước.
Hỏi 18: Tổ quốc là gì ? Hai tiếng tổ quốc đã gợi lên trong lòng ta những gì ?
Ðáp: Tổ quốc là nước Tổ, bao gồm quốc gia - lịch sữ - dân tộc và di sản tinh thần lưu truyền từ thời lập quốc.
Danh từ Tổ quốc đã gợi lên trong tâm hồn ta:

Những tình cảm sâu đậm về nguồn gốc của nòi giống.
Những hình ảnh thiêng liêng cao quý của tiền nhân trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Trách nhiệm bảo vệ và làm phong phú di sản tiền nhân.
Hỏi 19: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải làm gì để nêu cao danh dự tổ quốc?
Ðáp: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải cố gắng học hỏi để trở thành những công dân ưu tú, tiến bộ, tận tụy làm việc để phục hưng và phát triển xứ sở, bảo vệ hữu hiệu những truyền thống hào hùng, cao đẹp của tiền nhân.
Hỏi 20: Câu “Tứ Hải giai huynh đệ” gợi cho ta ý niệm gì ?
Ðáp: Câu “Tứ Hải giai huynh đệ” gợi cho ta ý niệm:

Tình nhân loại: Không kỳ thị địa phương, chủng tộc, tôn giáo
Tình cảm thâm hậu của vấn đề nhân sinh
Ðức tính cao đẹp: liên tài, quảng giao, bao dung, độ lượng và hào hiệp.
Hỏi 21: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo quan niệm ra sao về tình nhân loại ?
Ðáp: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải quan niệm rằng:
Tình nhân loại là cứu cánh tốt đẹp nhất của con người đối với tha nhân, và luôn luôn coi mọi người đều bình đẳng trong mọi trách nhiệm và quyền lợi. Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo yêu nước, giữ độc lập cho quốc gia, nhưng không quá khích, không suy tôn nòi giống mình là thượng đẳng mà coi rẻ, chà đạp nòi giống khác.
Phục vụ dân tộc và đồng bào là khởi điểm của tinh thần phục vụ nhân loại. Chấp nhận mọi quan niệm văn hoá - chính trị - xã hội v.v.. giữa quốc gia, trên căn bản bình đẳng và tương thân tương trợ. Hơn thế nữa, người môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải đấu tranh cho hoà bình quốc tế, đem lại niềm an vui công chánh cho toàn thể Nhân loại.

Về Đầu Trang Go down
http://www.familyvovinam.hnsv.com
Thảo Uyên
Huyền Đai
Huyền Đai



Tổng số bài gửi : 95
Đăng ký : 11/08/2010
Tuổi : 30
Đến từ : Lâm Đồng

Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitimeSun 15 Aug 2010, 11:02

Hỏi 22: Quan niệm về tình yêu của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao? Ðáp: Quan niệm về tình yêu của môn sinh Vovinam Việt võ Ðạo là quan niệm điều hợp các yếu tố về tình cảm và lý trí để sống theo Nhiên Luật và Nhân luật với chừng mực, thanh nhã và thắm thiết.
Hỏi 23: Hãy bình giảng về hai quan niệm yêu dưới đây:
A/Yêu là yêu đủ rồi không suy luận, đắn đo gì nữa
B/ Yêu là gắn bó, ràng buộc đời sống của người nam và người nữ vào với nhau, nên phải thận trọng cân nhắc kỹ lưỡng.
Ðáp: Quan niệm thứ nhất tuy mang tính chất thuần túy, thơ mộng nhưng nhận chịu ảnh hưởng nhiều ở triết thuyết hiện sinh, hiện đang giao động mãnh liệt vào tâm lý lớp thanh niên nam nữ cuồng loạn, không biết tới ngày mai.
Quan niệm thứ hai mang sắc thái cẩn trọng, sáng suốt, nhưng cũng nhận chịu ảnh hưởng nhiều ở các luyến ái quan: Nho - lão - Phật - Thiên Chúa Giáo, có thể trở nên khô khan, mực thước.
Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo dung hoà cả hai quan niệm này bằng một quan niệm tình yêu tổng hợp: Chấp nhận những phẩm chất đặc biệt của tình yêu thuần túy thơ mộng, nhưng luôn hướng về tương lai với ý hướng xây dựng, cẩn trọng, suy luận (Yếu tố hợp nhãn là yếu tố dẫn khởi. Yếu tố kết hợp mới là yếu tố nuôi dưỡng và triển khai tình yêu)
Hỏi 24: Người ta thường phân loại tình yêu ra sao ?
Ðáp: Người ta thường phân loại tình yêu ra làm 3 loại:

Tình yêu dâng hiến (Amour Oblatif)
Tình yêu chinh phục (Amour Captatif)
Tình yêu thông cảm ( amour de Communion)
Hỏi 25: Thế nào là tình yêu dâng hiến ? Tình yêu dâng hiến bị chi phối bởi tình cảm hay lý trí ?
Ðáp: Tình yêu dâng hiến là loại tình yêu lãng mạn, mù quáng, buông thả, hy sinh tất cả cho người mình yêu, vì coi người mình yêu là thần tượng, không suy nghĩ tới hậu qủa, không tìm hiểu người mình yêu có thành thực yêu thương mình không. Tình yêu dâng hiến hoàn toàn bị chi phối bởi tình cảm.
Hỏi 26: Thế nào là tình yêu chinh phục? Hảy kể danh tính một vài nhân vật tiêu biểu cho loại Tình yêu chinh phục.
Ðáp: Tình yêu chinh phục là loại tình yêu sử dụng lý trí gần như tuyệt đối bằng vẻ hào hoa, danh vọng hoặc bằng tiền tài, với mục đích chiếm đoạt đối tượng yêu của mình, hoàn toàn ngược lại với tình yêu dâng hiến. Vài nhân vật tiêu biểu cho loại tình yêu này là: Sở Khanh - Casanova v.v..
Hỏi 27: Thế nào là tình yêu thông cảm? Tình yêu thông cảm vị tha hay vị kỷ?
Ðáp: Tình yêu thông cảm là tình yêu trầm tỉnh, sáng suốt, có tương quan tình cảm và lý trí thắm thiết giữa người nam và người nữ, để cùng hướng về tương lai, chân thành bồi dưỡng và gây dựng cho nhau. Tình yêu thông cảm rất cao thượng và bình đẳng giữa người và ta, không vị tha mà cũng không vị kỹ (yêu người và được người yêu lại)
Hỏi 28: Muốn xây dựng tình yêu thông cảm phải quan tâm tới những gì?
Ðáp: Phải quan tâm tới những điểm:
Thực tế tìm hiểu nhau và giải quyết những khúc mắc về tinh thần và vật chất: Có thể tha thứ và dung hợp những tính nết dị biệt của nhau không? Làm thế nào có phương tiện tiến tới hôn nhân? Sau khi đã nên đôi bạn phải làm gì để sống?
Tương kính, tương ái (hình thức thì theo thời biến đổi, nhưng tinh thần thì phải triệt để giữ gìn, trau chuốt, có thể mới không khinh khi nhau và tránh khỏi tan vở)

Trình độ văn hoá của đôi bên nam nữ.
Nếp sống và hoài bảo
Tuổi tác
Sức khoẻ
Ðịa vị xã hội của đôi bên (nam-nữ) gia đình
Tín ngưỡng
Lập trường chính trị
Dị biệt chủng tộc
Hỏi 29: Tình yêu không muốn đi tới hôn nhân có bền vững không? Hãy giải thích?
Ðáp: Không. Vì tình yêu là chặng đường chuyển tiếp để đi tới một mục đích nào đó, chớ không phải tình yêu là mục đích cuối cùng. Cũng ví như đi trên con đường (tình yêu) là để tiến tới một sở cứ nào đó (hôn nhân) nếu không tới sở cứ đã định thì phải rẽ đường khác (tức là tan vỡ). Vậy hôn nhân là một kết hợp hoàn hảo nhất để nuôi dưỡng và triển khai, thăng hoa tình yêu.
Hỏi 30: Tự tử vì yêu không toại nguyện, có phải là hành động can trường không?
Ðáp: Không, vì đó chỉ chứng tỏ một trạng thái tâm hồn bện hoạn nhu nhược, thụ động, hèn nhát, không dám đương đầu với nghịch cảnh, tranh đấu với hiện tại để biến đổi nghịch cảnh, hầu đạt ước vọng.
Hỏi 31: Hãy giải thích hai trường hợp:
A/ Yêu nhau (có ăn nằm như vợ chồng) nhưng không muốn tiến tới hôn nhân.
B/ Hôn nhân nhưng không yêu nhau.
Nếu bắt buộc lựa một trong hai, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo lựa trường hợp nào ? nêu lý do ?
Ðáp: Yêu thương ăn nằm với nhau mà không tính tới chuyện hôn nhân chỉ là chuyện cẩu hợp, lừa dối nhau để Thoả mãn dục vọng, trốn trách nhiệm, tình yêu đó chắc chắn sẽ tan vỡ, cả hai sẽ khinh lẫn nhau và xã hội sẽ sụp đổ vì đối phong bại tục.
Ngược lại, hôn nhân mà không yêu nhau thì chỉ lam khổ lẫn nhau với những dằn vật, xung khắc, con cái làm sao yên vui học hành để trở thành những bậc hiền tài cho quốc gia dân tộc?
Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc, ta nên chọn giải pháp thứ hai vì thực tế đã chứng minh: Ngày xưa, ông bà, cha mẹ ta lấy nhau phần đông có bao giờ tiếp xúc với nhau đâu ? (cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy). Thế mà gia đình vẫn có hạnh phúc, con cái vẫn nên người, ít có sự lủng củng ly dị nhau. Bây giờ trai gái biết nhau trước rồi mới tiến tới hôn nhân vẫn bỏ nhau rất nhiều.
Hỏi 32: Yêu nhau nhưng không hiểu tâm lý nhau thì tình yêu đó có thể bền vững và có hạnh phúc không? Hãy kể đại cương về những điểm khác biệt tâm lý giữa người nam và người nữ.
Ðáp: Không. Không thể nào có hạnh phúc được. Vì giữa người nam và người nữ có những điểm tâm lý phức tạp, mâu thuẩn; đại cương những điểm đó là:
Nam Nữ
Lý trí Tình cảm
Cương quyết Do dự
Chiếm đoạt Quên mình
Mạnh dạn Mềm mỏng
Tổng quát Tiểu tiết
Rộng rải Hẹp hòi
Nhìn xa Biết gần
Hỏi 33: Muốn người bạn lòng chiều theo ý ta, ta phải làm thế nào ?
Ðáp: Ta phải chiều theo ý họ trước đã, nhưng phải chiều theo hướng: Hướng dẫn và xây dựng, chớ không thụ động, chiều bất cứ một vật gì dù lầm lẫn, xấu xa.
Hỏi 34: Tình yêu đến với người nam ưu tiên từ đâu? Ðến với người nữ ưu tiên từ đâu? Muốn tránh sự đổ vỡ và nguy hại cho bản thân cũng như cho người yêu do luật ưu tiên gây ra, người nam và người nữ đối xử với nhau ra sao ?
Ðáp: Tình yêu đến với người nam ưu tiên từ sắc đẹp và sự hấp dẫn của thể xác (tức là vóc dáng bên ngoài của người nữ, đã làm cho người nam chú ý đến trước nhất, sau đó mới nhận xét đến tính nết, hạnh kiểm, trình độ học vấn, địa vị xã hội v.v..)
Tình yêu đến với người nữ ưu tiên từ danh vọng, địa vị, tình cảm (tức là cử chỉ, lời nói dịu dàng, âu yếm chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt đến nàng..)
Muốn tránh sự đổ vỡ và nguy hiểm cho bản thân và cho người yêu do luật ưu tiên gây ra, người nam phải săn sóc đến tình cảm của người bạn lòng bằng cử chỉ và lời nói dịu dàng, âu yếm. Người nữ tránh những trường hợp tâm sự tay đôi ở nơi vắng vẽ để tránh sự sàm sỡ quá trớn có thể xảy ra làm giảm sự cao dẹp, thanh nhã của tình yêu.
Hỏi 35: Khi yêu có phải lúc nào người Nam cũng dành trọn vẹn trái tim cho người bạn lòng như người nữ không? Trái tim đó thường được phân chia làm mấy ngăn và chứa đựng những gì?
Ðáp: Theo luật phân cách, khi yêu không phải lúc nào người nam cũng dành trọn vẹn trái tim cho người bạn lòng như người nữ. Vì nhu cầu của đời sống chi phối, trái tim của người nam thường được chia làm bốn ngăn: Tình yêu - Công việc - Lý tưởng - Giải trí.
Hỏi 36: Thông thường, người nữ thích được người bạn lòng chiều chuộng, tận tụy làm việc để Xây dựng tương lai, hay thích được săn sóc bằng những lời tán tụng, bằng cử chỉ vuốt ve âu yếm?
Hãy suy luận những trường hợp nàng phàn nàn: Chàng chẳng âu yếm nàng vì chàng không hay tán thưởng nàng, dù chàng vẫn chăm lo cho nàng đủ thứ.
Chàng phân trần: Tình yêu chân thành cần gì phải nói, phải khen ngợi rườm rà, việc làm chưa đủ chứng minh sao ? Ai đúng - Ai Sai ?
Ðáp: Thông thường, người nữ thích được người bạn lòng săn sóc bằng những lời tán tụng, và cử chỉ vuốt ve âu yếm song phải chân thành trong ý hướng xây dựng, chớ không hời hợt bằng ngôn từ tán tụng, vuốt ve suông. Trường hợp trên không ai hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai cả, vì tình yêu cần được thể hiện bằng cả hai phần tình cảm và lý trí, nội dung và hình thức đều quan thiết như nhau. Tình yêu quý trọng ở chân thành song phải được diễn tả bằng ngôn từ và cử chỉ dịu dàng tế nhị.
Hỏi 37: Người nam có thường chú ý đến những chi tiết của sự việc như người nữ không ? Họ chú ý tới những gì ? Phải xử trí thế nào với người bạn lòng để tránh những hiểu lầm tai hại do luật chi tiết gây ra ?
Ðáp: Không. Người nam ít quan tâm tới những chi tiết của sự việc mà chỉ chú ý tới đại cuộc với nhận xét tổng quát. Ðể tránh những hiểu lầm tai hại do luật chi tiết gây ra, người nam phải nhẩn nại nghe những mẫu chuyện lặt vặt, biết lưu ý nhắc nhở những kỷ niệm của người yêu, và người nữ cần phải biết thông cảm tới những dự tính lớn lao, xây dựng đại cuộc của người bạn lòng.
Hỏi 38: Trên phương dien xúc cảm, thông thường nhịp độ yêu đương của người nam và người nữ ai bén nhạy hơn? Tiếng sét ái tình thường xảy ra nơi người nam hay người nữ ? (luật bất đồng cảm).
Hãy suy luận trường hợp: chàng yêu nàng tha thiết, theo đuổi nàng một thời gian,nàng không cự tuyệt nhưng vẫn tỏ ra thơ o lạnh nhạt. Như thế phải chăng nàng đã không để Ý tới tình yêu của chàng?
Ðáp: Trên phương diện xúc cảm, thông thường nhịp độ yêu đương của người nam bén nhạy hơn của người nữ, tiếng sét aí tình thường xảy ra nơi người nam...(người nam nhà gia thế, có địa vị, có học thức, có thể lấy một người con gái rất nghèo làm vợ, khi hợp nhãn về vóc dáng, hợp ý về tính tình. Nhưng người nữ thì ít khi chịu lấy một người chồng không có tương lai, gia thế, học thức, tiền của kém hơn mặc dầu tướng mạo khôi ngô, tính tình thuần hậu). Trường hợp trên không phải nàng không để ý tới tình cảm của chàng nhưng vì luật bất đồng cảm, cảm xúc của nàng rất chậm, nàng muốn kéo dài sự thử thách để xem chàng có thành thực yêu nàng hay không. Hơn nữa, vốn bản chất e lệ, thụ động, thêm vào những dè dặt từ giáo dục (gia đình, học đường) và kinh nghiệm (từ thân thích, bằng hữu, chuyện láng giềng, xã hộị..) khiến người con gái giữ bề ngoài lạnh nhạt.
Hỏi 39: Muốn có hạnh phúc trong tình yêu và bảo vệ tình yêu còn mãi mãi, phải xây dựng tình yêu trên mấy nhịp cầu ?
Ðáp: Phải xây dựng tình yêu trên ba nhịp cầu:

Thể xác
Trái tim
Lý tưởng
Vì nói tới tình yêu là nói tới sự kết hợp thể xác, nhưng sự kết hợp về thể xác chỉ có ý nghiã và sự rung động tuyệt dối khi hai người nam và nữ cùng có lòng yêu thương chân thật đối với nhau (sự hoà hợp của trái tim) và lòng yêu thương chân thật ấy chỉ bền vững khi hai người cùng chung một lý tưởng, tức là cùng một hướng nhìn, cùng một quan niệm sống, cách hành xử ở đời.
Hơn nữa, thể xác có ngày mệt mỏi, không ham thích nữa, nếu không có tình yêu thương chân thật ràng buộc, gắn bó dưới sự chỉ hướng của lý tưởng thì tình yêu sẽ tan vỡ và chia lìa.

Về Đầu Trang Go down
http://www.familyvovinam.hnsv.com
Thảo Uyên
Huyền Đai
Huyền Đai



Tổng số bài gửi : 95
Đăng ký : 11/08/2010
Tuổi : 30
Đến từ : Lâm Đồng

Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitimeSun 15 Aug 2010, 11:03

Hỏi 1: Lẽ sống là gì ? Tại sao môn sinh Vovinam Việt-Võ-Ðạo cần có lẽ sống? Lẽ sống đòi hỏi ở người môn sinh những gì ?
Ðáp: Lẽ sống là mục đích cao đẹp hướng dẫn cuộc sống con người, đem lại giá trị cho sự sống và làm cho sự sống trở nên có ý nghĩa (Lẽ: Lý, lý tưởng). Vì môn sinh Vovinam Việt-Võ-Ðạo là những người có tâm hồn nhiệt thành quả cảm, thân thể đanh thép vững chắc, sức lực mạnh mẽ dẻo dai, có đầy đủ khả năng tự vệ và tấn công khi cần tới,nếu không có lẽ sống làm tiêu hướng sinh hoạt thì chúng ta sẽ trở thành những con người “quá khổ”, không hoà mình được với mọi người, thích ứng được với hoàn cảnh.
Lẽ sống đòi hỏi người môn sinh một nhân sinh quan đứng đắn, rõ rệt với một lối sống, nếp sống và cách nhìn mình, nhìn người, nhìn việc. Nếu gặp thử thách, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo dám đương đầu với mọi trở ngại để thực thi nhân sinh quan. Trong trường hợp hoàn toàn bất lợi, thua thiệt về vật chất mà chỉ nhằm mục đích chứng tỏ sự phong phú, vững chắc về đời sống tinh thần, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải vượt được lên những hơn-thua-thành-bại trong cuộc sống, để Chứng tỏ phẩm cách cao quý.

Hỏi 2: Giá trị hơn-thua-thành-bại trong cuộc sống có tuyệt đối không ? Hãy giải thích và chứng minh ?
Ðáp: Không. Sư hơn-thua-thành bại trong cuộc sống chỉ có giá trị tương đối trong một khoảng không gian và thời gian hữu hạn nào đó mà thôi. Như chuyện 2 võ sĩ tranh đấu ở trên võ đài, sự hơn- thua-thành-bại được diễn ra trước nhận xét của khán giả, thế mà vẫn chưa phải là tuyệt đối. Vì có võ sĩ vô địch nào không nếm hơn một lần thất bại trong cuộc đời võ sĩ của anh ta ? và có võ sĩ tầm thường nào lại không một lần thắng trên võ đài ? (nên tìm vài ví dụ cụ thể độc đáo trong đời sống, như: những hơn-thua-thành-bại về kinh tế, thương mại, nghề nghiệp và bản thân).

Hỏi 3: Nhân sinh quan của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo được biểu thị bằng gì ? Hãy kể ra ?
Ðáp: Nhân sinh quan của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo được biểu thị bằng bốn danh từ đơn giản dị: Thần-Thân-Luân-và Cần.
Thần tức giá trị tinh thần.
Thân thức giá trị thân thể.
Luân thức giá trị luân lý.
Cần tức giá trị cần lao.

Hỏi 4: Về giá trị tinh thần, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải chứng tỏ ra sao ?
Ðáp: Phải chứng tỏ được tâm hồn phong phú, khoáng dạt, biết trọng danh dự hơn mạng sống, không bao giờ để cho tình, tiền, quyền thế lung lạc, khống chế, bằng cách luôn luôn tu dưỡng để làm chủ được tình cảm, cảm xúc và ước vọng, luôn luôn trau dồi học hỏi để trở thành người sáng suốt đa năng, đa hiệu, kiên quyết hành động và biết khai thác mọi tiềm năng trong con người của mình ứng dụng vào đời sống.

Hỏi 5: Sức mạnh của thân thể có giá trị ra sao ? Muốn bảo vệ và phát huy giá trị sức mạnh của thân thể, ta phải làm gì ?
Ðáp: Sức mạnh của thân thể Là điều kiện tiên quyết để tranh thắng trong các cuộc đụng độ và tạo được thành công trong đời sống. Những bậc anh hùng, lương tướng muốn thành công đều phải biết bảo vệ giá trị sức mạnh của thân thể. Sức mạnh của thân thể còn một có giá trị đặc biệt nữa là bảo đảm cho tâm hồn thư thái, hàm dưỡng chí khí, nghị lực tăng tiến, dồi dào. Muốn bảo vệ và phát huy giá trị sức mạnh của thân thể, phải thực hiện hai châm ngôn:
Ðiều độ (ăn ngủ, làm việc, giải trí), chuyên cần khổ luyện.

Hỏi: 6 Về giá trị luân lý, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải có bổn phận ra sao ?
Ðáp: Phải có bổn phận tô bồi thêm cho đời sống xã hội mỗi ngày một tốt đẹp hơn, nhân loại được nhân ái hơn, quốc gia được hưng thịnh hơn, và con người có tinh thần võ đạo hơn.

Hỏi 7: Giá trị cần lao được suy diễn ra saỏ Có sự thành công lớn lao nào mà không phải trả giá bằng sự cần lao ?
Ðáp: Cần lao là một giá trị tổng hợp, đúc kết cả ba giá trị trên.
Thiếu cần lao, mọi sự việc, mọi giá trị sẽ trở nên vô nghĩa, hão huyền, ảo tưởng. Lịch sử và những điều tai nghe mắt thấy xung quanh đã chứng tỏ những kẻ không đổ mồ hôi chỉ nhờ ở thủ đoạn, gian kế mà gặt hái thành công thì thành công đó cũng không sao tồn tại lâu bền. Triều đạo nào không mất nhiều công khai sáng, cũng chỉ oanh liệt trong thời gian ngắn ngủi.
Trong cuộc sống không có sự thành công nào mà lại không trả giá. Ngay trong lạc cảnh “địa đàng” mà ông Adam và bà Eva - được coi là tổ tiên loài người - sống ở đó vẫn phải chứng tỏ cần lao của mình. Ðó là sứ mạng “Trồng cây và giử vườn.”

Hỏi 8: Quan niệm về Dũng và Nhân của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao ? Thế nào là Thường Dũng ? Ðại dũng ?
Ðáp: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo quan niệm “Dũng” và “Nhân” phải đi đôi với nhau vì có “Nhân” thì “Dũng” mới không trở thành tàn bạo độc ác, và có “Dũng” thì “Nhân” mới không trở thành nhu nhược yếu hèn.
Thường Dũng là cái Dũng do hoàn cảnh tạo nên, do đỏm lược coi nhẹ sinh tử, đương đầu với mọi khó khăn nguy hiểm, nhằm giải quyết những vấn về giai đoạn.
Ðại Dũng là cái Dũng vượt lên mọi hoàn cảnh, lúc nào cũng ung dung thông suốt, kiên trì phấn đấu trong cả đời người.

Hỏi 9: Trong đời sống, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo cần ứng dụng Thường Dũng hay Ðại Dũng ?
Ðáp: Tùy trường hợp mà ứng dụng, không thể cứng nhắc trong một kuôn mẫu cố định. Chúng ta cần thường dũng, vì thường dũng giúp chúng ta đương đầu với hoàn cảnh để biểu lộ cái hùng khí của con người Vovinam Việt Võ Ðạo và giải quyết cấp thời những khó khăn trở ngại. Nhưng chúng ta cũng cần dại dũng, vì đại Dũng giúp chúng ta rèn luyện nghị lực, tinh thần và đức độ đến mức siêu khoáng, có thể an nhiên trước mọi hoàn cảnh, mọi thành bại, vượt trên mọi niềm ưu tư, vui thoả hoặc tự ái giai đoạn để Mà nhìn suốt cả con đường của kiếp người ngõ hầu biết mình phải sống ra sao, phải làm gì cho tương lai, cho đại nghĩa.
Hỏi 10: Một người mang hoài bảo lớn lao, ước vọng những sự nghiệp phi thường nhưng không quan tâm tới những việc nhỏ nhặt thường nhật, thiếu chuyên nhất trong vấn đề hành xử; trái lại luôn luôn khôn ngoan với thái độ đứng giữa để dễ liệu chiều thay đổi thì đã ứng dụng đức thường dũng hay đại dũng ?
Ðáp: Ðó chỉ là thái dộ cầu an, vụ lợi của kẻ hoạt đầu. Vì dầu là thường dũng hay dại dũng cũng đều phải được nãy sinh từ những việc nhỏ tích lũy hàng ngày (như dậy sớm, chuyên cần, nhẩn nhịn ...) chớ không khởi từ những việc lớn. Một người thiếu chuyên nhất, không có quan niệm sống rõ rệt, làm việc gì cũng chóng chán hay thay dổi, thiếu nghị lực và kiên trì chịu đựng, mà lại khôn ngoan với thái độ đứng giữa chỉ là kẻ hoạt đầu làm sao có thể ứng dụng được đức dũng vào trong đời sống.

Hỏi 11: Ðức Dũng của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo được thể hiện bằng mấy dức tính ? hãy kể ra ?
Ðáp: Bằng 4 đức tính:
Tự chủ
tự thắng
Cương trực
Tận tụy với nghĩa vụ

Hỏi 12: Muốn có đức tính tự chủ, phải rèn luyện ra sao ?
Ðáp: Muốn có đức tự chủ, chúng ta phải luôn luôn bình tỉnh trước mọi biến động của ngoại cảnh. Luôn luôn khai triển nội tâm, luyện ngũ quan cho thật bén nhạy và làm chủ được sự bén nhạy đó. Sau hết, luyện thần khí cho được ung dung thanh thản, không cầu cạnh ước ao gì cả.

Hỏi 13: Phải làm sao để có đức tự thắng?
Ðáp: Kiên nhẩn nghe từ những điều chưa biết đến những điều đã biết, nghe cả những điều phải lẫn những điều trái để Hiểu rõ nguyện vọng của ngươi, để Tập thói quen tôn trọng và nghĩ tới người.
Kiên nhẩn học hỏi ở mọi người trong mọi trường hợp, liên tục trong đời sống. Kiên nhẫn trong việc xử thế, là gặp trường hợp bị xử bất công, thô vụng, lầm lẫn, chúng ta vẫn kiềm chế được tính nóng nảy hiếu thắng, vẫn ung dung hoà nhã với tinh thần thông cảm hoà giải, không tức khí, nổi quạu, “ăn miếng trả miếng”, tùy hứng.
Kiên nhẫn hành động sẽ giúp chúng ta vượt được mọi khó khăn trở ngại, thắng phục được những thất bại trên đường đời, nhất là khi mới vào đời, để đạt được thành công cuối cùng.

Hỏi 14: Chúng ta phải hiểu về đức cương trực ra sao ?
Ðáp: Chúng ta phải hiểu: Cương là cương quyết trong tinh thần, hoà nhã ngoài thái độ; trực là ngay thẳng một cách tế nhị, chớ không phải là tính cứng cỏi, thô lỗ của kẻ thất phu và sự ngay thẳng của người điên khùng. Không có sự cương quyết nào vững chắc bằng sự cương quyết trong tinh thần. Khi tinh thần đã nhất quyết rồi thái độ phải tỏ ra ôn hoà, nhu nhã. Chính thái độ nhu nhã đó đã nói lên sự quyết tâm đến cùng tột. Người cương quyết phải là người có ý thức vững chắc rằng mình nên nghĩ gì, phải làm gì, và khi đã quyết đoán, là quyết tâm theo đuổi chí hướng của mình đến cùng.
Ngay thẳng là một đức tính được mọi người cảm mến, nhưng không cùng nghĩa với chất phác: “thẳng ruột ngựa”, “có sao nói vậy”. Ngay thẳng cứng nhắc sẽ làm mọi người phiền lòng phật ý, và khiến mình luôn luôn bị thua thiệt, thất bại. Phải ngay thẳng một cách linh động, khéo léo, không bao giờ được dối trá nhưng cũng không nên thật thà lố bịch, nói hết những điều không đáng nói, gây xáo trộn, thất vọng cho người. Ðó là ngay thẳng một cách tế nhị.

Hỏi 15: Thế nào là tận tụy với nghĩa vụ? Phải tận tụy tới mức độ nào ? Hãy đơn cử thí dụ ?
Ðáp: Tận tụy với nbghĩa vụ là phải hết lòng gắng sức, tận dụng mọi khả năng của mình thực hiện nghĩa vụ bằng được, dầu có hy sinh tánh mạng, song phải hy sinh đúng chổ đúng lúc, trong phạm vi trách nhiệm của mình. Nếu ngoài phạm vi trách nhiệm của mình mà cứ nhắm mắt hy sinh thì chỉ là người bất trí, thiếu sáng suốt, không thông tình đạt lý, không quán triệt công nghĩa khác với tư ân, tư lợi.
Ví dụ: Khi dược người hiểu rõ khả năng của ta, tín cẩn trọng dụng ta, thì ta phải hết lòng tận tụy với công việc mà người đó trao phó, còn đấy chỉ là âm mưu mua chuộc, trí tráo bất minh để giành tư lợi thì ta không thể tận tụy hy sinh mù quáng được. (có thể kể chuyện: Dự Nhượng làm gia thần của nhà Phạm Thi, khi nhà Phạm Thị bị nhà Trí Thị chu diệt, Dự Nhượng theo phò ngay chủ mới, nhưng khi Trí Bá (người chủ sau) bị Triệu Vô Ttuất giết thì dự Nhượng quyết hy sinh mạng sống báo thù cho chủ. Hoặc chuyện Cao Sài và Tử Lộ, môn đệ Ðức Khổng Tử, cùng làm đại phu nước Vệ, khi nước Vệ có biến loạn, anh em tranh chấp ngôi nhau, Cao Sài vì thấu hiểu đại nghĩa quốc gia nên đã bảo toàn mạng sống, còn Tử Lộ câu nệ tiểu tiết đành chết thảm.

Hỏi 16: Ðức Nhân và Ðạo Nhân khác nhau như thế nào ?
Ðáp: Ðức Nhân là một đức tính tự nhiên của con người.
Ðạo Nhân là sự hệ thống hóa và hướng dẫn đức tính tự nhiên ấy vào hành động, xử thế.

Hỏi 17: Ðạo Nhân của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao ? Có phải vì người đối xử tốt mà ta tốt với họ không? Nếu họ đối xử xấu thì ta phải thế nào ?
Ðáp: Ðạo Nhân của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo là: Thương yêu người trên tinh thần thượng võ, thể hiện bằng hành động cụ thể, bao dung tha thứ, song phải luôn luôn đặt dưới sự hướng dẫn của trí tuệ, có lúc nên khoan, có lúc nên mau, có lúc cần tích cực chia sớt đau thương, tận tình giúp đỡ, có lúc phải bộc trực cản ngăn, cảnh cáo để cảm hóa. Khi thể hiện đạo nhân, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo cần chú trọng tới kết quả tốt đẹp đem lại cho người chớ không vì lời khen ngợi và sự nhớ ơn. Do đó đã làm cho đời sống của chúng ta có ý vị, chúng ta sống với sự yên tỉnh thoải mái của tâm hồn, với nguồn sống vô biên của Chân-Thiện-Mỹ.

Hỏi 18: Cách Mạng Tâm Thân là gì?
Ðáp: Cách: thay đổi
Mạng: Ðời sống của con người, sứ mạng trời phó cho con người
Tâm: Tâm hồn
Thân: Thân thể
Cách mạng tâm thân: Thay đổi toàn diện con người về hai phần tâm hồn lẫn thể xác. Muốn thế môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải rèn luyện.
A. Về Tâm: Có một quan niệm sống vững vàng, một ý thức cách mạng đứng đắng, một lòng yêu thương dân tộc và nhân loại vô bờ bến. Một tinh thần quật cường, một nghị lực sung mãn, ý thức được trách nhiệm làm người trước xã hộị nhân quần.
B. Về Thân: Có một sức lực mạnh mẽ, dẽo dai, có đầy đủ khả năng và kỹ thuật tự vệ hoặc tấn công, khi cần đến, để Chịu đựng và gánh vác được nặng nhọc. Vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Cuộc cách mạng tâm thân của môn phái Vovinam chú trọng tới việc thay đổi nếp sống, thay đổi những tập tục lỗi thời để cải tiến con người toàn diện, nên chỉ nghĩ tới sự sống, sự nuôi dưỡng và xây dựng toàn diện cho con người, chứ không bị ngoại cảnh chi phối mà kình chống, phá hủy.

Hỏi 19: Quan niệm về sống Khoẻ của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao ?
Ðáp: Về thể chất có ba nguyên tắc làm gia tăng sức khỏe:
A/ Ðiều độ: Tức là giữ chừng mực cho việc ăn, ngủ, làm việc và giải trí, để làm thăng bằng và điều hoà mọi hoạt động của các cơ năng trong thân thể. Có Ðiều độ mới bảo vệ và gia tăng được sức khỏe , mới trừ bỏ được những phần xấu trong con người của mình. Chúng ta phải luôn luôn ước thúc, kiềm toả được những ham muốn, ước vọng, luôn luôn hướng về tương lai nghĩ tới sự hưởng thụ lâu dài để Ngăn chặn những thói luông tuồng vô độ.
B/ Chuyên cần luyện tập võ thuật: tuổi trẻ tràn đầy sinh lực, nhiều nhiệt hứng đam mê, nếu không chuyên cần luyện tập thì sẽ sa vào những thói hư tật xấu, ăn chơi sa đọa. Hơn nữa, võ thuật vốn là tinh hoa cao nhất của việc luyện thể; chuyên cần luyện tập võ thuật, chúng ta mới thấy sức khỏe là cần và phải sống điều độ.
C/ Bền bỉ chịu đựng mọi thử thách: Võ thuật càng cao càng cần nhiều cố gắng nhẫn nại, càng chịu đựng nhiều thử thách gian lao, càng phải hành xử kiên trì, nhẫn nhịn, biết tiến thoái mới thắng vượt được mọi thử thách, hiểm nghèo trong cuộc sống.



Về Đầu Trang Go down
http://www.familyvovinam.hnsv.com
Thảo Uyên
Huyền Đai
Huyền Đai



Tổng số bài gửi : 95
Đăng ký : 11/08/2010
Tuổi : 30
Đến từ : Lâm Đồng

Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitimeSun 15 Aug 2010, 11:03

Hỏi 21: Về tinh thần, có mấy nguyên tắc gia tăng sức khỏe ? Hãy kể ra và giải thích đại cương.
Ðáp: Về tinh thần có 3 nguyên tắc gia tăng sức khỏe:
A/ Biết vui với hoàn cảnh: Tức là gặp hoàn cảnh nào chúng ta cũng vui vẻ tiếp nhận. Dầu vậy, không có nghĩa là chúng ta chịu khuất phục hoàn cảnh. Chúng ta chấp nhận với tinh thần chủ động, hiểu biết, tháo vát, để rồi sau đó, sẽ tùy nghi cải thiện, hoàn thiện và thay đổi hoàn cảnh.
B/ Biết tự lượng sức mình: tức không nên quá bao biện, ham muốn nhưng công việc quá sức mình, để Tránh thất bại, chán nản và tránh thất bại, chán nản và tránh phải cầu cạnh, van nài người giúp đở, mở đường cho tinh thần tự hạ, ỷ lại. Sao bằng chúng ta hãy chăm lo trau dồi và phát huy những gì mình sẳn có, làm toàn vẹn những gi mình đã đảm nhận với nhận thức rằng hạnh phúc và giá trị đích thực của con người là thực hiện đến mức hoàn hảo những gì đang nhận lãnh, chớ không ở chổ ôm đồm, bao biện những công việc trọng đại quá với khả năng.
C/ Biết hướng theo lý tưởng: tức biết tạo cho mình một mục đích cao đẹp rồi vững lòng tiến
tới. Biết hướng theo lý tươ/ng là biết hướng cuộc sống vào mục đích cao dẹp để hăng say làm việc và tranh đấu hết lòng, nhưng không lệ thuộc vào sự hơn-thua-thành-bại với tinh thần “thắng không kiêu - bại không nản”.

Hỏi 22: Thế nào là sống Minh Mẩn ? có mấy nguyên tắc trau dồi cho một cuộc sống minh mẩn ? Hãy kể ra và giải thích đại cương.
Ðáp: Sống minh mẩn là sống sáng suốt trong tư tưởng, tháo vát khi hành động. Có 4 nguyên tắc trau giồi cho một cuộc sống minh mẫn:
A/ Học hỏi: Học ở thầy, ở bạn, ở trường học, ở trường đời. Học ở nhừng người giỏi hơn và cả những người kém nữa. Học liên tục không ngừng trong cuộc sống.
B/ Quan sát: là xem xét có quan sát giỏi chúng ta mới nhận định rõ được tình hình, mới nắm vững được các đầu mối của sự việc, mới tiên liệu chính xác được những gì phải tới, sẽ tới.
C/ Tư tưởng: Là để ý suy nghĩ về một vấn đề nào dó. Con người sở dĩ cao trọng hơn muôn loài là nhờ ở tư tưởng. Và ngay giữa con người với nhau, còn phân biệt được con người văn minh khác với kẻ man rợ, bậc trí thức khác với ngu si cũng do nơi tư tưởng.
D/ Hành động: Là cách đem tư tưởng ra thực nghiệm kiểm soát lại tư tưởng xem có đúng với sự thật không.

Hỏi 23: Muốn tư tưởng cho đúng mức và hợp lý, phải áp dụng mấy nguyên tắc ? Hãy kể ra và giải thích đại cương.
Ðáp: Cần áp dụng 4 nguyên tắc:
1/ Phải can đảm tư tưởng theo mình: Suy luận cặn kẻ tìm ra ánh sáng chân lý, dầu trước tư tưởng của các bậc vĩ nhân, giáo điều của những đấng thần thánh.
2/ Phải gạt bỏ thành kiến, tư dục sang một bên: giữ cho lòng thật vô tư, công bằng chính trực.
3/ Phải thận trọng để tránh lầm lẫn, nhưng đừng quá sợ lầm lẫn mà thánh ra rụt rè, không dám quyết đinh một việc gì.
4/ Phải điều hoà tình cảm và lý trí: quá tình cảm sẽ không đủ sáng suốt để suy luận, quá lý trí sẽ không cảm nhận được khúc mắc, éo le, uẩn ảo và tế nhị, để thích ứng được với hoàn cảnh. Hơn nữa, nói đến tư tưởng là nói đến nhân cách con người có tư tưởng tinh tế, thanh cao, phải là người có đưc độ.

Hỏi 24: Phải làm gì để kiểm soát lại tư tưởng xem có đúng mức và hợp lý không?
Ðáp: Phải có ý chí kiên quyết và nghị lực sung mãn để đưa tư tưởng vào hành động.

Hỏi 25: Chỉ tư tưởng mà không hành động, hoặc hành dộng mà không tư tưởng kết quả sẽ ra sao ?
Ðáp: Chỉ tư tưởng mà không hành động thì cũng như người có mắt sáng mà không chịu đi. Hành động mà không tư tưởng thì như người đi đêm khôngcó đuốc sáng hướng dẫn, hoặc người mù lẫn đi giữa ban ngày, đều không thể Tới đích mong muốn.

Hỏi 26: Sống đức độ là gì ?
Ðáp: Ðức : đức hạnh (tức đạo đức và hạnh kiểm)
Ðộ: Ðộ lượng, bao dung.
Sống đức độ có nghĩa là: Sống só đạo đức, giữ gìn hạnh kiểm và đối với người có độ lượng, bao dung, nhân nhượng, vị tha, khoan thứ.
Người sống đức độ là người tự kiềm chế mình sống theo đạo hạnh, nhưng không khắt khe, chỉ trích, chê bai người, không tự cho mình là mẩu mực về đạo hạnh để khích bác người, hoặc bắt người khác phải sống rập khuôn như mình.

Hỏi 27: Có mấy nguyên tắc trau giồi cho một cuộc sống đứu độ ? Hãy kể ra và giải thích đại cương.
Ðáp: Có 3 nguyên tắc trau giồi cho một cuộc sống đức độ.
1/ Yêu người, nghĩ tới người: Muốn được người yêu và nghĩ tới mình, mình phải yêu người, nghĩ tới người trước. Phải luôn luôn tìm hiểu nguyện vọng của người, cả về vật chất lẫn tinh thần. Tất nhiên, chúng ta không phải là những bậc thánh có phép màu đáp ứng được mọi khát vọng của người, song chúng ta có thể mang đến cho người nguồn an ủi chân thành, sự giúp đở thiết thực. Sự quan tâm, an ủi và giúp đở đó sẽ khích lệ mọi người yêu đời, hăng say làm việc. Nhờ đó, chúng ta cũng được hưởng vui lây.
2/ Nhận biết ưu điểm của người: Ðã là người ai cũng có những ưu điểm và khuyết điểm. Nếu chúng ta chỉ xóc mói đến cái xấu của người thì cái xấu ấy sẽ xâm nhập vào chúng ta. Trái lại, nếu chúng ta nhận biết ưu điểm của người thì ưu điểm ở trong chúng ta nổi bật, và những ưu điểm đó sẽ sữa đổi những khuyết điểm nơi chúng ta.
3/ Hãy đối xử với người như lòng mình mong muốn được đối xử lại như thế: Ðó là một nguyên tắc sống rất công bằng, hợp lý. Phải tâm niệm và áp dụng nguyên tắc này vào trong đời sống, chúng ta sẽ tiếp nhận được niềm thông cảm chân thành và tình yêu thương vô cùng tốt đẹp. Việc đời có đi có lại, gieo nhân nào gặt quả nấy. chúng ta vui vẻ, tận tâm với người thì người sẽ vui vẻ, tận tâm lại với chúng ta. Chính việc làm đó làm cho tâm hồn mình cở mở, sung sướng và có tác dụng cảm hoá được người.

Hỏi 28: Thế nào là sống tế nhị ? Tõi sao môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo cần phải sống tế nhị ?
Ðáp: Tế: Tinh tế. Nhị: Ý nhị.
Sống tế nhị là sống khéo léo, lanh lợi, khôn ngoan, uyển chuyển, ứng biến được với hoàn cảnh, dù trong trường hợp éo le khó xử. Người tế nhị là người do nhạy cảm tính và phản ứng mau lẹ mà cảm thấy cái gì nên làm, cái gì không nên làm, cái gì thích hợp cần khai triển, cái gì sai lệch nên gạt bỏ, không bao giờ làm cho người khác phải đỏ mặt vì lời nói hoặc cử chỉ, thái độ của mình. Trong cuộc tranh dua, khi thắng người vì sự sơ ý, bất cẩn của người, người tế nhị phải giả bộ sơ ý bất cẫn để người khác thắng lại. Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo cần phải sống tế nhị, vì võ học rèn luyện cho chúng ta có phong thái hiên ngang, tính tình cương mãnh, nếu thiếu lối sống tế nhị, chúng ta sẽ trở thành những con người cộc cằn, võ phu, thô bạo. Cần phải lấy tế nhị tiết giảm sự cứng mạnh của võ dõng, chúng ta mới dễ dàng hoà hợp được mọi người, mới được mọi người qúy mến. kính trọng.

Hỏi 29: Muốn sống tế nhị, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải áp dụng những phương châm nào ?
Ðáp: Muốn sống tế nhị, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải biết “tùy thời định việc”, vì không thể chỉ áp dụng một phương thức cho nhiều sự việc. Trong những trường hợp và hoàn cảnh khác nhau.

Hỏi 30: Tùy thời và xu thời có cùng một nghĩa không ? Hãy giãi thích và dẫn chứng.
Ðáp: Không, tùy thời biểu hiện sự thông minh lanh lợi, đầu óc sáng suốt, quý người, trọng việc, nhận định được những diễn biến của sự việc mà linh dộng thay đổi cho phù hợp với tinh thần vô tư, bất vụ lợi; còn xu thời chỉ là thái độ bợ đỡ xu phụ để cầu lợi. Người xu thời là người thiếu tinh thần, không có chí khí, khôngvạch được hướng đi; do đó họ quay như chong chóng để cầu an, hưởng lợi.

Hỏi 31: Ðức tính phục tùng có phản lại đức tính tự chủ không? Hãy giải thích và dẫn chứng.
Ðáp: Không, đức tính phục tùng không bao giờ phản lại đức tính tự chủ cả. Trái lại, nhờ có đức tính phục tùng mà đức tính tự chủ đã nổi bật. Một người không bao giờ nghe ai là một người mang đầy mặc cảm, muốn che đậy những yếu kém. Một người luôn luôn tôn trọng ý kiến người khác, luôn luôn khép mình vào kỷ luật là người đã làm chủ được những hành vi của họ trong đời sống. Danh ngôn có câu “Kẻ nào muốn cầm đầu mọi người hãy đứng sau mọi người và phụng sự mọi người”.

Hỏi 32: Có mấy trường hợp cần phục tùng trong việc xử thế ? Hãy kể ra và giải thích đại cương.
Ðáp: Có 4 trường hợp cần phục tùng trong việc xử thế:
1/ Phục tùng lẽ phải: là điều hiển nhiên phải chấp nhận nếu không muốn là kẻ ngoan cố, ương ngạnh.
2/ Phục tùng đa số: Thông thường những quyết định của đa số đều đúng tới 95%, vì sự góp ý của nhiều khối óc.
3/ Phục tùng thượng cấp: Ðể chứng tỏ sự tôn trọng kỷ luật, tôn trọng trật tự chung của một tập thể mà mình đã tham gia.
4/ Phục tùng để tỏ thiện chí: Ðây là một trường hợp đặc biệt. Trước một người bảo thủ, ngoan cố, hoặc trước một số đông kém hiểu biết, nếu chúng ta cứ khư khư cố chấp, không chịu dẹp tự ái, nhường nhịn thì đổ vỡ sẽ xảy ra, tình hữu nghị sẽ sứt mẻ, công việc sẽ đình chỉ. Trái lại, chúng ta biết phục tùng dể tỏ thiện chí, thì sự việc có nhiều hy vọng thay đổi, cải thiện, vì thái độ của chúng ta có tác dụng rất mạnh để Cảm hoá người, để người tự nhận thấy sự bảo thủ, ngoan cố vô lý của họ.

Hỏi 33: Danh dự là gì ? Tự ái là gì ? Trọng danh dự và tự ái khác nhau như thế nào ?
Ðáp: Danh dự (tiếng tốt) phần giá trị tinh thần do sự ý thức và thực hiện được nghĩa vụ tạo thành.
Tự ái (yêu mình, cho mình là nhất) phần giá trị tinh thần do xúc động tâm lý tạo thành. Nói tới danh dự là nói tới sự bảo vệ thể diện, uy tín đã có. Còn tự ái là phản ứng chống đối khi bị xúc phạm.
Trọng danh dự là trọng thanh danh và trọng những vinh dự bản thân trong cuộc sống, khi hội nhập vào tập thể. Do đó, người trọng danh dự là người chỉ hành động khi nghĩ tới tập thể, bảo vệ và phát huy những giá trị tinh thần cao quý của bản thân trong đời sống tập thể, bằng thái độ khoan hoà, điềm đạm nhưng cương quyết. tự ái là phản ứng chống đối xốc nổi chỉ biết nghĩ tới mình, với niềm xúc khích riêng tư. Người tự ái là người luôn luôn hách khí, tự kiêu dễ nổi giận và cho như vậy là phương cách biểu lộ tài ba và hùng khí để biểu ương cái “TA” trong cuộc sống.

Hỏi 34: Trường hợp phải lựa hoặc coi nhe, danh dự, hoặc phải gạt bỏ tự ái, ta nên chọn đường nào ? Hãy giải thích tại sao ?
Ðáp: Nên gạt bỏ tự ái vì tự ái chỉ là những phản ứng do xúc động tâm lý cá nhân. Hơn nữa, trong tập thể có cá nhân, trọng danh dự tập thể là trọng danh dự của chính ta nữa.
Hỏi 35: Lòng tự tin và tự phụ có giống nhau không ? Hãy giải thích ?
Ðáp: Không, hoàn toàn khác nhau. Lòng tự tin là kết tinh của sự biết do kinh nghiệm thực tiển mà có, trong khi tự phụ chỉ là ý muốn hãnh tiến trong một lúc, không do kinh nghiệm thực tiển đúc kết thành.

Hỏi 36: Người có lòng tự tin tính nết ra sao ? Người hay tự phụ tính nết như thế nào ?
Ðáp: Người có lòng tự tin luôn luôn có thái độ ung dung, điềm đạm, hoà nhã, vì đã tin vào chân giá trị sẳn có. Ngươi hay tự phụ tính nết kiêu căng, hợm hỉnh, hiếu chiến hiếu thắng, khoe khoang, phách lối.

Hỏi 37: Do đâu một người hay tự cao, tự đại? Người có lòng tự tin có tư cao tự đại không ?
Ðáp: Một người hay tự cao, tự đại là do mặc cảm thua sút người về một phương diện nào đó, muốn che lấp đi để khỏi bị người coi thường. Người có lòng tự tin không bao giờ tự cao tự dại vì đã tin vào thực tài, thực đức, thực chí sẳn có của mình.

Hỏi 38: Hãy giải thích điểm dị biệt giữa tham vọng và chí hướng.
Ðáp: Tham vọng là lòng ước ao thỏa mãn ước vọng.
Chí hướng là tiêu hướng của ý chí muốn đạt tới.

Hỏi 39: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo có cần tham vọng không ? Tại sao ?
Ðáp: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo có cần tham vọng. Vì có tham vọng chúng ta mới hăng say làm việc, mới cố gắng triển khai cá tính, mới dốc hết tâm tư vào cuộc sống để mong được hưởng thụ và tiến bộ. Tuy nhiên, phải là những tham vọng tốt, hợp lý, ngay thẳng, trong sạch, hướng thượng chớ không phải là những tham vọng xấu, phi lý, quay quắt, ô trọc, đê hạ.

Hỏi 40: Khi nào tham vọng trở nên tốt đẹp cần thiết ?
Ðáp: Tham vọng trở nên tốt đẹp cần thiết khi có chí hướng chỉ đạo. Tham vọng ai ai cũng có song nuôi chí hướng phải là những người hiểu biết và giàu nghị lực. Một thí dụ dể hiểu: ước ao biến đổi cục đất thành pho tượng là một tham vọng, song muốn đạt được tham vọng, phải nuôi chí học nghề, đó là chí hướng. Ðiển hình truyện Tây Du với Huyền Trang tượng trưng cho chí hướng. Tôn Ngộ Không: Tham vọng, Trư Bát Giới: dục vọng và Sa tăng: an phận thủ thường.

Về Đầu Trang Go down
http://www.familyvovinam.hnsv.com
Thảo Uyên
Huyền Đai
Huyền Đai



Tổng số bài gửi : 95
Đăng ký : 11/08/2010
Tuổi : 30
Đến từ : Lâm Đồng

Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitimeSun 15 Aug 2010, 11:04

Hỏi 41: Nguyên tắc đầu tiên về phép giao tế nhân sự của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo là gì ? Tõi sao chúng ta phải “Nghĩ tới người” ?
Ðáp: Nguyên tắc dầu tiên về phép giao tế nhân sự của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo là “nghĩ tới người”. chúng ta phải nghĩ tới người vì sự thành công và hạnh phúc trong đời sống chúng ta đều do sự giúp đỡ, hỗ trợ và tán thưởng của mọi người chung quanh. Thái độ và cách cư xử tận tình của người đối với ta lại tùy thuộc vào thái độ Và cách cư xử tận tình của ta đối với họ. Do đó. Chúng ta phải nghĩ tới người.

Hỏi 42: Nghĩ tới người có phải là gạt bỏ mình không ? Hãy dẫn chứng bằng thí dụ cụ thể ?
Ðáp: Không, nghì tới người là một phương thức nghĩ về mình một cách thích cực, khôn ngoan nhất. Có nghĩ tới người, có lo lắng, sốt sắng và chân thành với người, thì người mới nghĩ tới ta, mới lo lắng, sốt sắng và chân thành với ta. Thí dụ: Khi câu cá, muốn được cá chúng ta phải tìm hiểu sở thích của cá (chớ không phải sở thích của mình); mồi đúng sở thích cá sẽ cắn câu, chúng ta được nhiều cá.

Hỏi 43: Nhận biết chân giá trị của người có làm cho người trở nên hợm hĩnh, kênh kiệu với mình không ? Hãy giải thích.
Ðáp: Không, nhận biết chân giá trị củ người sẽ làm cho người cảm động mếm phục ta - coi ta là tri kỷ, thích giao du với ta. Trái lại, không nhận biết chân giá trị của người, chúng ta không bao giờ có được cộng tác chân thành, hết lòng hết sức vì ta, nếu chưa muốn nói, sẽ bị người buồn chán mà xa lánh.

Hỏi 44: Khen và Nịnh khác nhau như thế nào ?
Ðáp: Khen: Tán thưởng một cách chân thành, bất vụ lợi, để tỏ lòng ngưỡng mộ hoặc khuyến khích, cổ võ người (ca ngợi những gì có thực)
Nịnh: Tán tụng lố lăng, hời hợt, cốt vui lòng người để mưu lợi.
Khen khác Nịnh ở chổ: muốn khen phải là người sành sỏi, có khiếu thẩm mỹ, nhận đúng dược gia; trị của sự việc. còn nịnh thì không căn cứ vào sự lịch thiệp hiểu biết, cứ phát ngôn bừa bải, vô trách nhiệm với thái độ xum xoe, bợ đỡ. Khen có giá trị trường cữu, cao thượng được người xúc động cảm mến; nịnh chỉ là thái độ mua chuộc hèn hạ làm cho người khinh khi, đôi khi còn gây sự bực bội, chán ghét cho người.

Hỏi 45: Dùng lời khen để được người cảm mến có phải là thiếu thành thực không ?
Ðáp: Không, khi dùng lời khen ta có mưu cầu lợi lộc gì đâu mà e ngại. Ðó chỉ là ta đã có lòng quý trọng người, đã biểu lộ sự quan tâm và thành thực biết ơn người. Không ai có thể dùng lời khen một người mà mình khinh khi, ghét bỏ. Bởi vậy, khen là biểu hiện của thành tâm thiện ý.

Hỏi 46: Hãy đưa ra vài dẫn chứng làm sáng tỏ nguyên tắc “nhận biết chân giá trị của người”
Ðáp: Nhận biết chân giá trị của người là một nguyên tắc hàng đầu trong việc thu phục nhân tâm và được người trung thành, tận tụy với mình.
Câu chuyện có thực sau đây sẽ làm sáng tỏ nguyên tắc đó. Sáu năm trước thế chiến thứ hai, một sinh viên nổi danh nhất rong ban thể thao một trường đại học tại miền tây Mỹ quốc cưới một nữ điều dưỡng vừa đẹp vừa thạo nghề. Hai người thật xứng đôi và rất yêu nhau. Sau đó, chàng kinh doanh giàu có trở thành một nhân vật có tiếng tâm trong tỉnh. Chàng chiều vợ lắm, không muốn vợ phải mó tay làm một việc gì. Chàng luôn luôn mua tặng vợ những món quà xa xỉ đắt tiền. Nhìn bề ngoài, ai cũng cho cuộc sống của nàng thật là hạnh phúc và tình yêu chồng của nàng sẽ mỗi ngày một nồng nàn, đằm thắm.
Nhưng trong một buổi kia, nàng xin ly dị với chồng và tái giá với một phế binh nghèo khổ. Nàng sống rất hạnh phúc với người chồng sau, sung sướng trong công việc nâng đỡ, săn sóc, an ủi người chồng tật nguyền. Thì ra nàng có thiệ.n chí muốn được giúp đỡ người, có nhu cầu muốm người khác cần đến sự săn sóc, giúp đở của mình, mà người chồng trườc vì không hiểu tâm lý đó và vô tình bắt vợ sống trong nhàn rỗi, vô vị, không giúp ích được gì cho ai. Nếu chàng làm ăn không tấn phát cần phải nhờ vợ tiếp tay, hoặc nếu chàng ốm đau để Vợ có dịp săn sóc, giúp đỡ thì chuyện ly dị đã không xảy ra và cuộc lứa đôi sẽ vô cùng hạnh phúc.
Do đó, chúng ta thấy tâm lý thông thường ai cũng muốn làm đủ mọi cách để người khác nhận biết chân giá trị của mình, ai cũng khát khao được một người nào đó cần tới mình, coi mình là quan trọng.

Hỏi 47: Một người đã ra ơn cho ta và một người đã nhận ơn của ta, ai là người muốn thân cận với ta ? Tại sao ? Hãy chứng minh bằng một vài thí dụ.
Ðáp: Nói chung, người đã ra ơn cho ta muốn thân cận với ta hơn là người đã nhận ơn của ta, vì theo tâmlý thông thường, ai cũng muốn tỏ ra mình là người tốt, hãnh diện phô trương công việc mình giúp đỡ người, và che dấu những kém cỏi nhờ vả người, nhất là những kẻ mới giàu sổi muốn quyên hết dĩ vãng nghèo khổ bằng cách xa lánh những người đã giúp đỡ họ. Ðây là một thí dụ điển hình:
Một ông già nọ có một cô con gái xinh đẹp được nhiều cậu trai để ý. Trong số đó, có hai cậu có hy vọng chiếm được người đẹp, vì gia thế, học thức và diện mạo đều trội ngang nhau. Chàng trai thứ nhất nhờ may mắn đã hai lần cứu ông ià thoát chết: Một lần cứu khỏi nạn cọp vồ, và một lần cứu thoát chết đuối. Chàng trai thứ hai thấy vậy vô cùng thất vọng, vì dịp may đâu có thể Tái diễn với cậu, tuy nhiên, không tuyệt vọng, cậu nghĩ ra một kế, thay vì tìm cơ hội giúp đỡ ông già, cậu lại tạo cơ hội để Ông già phải hy sinh giúp đỡ cậu, cũng bằng một lần bị cọp vồ và một lần sắp bị chết đuối. Và cậu đã thắng chàng trai thứ nhất, ông già đã gả con gái yêu cho cậu.
Nếu gả con gái cho chàng thứ nhất, thì chỉ là một sự đền ơn đáp nghĩa, với mặc cảm nhờ vả “tự ty”, còn gả cho chàng thứ hai, ông già có cái hãnh diện, không những ban hạnh phúc cho cả cuộc đời của cậu, mà nếu không nhờ ông cứu cậu đã hết sống. Tâm lý con người thông thường đều muốn quên những điều tốt đẹp mà người khác đã làm cho mình, trong khi lại muốn người khác phải luôn nhớ ơn mình.

Hỏi 48: Muốn ước vọng của riêng mình đạt được dễ dàng, chúng ta phải làm thế nào ?
Ðáp: Muốn ước vọng của riêng mình đạt được dễ dàng, chúng ta phải làm cho nó trở thành ước vọng chung của mọi người.

Hỏi 49: Thế nào là “Nhận thức được mình” ? Người ta có thể hiểu người hoặc làm cho người hiểu mình mà không tự mình hiểu được mình không ?
Ðáp: “Nhận thức được mình” là hiểu rõ được ước vọng chân thực, sâu xa trong tâm hồn mình. Ước vọng chân thực của một người đàn bà khi còn là nàng dâu, muốn được mẹ chồng cởi mở, dễ dãi, đối xử Thương yêu như con ruột, nhưng một khi trở thành mẹ chồng lại đi vào nếp sống cố hữu ngàn đời, là nghiêm khắc xét nét nàng dâu từng ly từng tí, bắt khoan bắt nhặt đủ điều, không dành cho nàng dâu một chút tự do nào cả, đều là chưa nhận thức được mình. Khi đã chưa tự mình hiểu mình thì không làm sao có thể hiểu người và làm cho người hiểu mình được.

Hỏi 50: Mình chưa hiểu mình thì có thể hoạch định lấy một phương hướng sống hoà hợp với mọi người được không?
Ðáp: Không, mình chưa hiểu nổi mình thì làm sao có thể tự hoạch định lấy một phương hướng sống hoà hợp với mọi người được. Vì vậy, cần tìm hiểu nguyện vọng, chí hướng chân thực của mình để hoạch định và sử dụng đời mình cho được đúng mức và hợp lý.

Hỏi 51: Thông thường con người có sống với cuộc sống thực của họ không ? Hay chỉ là sống cho thói quen,, cho tập tục di truyền, hoặc sống bởi các ảnh hưởng của mọi người xung quanh đã thâm nhập vào họ ? Hãy chứng minh bằng một vài thí dụ.
Ðáp: Không, họ không sống với cuộc sống thực của họ đâu. Họ chỉ sống cho thói quen, cho tập tục di truyền, hoặc sống bởi các ảnh hưởng của mọi người xung quanh đã thâm nhập vào họ. Trong trường hợp mẹ chồng nàng dâu là một thí dụ điễn hình. Trường hợp một người chưa có địa vị xã hội chê tác phong quan liêu khệnh khạng, hách dịch của người đương quyền, nhưng khi ở vào địa vị đó lại dập khuân theo mẩu mà họ đã bài bác. Hoặc khi làm thợ thì muốn được chủ tôn trọng, nhưng khi nhảy lên địa vị chủ thì lại bốc lột, khinh khi người làm.

Hỏi 52: Do đâu mà một người mới chỉ nhìn khoé mắt, vẻ mặt và cách phục sức, đi đứng, ta đã có sẳn cảm tình, mến thích và tin tưởng ở họ?
Ðáp: Do cá tính của họ, cá tính của một người được ví như thỏi nam châm thu hút các vật dụng bằng sắt lại gần. Người có cá tính dễ dàng thu phục được cảm tình của mọi người chung quanh.

Hỏi 53: Cá tính là gì ? Người có cá tính, thái độ, cử chỉ và hành xử ra sao ?
Ðáp: Cá tánh là một tấm gương phản chiếu tâm hồn và tánh tình của một người có ý chí, nghị lực. Người có cá tính không tranh biện, mỉa mai, sàm sỡ, không khoe khoang tự đề cao, luôn luôn ăn vận tề chỉnh, ngay thẳng, tự tín, yêu đời, hăng say hoạt động, gặp ai cũng niềm nở làm quen, hay chú ý tới người khác và tìm dịp giúp đỡ mọi người chung quanh.

Hỏi 54: có mấy điều kiện trui rèn cá tánh ? Hãy kể ra và giải thích đại cương.
Ðáp: Có 5 điều kiện trui rèn cá tính.
1/ có mục đích cho đời sống: Nhờ đó đời sống có ý nghĩa và hứng thú làm việc.
2/ Có tư tưởng thanh cao: Nét mặt hồn hậu dễ thương, được cảm tình mến trọng của mọi người.
3/ Có ý chí, nghị lực: thần thái, hiên ngang, đỉnh đạc, tự tín, yêu đời.
4/ Sẳn sàng hoà hợp với mọi người: Sẽ được người tán thưởng, tiếp tay trợ sức và gây được nguồn hứng khởi cho mọi người trong mọi hoạt động.
5/ Luôn tin tưởng ở tương lai: Sẽ vượt được mọi khó khăn, nguy hiểm, kiên trì chiến đấu để Cải hoá nghịch cảnh; không bao giờ thất vọng dầu gặp nhiều thất bại ê chề; hiểu thấu đáo và nắm vững được câu ngạn ngữ “thất bại là mẹ thành công” để đạt được thành công cuối cùng.

Hỏi 55: Thói quen là gì ? thói quen đem lại lợi ích hay tai hại cho ta ?
Ðáp: Thói quen là việc diễn đi diễn lại nhiều lần.
Thói quen đem lại lợi ích hay tai hại cho ta là do nơi chúng ta có thói quen tốt hay xấu. Có thói quen tốt, chúng ta sẽ đỡ tốn sức mà gặt hái dược nhiều thành quả, sáng tạo được nhiều và có nhiều thời giơ rãnh rỗi, tiêu khiển. Trái lại, có thói quen xấu thì chúng ta sẽ luôn luôn hối hả, vất vả mà chẳng được việc gì ra hồn cả.

Hỏi 56: Tại sao chúng ta cần làm chủ được thói quen ?
Ðáp: Vì có thói quen tốt, có thói quen xấu. Nếu chúng ta làm chủ được thói quen thì có thể biến xấu thành tốt, và nó sẽ tự động giúp ích chúng ta. Trái lại, nếu “nô lệ” thói quen thì sẽ trở thành xấu gây tai hại, phiền lụy cho chúng ta. Chúng ta sẽ bị mọi người coi thường, công việc dễ đổ vỡ, thất bại.

Hỏi 57: Phải làm thế nào rèn luyện được thói quen tốt ?
Ðáp: - Phải có mục đích rõ ràng và có ý muốn mạnh mẽ dạt được mục đích đó.
Giao thiệp với những người có thể gây ảnh hưởng tốt cho chúng ta về thói quen đó.
Gần những người lạc quan, có ý chí tiến thủ, xa những kẻ hay phàn nàn, chỉ trích, thất vọng.
Lựa sách bổ ích mà đọc.
Nghiền ngẩm về những đức tính tốt của các danh nhân mà gây ảnh hưởng cho tâm hồn.

Hỏi 58: Thói quen hay che đậy những sơ thất vì sợ người cười chê, có phải là thói quen tốt, chứng tỏ người có nghị lực không ?
Ðáp: Thói quen hay che đậy những sơ thất vì sợ người cười chê, là thói quen xấu chứng tỏ con người tầm thường, thiếu nghị lực, không có hùng tâm, dũng khí đổi thay nếp sống để được mọi người mến trọng.

Hỏi 59: Khi nào chúng ta dám thẳng thắng nhìn nhận những lỗi lầm mà không sợ uy tín bị giảm ?
Ðáp: Khi đã tin ở thực tài, thực chí, thực đức của mình, tin ở nhừng công việc đúng đắn mà chúng ta đang thực hiện, tức đã tin chân giá trị con người của mình.
Về Đầu Trang Go down
http://www.familyvovinam.hnsv.com
Thảo Uyên
Huyền Đai
Huyền Đai



Tổng số bài gửi : 95
Đăng ký : 11/08/2010
Tuổi : 30
Đến từ : Lâm Đồng

Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitimeFri 17 Sep 2010, 12:06

TRÌNH ĐỘ HUYỀN ĐAI THI LÊN HOÀNG ĐAI ĐỆ NHẤT CẤP

. Các câu hỏi về tình cảm Vovinam - Việt Võ Đạo

Câu hỏi 1 : Quan niệm của môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo về tu thân ra sao ?
Đáp : Tu thân là cách mạng tâm thân, là thường xuyên và liên tục :


1. Hàm dưỡng ý chí
2. Mở mang kiến thức
3. Trau dồi đức hạnh
4. Rèn luyện tài năng


Câu hỏi 2 : Phải tề gia như thế nào ?
Đáp : Tổ chức và đặt đúng mối tương quan đối xử, đãi ngộ, thông tình đạt lý giữa những phần tử trong gia đình với nhau để gia đình được ổn định hầu có thời giờ và đầu óc để thực hiện lý tưởng của mình đã vạch ra. Gia đình theo nghĩa hiện đại gồm 3 thế hệ : ông bà, vợ chồng, con cái. Có gia đình cùng sống chung với nhau cả năm đời. Phải tổ chức sắp đặt sau cho những người liên hệ đó đừng làm trở ngại công việc của ta.


Câu hỏi 3 : Gia đình là gi ? Tình cảm gia đình của môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo ra sao ?
Đáp : Gia là nhà, đình là sân
Mới đầu gia đình được hiểu theo nghĩa bất động sản, một đơn vị gia cư gồm có nhà và sân. Sau được hiểu rộng theo nghĩa tinh thần : đơn vị căn bản của tổ chức xã hội, gồm những người cùng huyết thống thuộc một dòng họ ( đại gia đình ) hoặc gồm 2 vợ chồng và con cái ( tiểu gia đình ). Bởi vậy gia đình là nơi con người sinh trưởng, nơi thắm đượm tình bao dung thương mến, và là nền tảng của xã hội.

Tình cảm gia đình đối với người đông phương rất hệ trọng, vì truyền thống tổ chức xã hội việt nam là gia đình, chớ không phải là cá nhân như xã hội tây phương. Tình cảm gia đình của môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo có thể tom tắt trong 4 điểm thiết yếu :


1. Quan tâm, giúp đỡ, săn sóc toàn thể gia đình
2. Kính trên
3. Nhường dưới
4. Yêu mến người ngang hàng


Câu hỏi 4 : Kính mến người trên có phải chỉ cần cư xữ lễ độ, vâng lời dạy bảo là phải đạo rồi không ?
Đáp : Chưa đủ, còn phải biết cách thỉnh đạt ý kiến của mình lên người trên một cách tế nhị với mục đích sữa đổi những lỗi lầm nếu có, để góp công xây dựng gia đình mỗi ngày một phồn thịnh, hoàn thiện hơn lên trong không khí đầm ấm yêu thương.


Câu hỏi 5 : Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, đã tròn chữ hiếu chưa ?
Đáp : Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ chỉ là mở đầu đạo hiếu. Muốn tròn đạo hiếu ngoài sự phụng dưỡng còn phải làm cho cha mẹ vinh hiển về công việc làm của mình ( gây sự nghiệp, bảo vệ và phát huy thanh danh gia tộc ).

Câu hỏi 6 : Phải nhường dưới ra sao ? có phải chỉ cần chiều chuộng, che chở và gánh chịu những lỗi lầm của họ là đủ thuận thảo rồi chăng ?
Đáp : Nhường dưới không phải chỉ là nhường nhịn người dưới một cách thụ động, mà là nhân nhượng, nao dung người dưới với mục đích giáo dục cảm hóa, khích lệ và hướng dẫn họ mỗi ngày một thêm tốt bỏ xấu, có phẩm cách hơn để sống với một đời sống xứng đáng hơn.

Câu hỏi 7 : Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo suy nghĩ sao về tình nghĩa sư đệ hôm nay ?
Đáp : Nói chung tình nghĩa sư đệ hôm nay đã suy giảm đi rất nhiều, vì :

a. Ảnh hưởng của tư tưởng tự do dân chủ tiến bộ

b. Ảnh hưởng của các vấn đề xã hội như chiến tranh, sự tiến bộ của kỷ thuật và khoa học, khiến cho con người muốn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ, coi trọng trí tuệ, nhẹ niềm tin và giá trị tinh thần.

c. Hệ thống tổ chức nền giáo dục đã đổi mới, ông thầy ngày nay chỉ là một chuyên viên. Do đó, về đức độ, tuổi tác, kinh nghiệm sống chưa hẳn đã vượt trên người học mình. Một học sinh từ tiểu học lên đến đại học thường qua hàng chục ông thầy. Tình cảm sư đệ làm sao có thể sâu đậm được.
Ngày xưa, một thầy đồ có khi dạy học trò từ lúc còn để chỏm cho đến lúc thành ông nghề, ông cống, giáo huấn cả về nếp sống, cách cư xử ở đời.

Câu hỏi 8 : Muốn tình sư đệ được thiêng liêng thắm thiết, thầy trò phải đối xử với nhau ra sao ?
Đáp : Tình sư đệ ngày nay có nồng độ cao hay thấp tùy theo tổ chức giáo dục, tùy theo tư cách cá nhân và cách cư xử giữa thầy trò.
Muốn tình sư đệ thắm thiết, thầy trò phải :
. Trước hết, thầy phải xứng đáng là thầy ( có tác phong, tư cách, khả năng, có tinh thần phục vụ cao cả ).
. Kế đến thầy phải thành thực, tận tâm dạy bảo, thương mến trò, coi trò như gan ruột tay chân.
. Đối lại, trò phải trung thực tôn kính, biết ơn và làm vinh danh thầy bằng cách thực nghiệm những điều đã thụ huấn

Câu hỏi 9 : Quan niệm về tình bạn của môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo ra sao ? có mấy loại bạn ? hãy giải thích đại cương ?
Đáp : Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo quan niệm rằng : làm người ai cũng có bạn, không có không được. Bạn là yếu tố mật thiết và quan trọng nối liền đời sống chúng ta với đời sống xã hội. Làm sao chúng ta có thể sống cô độc được ! Chúng ta cần phải có bạn để làm việc, để chia vui, xẽ buồn, Tuy nhiên, môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo luôn luôn phải tự cảnh giác để tránh những trường hợp lầm người gây hại lớn cho đời sống công và tư của mình.
có nhiều loại bạn, đại để như :
- Bạn tâm giao : cùng tâm hồn, cùng khuynh hướng, đồng cam, cộng khổ
- Bạn đồng chí : cùng chí hướng, cùng tư tưởng đấu tranh, cùng theo một mục đích
- Bạn đồng đạo : cùng tôn giáo hoặc cùng nếp sống, cùng quan niệm xử thế, cùng ý thức hệ tinh thần.
- Bạn đồng môn : cùng học một thầy, một mái trường hay cùng một môn phái.
- Bạn đồng nghiệp : cùng làm một nghề như nhau
- Bạn đồng sự : cùng làm một việc với nhau.

Câu hỏi 10 : Tình bạn nào cao quý nhất trong tất cả các loại bạn ?
Đáp : Bạn tâm giao là bạn cao quý nhất trong tất cả các loại bạn. Thông cảm và thấu hiểu toàn diện với nhau, coi bạn là chính mình.

Câu hỏi 11 : Muốn có bạn tâm giao, phải cư xử với bạn ra sao ?
Đáp : Muốn có bạn tâm giao, ta phải chí tình, thủy chung, đơn hậu, hiểu rõ bạn về cả tài năng, đức độ, tình cảm và chí hướng; từ ưu điểm đến khuyết điểm để khuyến khích, cổ võ bạn trên đường tiến thủ, tiếp tay bạn khi bạn gặp khó khăn, can gián bạn khi xa vào lỗi lầm.

Câu hỏi 12 : Hãy kể một vài giai thoại tiêu biểu về tình bạn tâm giao ?
Đáp : Ta có thể chọn một và giai thoại tiêu biểu như :
Tình bạn của Nguyễn Khuyến - Dương Khê
Lưu Bình - Dương Lễ
Quản Trọng - Bảo Thúc Nha
Kiến Thúc - Bá Lý Hề
Nhưng không bao giờ là Bá Nha - Tử Kỳ vì đó là bạn tri âm.
Hoặc như Lưu - Quan - Trương chỉ là những người bạn đồng chí.


Câu hỏi 13 : Thế nào là bạn đồng môn, đồng đạo ? phải cư xử với nhau ra sao ?
Đáp : Bạn đồng môn là những người cùng theo một môn phái, cùng chung một mái trường, song chưa có sự cố kết về tâm hồn : bạn đồng đạo thì ngoài yếu tố cùng môn phái, cùng mái trường còn phải chung một quan niệm xử thế, cùng một nếp sống, cùng một tư tưởng, triết thuyết, cùng một ý thức hệ tinh thần.
Bạn đồng đạo vừa có tình anh em ruột thịt, vừa có tình bạn đồng chí, do đó phải luôn luôn tôn trọng cá tính của nhau, với thái độ bao dung, nâng đỡ che chở và khuyến khích lẫn nhau ( khi không còn chung chí hướng thì đường ai nấy đi, chớ không chống đối, thanh toán lẫn nhau ).

Câu hỏi 14 : Khi thấy bạn đồng môn đánh nhau bị thua, ta tới can thiệp mới biết bạn trái, có nên bênh bạn đánh người hoặc để người đánh bạn cho chừa nết xấu đi chăng ?
Đáp : Trước hết phải can 2 người, nhã nhặn, chững chạc xin lỗi người dùm bạn; Sau đó giải thích cho bạn thấy lỗi lầm mà sửa đổi. Nếu bạn còn ngoan cố không chịu lỗi, phải trình lên người trên để sửa trị. Trường hợp đối phương thấy họ phải và đã thắng thế nên bất chấp lời xin lỗi và can ngăn của mình cứ xông vào đánh tiếp, thì bắt buộc mình phải can thiệp trong tinh thần tự vệ cứu bạn.

Câu hỏi 15 : Thế nào là kẻ thù ? trường hợp nào có thể tha thứ kẻ thù ?
Đáp : Kẻ thù là người đối nghịch với ta hoặc về tình cảm hay hành động, làm thiệt hại danh dự hay quyền lợi của ta. Tuy nhiên, ta có thể tha thứ cho kẻ thù khi họ đã hối lỗi hoặc thất thế, hoặc có nghĩa khí, đởm lược ( có thể đưa ví dụ hàn tín luồn khố anh hàng thịt, Ngũ Tử Tư và Thân Bao Tự, Gia Cát Lượng - Lỗ Túc - Chu Du, Dương Hổ ( tướng Thục ) - Lục Kháng ( tướng Ngô ) v.v....

Câu hỏi 16 : Khi bắt buộc phải đối phó với kẻ thù, ta phải có thái độ và cách đối xử ra sao ?
Đáp : Phải biểu lộ tinh thần thượng võ của người môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo : Hào hiệp, khoan hòa, xét lại cường độ của thù hận mà trừng trị tượng trưng, rồi tha thứ, hòa giải để cảm hóa họ.

Câu hỏi 17 : Động cơ nào thúc đẩy người trong một nước phải yêu thương, bao bọc giúp đở lẫn nhau ?
Đáp : Đó là tình nghĩa đồng bào, một tình cảm tự nhiên phát sinh từ :
- Ý thức quốc gia dân tộc
- Ý thức liên đối cộng đồng tinh thần và vật chất
- Tình yêu quê hương đất nước.

Câu hỏi 18 : Tổ quốc là gì ? Hai tiếng tổ quốc đã gợi lên trong lòng ta những gì ?
Đáp : Tổ quốc là nước tổ, bao gồm quốc gia - lịch sử - dân tộc và di sản tinh thần, truyền từ thời lập quốc.
Danh từ tổ quốc đã gợi lên trong tâm hồn ta :
- Những tình cảm sâu đậm về nguồn góc và nồi giống.
- Những hình ảnh thiêng liêng cao quý của tiền nhân trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
- Trách nhiệm bảo vệ và làm phong phú di sản tiền nhân.

Câu hỏi 19 : Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo phải làm gì để nêu cao danh dự tổ quốc ?
Đáp : Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo phải cố gắng học hỏi để trở thành những công dân ưu tú, tiến bộ, tận tụy làm việc để phục hưng và phát triển xứ sở, bảo vệ hữu hiệu những truyền thống hào hùng, cao đẹp của tiền nhân.

Câu hỏi 20 : Câu '' Tứ hải giai huynh đệ '' gợi cho ta ý niệm gì ?
Đáp : Câu '' Tứ hải giai huynh đệ '' gợi cho ta ý niệm :
- Tình nhân loại : không kỳ thị địa phương, chủng tộc, tôn giáo
- Tình cảm thâm hậu của vấn đề nhân sinh
- Đức tính cao đẹp : liên tài, quảng giao, bao dung, độ lượng và hào hiệp

Câu hỏi 21 : Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo quan niệm ra sao về tình nhân loại ?
Đáp : Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo phải quan niệm rằng :
Tình nhân laọi là cứu cánh tốt đẹp nhất của con người đối với tha nhân, và luôn luôn coi mọi người đều bình đẳng trong mọi trách nhiệm và quyền lợi. Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo yêu nước, giữ độc lập cho quốc gia, nhưng không quá khích, không suy tôn nòi giống mình là thượng đẳng mà coi rẻ, chà đạp nòi giống khác.
Phục vụ dân tộc và đồng bào là khởi điểm của tình thần phục vụ nhân loại. Chấp nhận mọi quan niệm văn hóa - chính trị - xã hội v.v.... giữa các quốc gia, trên căn bản bình đẳng và tương thân tương trợ. Hơn nữa, người môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo phải đấu tranh cho hòa bình quốc tế, đem lại niềm an vui công chính cho toàn thể nhân loại.


Được sửa bởi Thảo Uyên ngày Fri 17 Sep 2010, 12:12; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://www.familyvovinam.hnsv.com
Thảo Uyên
Huyền Đai
Huyền Đai



Tổng số bài gửi : 95
Đăng ký : 11/08/2010
Tuổi : 30
Đến từ : Lâm Đồng

Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitimeFri 17 Sep 2010, 12:11

ll. Các câu hỏi về quan niệm tình yêu và tâm lý nam nữ

Câu hỏi 22 : Quan niệm về tình yêu của môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo ra sao ?
Đáp : Quan niệm về tình yêu của môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo là quan niệm điều hợp các yếu tố về tình cảm và lý trí để sống theo '' nhiên luật '' và nhân luật với sự chừng mực, thanh nhã và thắm thiết.

Câu hỏi 23 : Hãy binh giảng về hai quan niệm yêu gắn bó

a. Yêu là yêu đủ rồi không suy luận, đắn đo gì nữa

b. Yêu là gắn bó, ràng buộc đời sống của người nam và người nữ vào với nhau, nên phải thận trọng cần nhắc kỷ lưỡng.
Đáp : Quan niệm thứ nhất tuy mang tính chất thuần túy, thơ mộng nhưng nhận chịu ảnh hưởng nhiều ở triết thuyết hiện sinh, hiện đang giao động mảnh liệt vào tâm lý lớp thanh niên nam nữ cuồng loạn, không biết tới ngày mai.
Quan niệm thứ hai mang sắc thái cẩn trọng, sáng suốt, nhưng cũng nhận chịu ảnh hưởng nhiều ở các luyến ái quan Nho - Lão - Phật - Thiên Chúa Giáo, có thể trở nên khô khan, mực thước.
Môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo dung hòa cả hai quan niệm này bằng một quan niệm tình yêu tổng hợp : Chấp nhận những phẩm chất đặc biệt của tình yêu thuần túy thơ mộng, nhưng luôn hướng về tương lai với ý hướng xây dựng, cần trọng, suy luận, ( Yếu tố '' hợp nhãn '' là yếu tố dẫn khởi . Yếu tố kết hợp mới là yếu tố nuôi dưỡng và triển khai tình yêu. )

Câu hỏi 24 : Người ta thường phân loại tình yêu ra sao ?
Đáp : Người ta thường phân loại tình yêu ra làm 3 loại :
1/ Tình yêu dân hiến ( Amour Oblatif )
2/ Tình yêu chinh phục ( Amour Captatif )
3/ Tình yêu thông cảm ( Amour de Communion )

Câu hỏi 25 : Thế nào là tình yêu dâng hiến ? Tình yêu dâng hiến bị chi phối bởi tình cảm hay lý trí ?
Đáp : Tình yêu dâng hiến là loại tình yêu lãng mạn, mù quáng, buông thả, hy sinh tất cả cho người mình yêu, vì coi người mình yêu là thần tượng, không suy nghĩ tới hậu quả, không tìm hiểu người yêu mình có thành thực yêu thương mình không. Tình yêu dâng hiến hoàn toàn bị chi phối bởi tình cảm.

Câu hỏi 26 : Thế nào là tình yêu chinh phục ? Hãy kể nhân tính một vài nhân vật tiêu biểu cho loại tình yêu chinh phục ?
Đáp : Tình yêu chinh phục là loại tình yêu sử dụng lý trí gần như tuyệt đối bằng vẻ hào hoa, danh vọng hoặc tiền tài, với mục đích chiếm đoạt đối tượng yêu của mình, hoàn toàn ngược lại với tình yêu dâng hiến. Vài nhân vật tiêu biểu cho loại tình yêu này là : Sở Khanh - Casanova v.v....

Câu hỏi 27 : Thế nào là tình yêu thông cảm ? Tình yêu thông cảm vị tha hay vị kỷ ?
Đáp : Tình yêu thông cảm là tình yêu trầm tĩnh, sáng suốt, có tương quan tình cảm và lý trí thắm thiết giữa người nam và người nữ, để cùng hướng về tương lai, chân thành bồi dưỡng và gầy dựng cho nhau. Tình yêu thông cảm rất cao thượng và bình đẳng giữa người và ta, không vị tha mà cũng không vị kỷ ( yêu người và được người yêu lại ).

Câu hỏi 28 : Muốn xây dựng tình yêu thông cảm phải quan tâm tới những gì ?
Đáp : Phải quan tâm tới những điểm :
- Thực tế tìm hiểu nhau và giải quyết những khúc mắc về tinh thần và vật chất : có thể tha thứ và dung hợp những tính nết dị biệt của nhau không ? Làm thế nào có phương tiện tiến tới hôn nhân ? Sau khi đã nên đôi bạn phải làm gì để sống ?

- Tương kính, tương ái ( hình thức thì theo thời biến đổi, nhưng tình thần thì phải triệt để giữ gìn, trau chuốt, có thế mới không khinh khi nhau và tránh khỏi tan vỡ.

- Trình độ văn hóa của đôi bên nam nữ
- Nếp sống và hoài bảo
- Tuổi tác
- Sức khỏe
- Địa vị xã hội của đôi bên ( nam nữ ) gia đình
- Tín ngưỡng
- Lập trường chính trị
- Dị biệt chủng tộc.

Câu hỏi 29 : Tình yêu không muốn đi tới hôn nhân có bền vững không ? Hãy giải thích ?
Đáp : Không, vì tình yêu là chặng đường chuyển tiếp để đi tới một mục đích nào đó, chứ không phải tình yêu là mục đích cuối cùng. Cũng ví như đi trên con đường ( tình yêu ) là để tiến tới một sở cứ nào đó ( hôn nhân ) nếu không tới sở cứ đã định thì phải rẻ đường khác ( tức là tan vỡ ) . Vậy hôn nhân là một kết hợp hoàn hảo nhất để nuôi dưỡng và triển khai, thăng hoa tình yêu.

Câu hỏi 30 : Tự tử vì tình yêu không toại nguyện, có phải là hành động can trường không ?
Đáp : Không, vì đó chỉ chứng tỏ một trạng thái tâm hồn bệnh hoạn, nhu nhược, thụ động, hèn nhát, không dám đương đầu với nghịch cảnh, tranh đấu với hiện tại để biến đổi nghịch cảnh, hầu đạt ước vọng.

Câu hỏi 31 : Hãy giải thích 2 trường hợp :
a/ Yêu nhau ( có ăn nằm như vợ chồng ) nhưng không muốn tiến tới hôn nhân.
b/ Hôn nhân nhưng không yêu nhau.
Nếu bắt buộc phải lựa chọn một trong hai, môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo lựa trường hợp nào ? nêu lý do ?
Đáp : Yêu thương ăn nằm với nhau mà không tính tới chuyện hôn nhân chỉ là chuyện cẩu hợp, lừa dối nhau để thỏa mãn dục vọng, trốn trách nhiệm, tình yêu đó chắc chắn sẽ tan vỡ, cả hai sẽ khinh lẫn nhau và xã hội sẽ sụp đổ vì đồi phong bại tục.

Ngược lại, hôn nhân mà không yêu nhau thì chỉ làm khổ lẫn nhau với những dần vặt, xung khắc, con cái làm sao yên vui học hành để trở thành những bậc hiền tài cho quốc gia dân tộc ?

Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc, ta nên chọn giải pháp thứ hai vì thực tế đã chứng minh : Ngày xưa, ông bà, cha mẹ ta lấy nhau phần đông có bao giờ tiếp xúc với nhau đâu ? ( cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy ) . Thế mà gia đình vẫn có hạnh phúc, con cái vẫn nên người, ít có sự lủng cũng ly dị nhau. Bây giờ trai gái biết nhau trước rồi mới tiến tới hôn nhân vẫn bỏ nhau rất nhiều.

Câu hỏi 32 : Yêu nhau nhưng không hiểu tâm lý nhau thì tình yêu đó có thể bền vững và có hạnh phúc không ? Hãy kể đại cương về những điểm khác biệt tâm lý giữa người nam và người nữ ?
Đáp : Không, không thể nào có hạnh phúc được. Vì giữa người nam và người nữ có những điểm tâm lý phức tạp, mâu thuẩn ; đại cương những điểm đó là :


Nam - Nữ
Lý trí -Tình Cảm
Cương quyết - Do dự
Chiếm đoạt - Quên mình
Mạnh dạn - Mềm mỏng
Tổng quát - Tiểu tiết
Rộng rãi - Hẹp hòi
Nhìn xa - Biết gần

Câu hỏi 33 : Muốn người bạn lòng chiều theo ý ta, ta phải làm thế nào ?
Đáp : Ta phải chiều theo ý họ trước đã, nhưng phải chiều theo hướng, hướng dẫn và xây dựng, chớ không thụ động,chiều bất cứ một vật gì dù lầm lẫn, xấu xa.

Câu hỏi 34 : Tình yêu đến với người nam ưu tiên từ đâu ? Đến với người nữ ưu tiên từ đâu ? Muốn tránh sự đổ vỡ và nguy hại cho bản thân cũng như cho người yêu do luật ưu tiên gây ra, người nam và người nữ đối xử với nhau ra sao ?
Đáp : Tình yêu đến với người nam ưu tiên từ sắc đẹp và sự hấp dẫn của thể xác ( tức là vốc dáng bên ngoài của người nữ, đã làm cho người nam chú ý đến trước nhất, sau đó mới nhận xét đến tính nết, hạnh kiểm, trình độ học vấn, địa vị xã hội v.v... )

Tình yêu đến với người nữ ưu tiên từ danh vọng, địa vị, tình cảm ( tức là từ cử chỉ, lời nói dịu dàng, âu yếm chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt đến nàng ....)

Muốn tránh sự đổ vỡ và nguy hiểm cho bản thân, và do người yêu do luật ưu tiên gây ra, người nam phải săn sóc đến tình cảm của người bạn lòng bằng cử chỉ và lời nói dịu dàng, âu yếm. Người nữ phải tránh những trường hợp tâm sự tay đôi ở nơi vắng vẻ để tránh sự sàm sở quá trớn có thể xãy ra làm giảm sự cao đẹp, thanh nhã của tình yêu.
Câu hỏi 35 : Khi yêu có phải lúc nào người nam cũng dành chọn vẹn trái tim cho người bạn lòng như người nữ không ? Trái tim đó thường được phân chia làm mấy ngăn và chứa đựng những gì ?
Đáp : Theo luật phân cách, khi yêu không phải lúc nào người nam cũng dành chọn vẹn trái tim cho người bạn lòng như người nữ . Vì trái tim đó được chi phối, trái tim của người nam thường được chia làm bốn ngăn : tình yêu, công việc, lý tưởng, giải trí.

Câu hỏi 36 : Thông thường, người nữ thích được bạn lòng chiều chuộng, tận tụy làm việc để xây dựng tương lai, hay thích được săn sóc bằng những lời tán dụng, bằng cử chỉ vuốt ve âu yếm ? Hãy suy luận những trường hợp nàng phàn nàn : chàng chẳng âu yếm nàng vì chàng không hay tán thưởng nàng, dù chàng vẫn chăm lo cho nàng đủ thứ. Chàng phân trần : tình yêu chân thành cần gì phải nói . Phải khen ngợi rườm rà, việc làm chưa đủ chứng minh sao ? ai đúng, ai sai ?
Đáp : Thông thường, người nữ thích được người bạn lòng săn sóc bằng những lời tán dụng, và cử chỉ vuốt ve âu yếm song phải chân thành trong lý hướng xây dựng, chớ không hời hợt bằng ngôn từ tán tụng, vuốt ve suông. Trường hợp trên không ai hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai cả, vì tình yêu cần được thể hiện bằng cả hai phần tình cảm và lý trí, nội dung và hình thức đều quan thiết như nhau. Tình yêu quý trọng ở chân thành song phải được diễn tả bằng ngôn từ và cử chỉ dịu dàng, tế nhị.

Câu hỏi 37 : Người nam có thường chú ý đến những chi tiết của sự việc như người nữ không ? Họ chú ý tới những gì ? Phải xử trí thế nào với người bạn lòng để tránh những hiểm lầm tai hại do luật chi tiết gây ra ?
Đáp : Không - người nam ít quan tâm tới những chi tiết của sự việc mà chỉ chú ý tới đại cuộc với nhận xét tổng quát. Để tránh những hiểu lầm tai hại do luật chi tiết gây ra, người nam phải nhẫn nại nghe những mẫu chuyện lặt vặt, biết lưu ý nhắc nhỡ những kỷ niệm của người yêu, và người nữ cần phải biết thông cảm tới những dự tính lớn lao, xây dựng đại cuộc của người bạn lòng.

Câu hỏi 38 : Trên phương diện xúc cảm, thông thường nhịp độ yêu đương của người nam và người nữ ai bén nhậy hơn ? '' Tiếng sét ái tình '' thường xãy ra nơi người nam hay người nữ ? ( luật bất đồng cảm ).
Hãy suy luận trường hợp : chàng yêu nàng tha thiết, theo đuổi nàng một thời gian, nàng không tự tuyệt nhưng vẫn tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt. Như thế phải chăng nàng đã không để ý đến tình yêu của chàng ?
Đáp : Trên phương tiện xúc cảm, thông thường nhịp độ yêu đương của người nam bén nhậy hơn của người nữ, tiếng sét ái tình thường xãy ra nơi người nam... ( người nam nhà gia thế, có địa vị, có học thức có thể lấy một người con gái rất nghèo làm vợ, khi hợp nhãn về vốc dáng, hợp ý về tính tình. Nhưng người nữ thì ít khi chịu lấy một người chồng không có tương lai, gia thế, học thức, tiền của kém hơn mặc dầu tướng mạo khôi ngô, tính tình thuần hậu ). Trường hợp trên không phải nàng không để ý tới tình cảm của chàng nhưng vì luật bất đồng cảm, cảm xúc của nàng rất chậm, nàng muốn kéo dài sự thử thách để xem chàng có thành thực yêu nàng hay không. Hơn nữa, vốn bản chất e lệ, thụ động, thêm vào những dè dặt từ giáo dục ( gia đình, học đường ) và kinh nghiệm ( từ thân thích, bằng hữu, chuyện láng giềng, xã hội...) khiến người con gái giữ bề ngoài lạnh nhạt.

Câu hỏi 39 : Muốn có hạnh phúc trong tình yêu và bảo vệ tình yêu còn mãi mãi, phải xây dựng tình yêu trên mấy nhịp cầu ?
Đáp : Phải xây dựng tình yêu trên 3 nhịp cầu :
a/ thể xác
b/ trái tim
c/ lý tưởng
Vì nói tới tình yêu là nói tới sự kết hợp thể xác, nhưng sự kết hợp về thể xác chỉ có ý nghĩa và sự rung động tuyệt đối khi hai người nam và nữ cùng có lòng yêu thương chân thật đối với nhau ( sự hòa hợp của trái tim ) và lòng yêu thương chân thật ấy chỉ bền vững khi hai người cùng chung một lý tưởng, tức là cùng một hướng nhìn, cùng một quan niệm sống, cách hành sử ở đời.
Hơn nữa, thể xác có ngày mệt mỏi, không ham thích nữa, nếu không có tình yêu thương chân thật ràng buộc, gắn bó dưới sự chỉ hướng của lý tưởng thì tình yêu sẽ tan vỡ và chia lìa./[/QUOTE]
Về Đầu Trang Go down
http://www.familyvovinam.hnsv.com
Sponsored content





Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi   Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Lý thuyết võ đạo ở từng cấp thi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: BÀN TAY THÉP ĐẶT TRÊN TRÁI TIM TỪ ÁI :: VÕ ĐẠO-
Chuyển đến