Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Vovinam - Việt Võ Đạo
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Kỳ tích Vovinam

Go down 
Tác giảThông điệp
truonggiangag
Hoàng Đai I
Hoàng Đai I
truonggiangag


Tổng số bài gửi : 179
Đăng ký : 09/08/2010
Tuổi : 42
Đến từ : long xuyen- an giang

Kỳ tích Vovinam   Empty
Bài gửiTiêu đề: Kỳ tích Vovinam    Kỳ tích Vovinam   I_icon_minitimeSat 14 Aug 2010, 12:35


Võ sư Hồng Quỳ thực hiện đòn chân tấn công - Ảnh: N.Lê
Vovinam - Việt võ đạo là môn võ dân tộc Việt Nam đầu tiên sẽ có mặt tại các sân chơi thể thao quốc tế. Đó là niềm tự hào không chỉ của riêng ai...
Để tưởng nhớ đến công lao của người khai sáng môn phái- cố võ sư Nguyễn Lộc, hằng năm cứ đến những ngày thượng tuần tháng tư âm lịch, tất cả môn đồ Vovinam-Việt võ đạo trên khắp năm châu lại hướng lòng mình về Tổ đường (31 Sư Vạn Hạnh, Q.10, TP.HCM). Tuy đã đi xa nhưng ông đã lưu lại cho nền võ học thế giới nói chung và võ học Việt Nam nói riêng một tài sản quý giá: Vovinam - Việt võ đạo. Năm nay, lễ tưởng niệm đã được tổ chức tại Tổ đường vào ngày 3-5 vừa qua. Nhân dịp này, chúng ta hãy cùng nhìn lại…

Người mở đường

Võ sư Nguyễn Lộc - sáng tổ môn Vovinam - sinh ngày mồng 8, tháng 4, năm Nhâm Tý (24-5-1912) làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội), trưởng nam trong một gia đình có 5 anh, chị, em. Một thời gian sau, vì sinh kế, gia đình ông chuyển ra Hà Nội. Trưởng thành trong lúc Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ, là một thanh niên thông minh, yêu nước, ông có ước vọng góp phần hun đúc và cống hiến cho tổ quốc những thanh niên có đạo đức, ý chí quyết thắng, đủ năng lực và sức khỏe để vượt thắng sự hèn yếu, bạc nhược về tâm hồn và thể xác hầu vươn đến một lối sống tốt đẹp hơn: “Sống, giúp người khác sống và sống vì người khác”.

Mang hoài bão ấy, ông Nguyễn Lộc đã lấy môn vật và võ dân tộc Việt Nam làm nền tảng, khai thác mọi tinh hoa võ thuật đã có trên thế giới để sáng tạo thành môn phái riêng đặt tên là Vovinam. Khoảng mùa thu năm 1938, khi công trình nghiên cứu hoàn thành, ông huấn luyện thể nghiệm cho một số thân hữu cùng lứa tuổi. Ngót một năm sau, ông đem lớp môn sinh đầu tiên ra mắt quần chúng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Cuộc biểu diễn thành công rực rỡ và sau đó lớp võ công khai đầu tiên khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại trường Sư phạm Hà Nội. Trong khoảng gần 15 năm (1940 - 1954), Vovinam đã được quảng bá rộng rãi ở Hà Nội và lan dần sang các tỉnh lân cận…

Vóc dáng to khỏe (trên 90 kg) và tuy là dân nhà võ nhưng trong con người ông vẫn tuôn chảy một giòng máu nghệ sĩ. Bên bình trà nóng, bao thuốc lá, ông mải mê đàm luận thơ văn, hội họa, nghệ thuật nhiếp ảnh... suốt buổi hoặc trọn đêm với bạn bè, môn đệ. Thân mật, hòa đồng, giản dị, ông thích và cho phép các môn đệ gọi mình bằng hai tiếng “anh Lộc” thân tình. Những học trò sống cạnh ông đều hưởng những tình cảm đôn hậu và sự chăm lo chu đáo. Giao lưu rộng rãi, tính tình hào hiệp, ông thường giúp đỡ bạn bè gặp cơn bĩ cực nên được mọi người chung quanh quý trọng. Nhưng đáng tiếc thay, ông lại sớm qua đời vào ngày mồng 4, tháng 4, năm Canh Tý (29-4-1960). Hiện di cốt ông được bảo quản tại Tổ đường và là nơi để các môn đồ tìm về chiêm bái người thầy khai sáng môn phái...


Võ sư Chưởng môn Lê Sáng (trái) - Ảnh: N.Lê

Vươn ra biển lớn

Vovinam bắt đầu khôi phục từ đầu năm 1964. Lúc đó, võ sư chưởng môn Lê Sáng, võ sư Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Thư, Phan Quỳnh… dựa trên tư tưởng, kỹ thuật và bài bản của cố võ sư Nguyễn Lộc truyền lại đã bổ sung, xác lập chương trình giảng huấn võ đạo, huấn luyện võ lực và võ thuật theo từng cấp. Từ đó, Vovinam đã thu hút được sự chú ý của nhiều giới và các võ đường khác dần dần được mở ra ở hầu hết các tỉnh phía Nam. Đến đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, theo chân các du học sinh để xuất hiện ở Pháp, Ý, Đức, Thụy Sỹ...

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, lớp Vovinam chính thức khai giảng tại hồ bơi Hòa Bình, Q.8, TP.HCM vào năm 1978, mở đầu quá trình khôi phục bộ môn trên địa bàn TP.HCM. Đến giữa thập niên 80, phong trào được tái lập ở nhiều tỉnh như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên… Trước sự hồi phục của phong trào, Vovinam được ngành TDTT đưa vào chương trình Hội diễn kỹ thuật khu vực 3 (1990). Hai năm sau, Vovinam bắt đầu tổ chức giải vô địch quốc gia và tính đến đầu năm 2009, Vovinam quy tụ khoảng 50.000 môn sinh thường xuyên luyện tập trên toàn quốc. Không chỉ thế, hiện nay Vovinam còn có mặt ở gần 40 quốc gia khắp 5 châu. Nhiều đoàn môn sinh nước ngoài đã về đất tổ để chiêm bái Tổ đường, tập huấn, thi thăng đai hoặc tham dự giải vô địch thế giới tổ chức tại TP.HCM. Hơn 70 năm qua, dù trải qua không ít thăng trầm, Vovinam đã phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một môn phái được đông đảo bè bạn khắp năm châu hâm mộ và xem đó là một trong những nét văn hóa của người Việt Nam, một triết lý sống mang tinh thần nhân văn và thượng võ.

Sau nhiều năm chờ đợi, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) đã diễn ra trong hai ngày 19 và 20-10-2007 mở đầu cho một bước tiến mới cho phong trào Vovinam trong nước. Tuy là một Liên đoàn còn non trẻ nhưng LĐ Vovinam Việt Nam đã nỗ lực thực hiện được nhiều việc, đặc biệt là tổ chức thành công Đại hội Liên đoàn Vovinam thế giới vào tháng 9-2008. Từ việc Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF) đã được thành lập tại Việt Nam với sự tham gia của 26 quốc gia, mở ra chương mới cho quá trình quốc tế hóa Vovinam. Tin vui nối tiếp tin vui khi Liên đoàn Vovinam châu Á ra đời vào tháng 2-2009 tại Iran với 12 quốc gia thành viên. Và vào tháng 6 tới, Liên đoàn Vovinam châu Phi cũng sẽ được hình thành với khoảng 10 quốc gia thành viên…

Thời cơ và thách thức

Năm 2009, Vovinam tiếp tục ghi một cột mốc mới trong lịch sử thể thao nước nhà khi trở thành môn thể thao đầu tiên của Việt Nam có mặt tại một Đại hội thể thao cấp châu lục - ASIAN Indoor Games III. Vinh dự trên đang đặt ra trách nhiệm lớn lao của Vovinam là phối hợp cùng ngành TDTT các cấp tổ chức một giải thi đấu tương xứng với vị trí của nước chủ nhà. Mặt khác, đây cũng là thời cơ rất tốt để Vovinam quảng bá “thương hiệu” đến 45 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc châu Á. Trước thời cơ và thách thức này, Tổng thư ký LĐ Vovinam thế giới Võ Danh Hải cho biết: “Từ một môn võ thuật truyền thống của người Việt, Vovinam đã trở thành một môn võ được đông đảo bè bạn năm châu yêu mến, tập luyện. Đó là niềm tự hào của dân tộc và ghi dấu những hy sinh, đóng góp của nhiều thế hệ võ sư, HLV trên 70 năm qua”. Để Vovinam trở thành một môn thể thao quốc tế, một lần nữa đang đặt ra những thách thức mới cho đội ngũ những người làm công tác phát triển Vovinam. Đó là xây dựng luật thi đấu của môn Vovinam thật sự khoa học, hiện đại phù hợp với tiêu chí của các môn thể thao Olympic khác. Xây dựng đội ngũ HLV đủ tầm để sớm tỏa đi các quốc gia khác nhằm hỗ trợ huấn luyện, giảng dạy một cách bài bản, khoa học. Trong năm 2009, bên cạnh việc tổ chức tốt giải vô địch thế giới (tháng 7) và Asian Indoor Games III (tháng 11), LĐ Vovinam còn phải sớm soạn thảo chương trình huấn luyện cho học sinh để sớm đưa Vovinam vào trường học như Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo cho Vovinam tại Lễ kỷ niệm 70 năm phát triển môn phái…

Nguyễn Lê
Về Đầu Trang Go down
 
Kỳ tích Vovinam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Anh ruot tong thong Iran lam Chu tich danh du avf
» Tâm ca vovinam
» YÊU VOVINAM LẮM
» VOVINAM TÂM CA
» Cùng trở về mái nhà Vovinam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: BAN QUẢN TRỊ :: TIN TỨC VOVINAM-
Chuyển đến