Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Vovinam - Việt Võ Đạo
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Khó mơ hợp nhất võ lâm

Go down 
Tác giảThông điệp
truonggiangag
Hoàng Đai I
Hoàng Đai I
truonggiangag


Tổng số bài gửi : 179
Đăng ký : 09/08/2010
Tuổi : 42
Đến từ : long xuyen- an giang

Khó mơ hợp nhất võ lâm  Empty
Bài gửiTiêu đề: Khó mơ hợp nhất võ lâm    Khó mơ hợp nhất võ lâm  I_icon_minitimeSat 14 Aug 2010, 12:20

TT - Cách đây hơn chục năm, cố võ sư - nhà báo Đỗ Hóa đã tổ chức một cuộc gặp gỡ chưởng môn các danh môn chánh phái tại TP.HCM để mong hợp nhất võ lâm, thành lập một tổ chức chung nhất cho võ cổ truyền VN. Nhưng cuộc gặp đã biến thành một cuộc tỉ thí công phu...



Biểu diễn vovinam hưởng ứng Đại hội thể thao trong nhà châu Á 2009 - Ảnh: H.Long

Ngày 21-7, ông Ngũ Duy Anh, vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên (Bộ Giáo dục - đào tạo), đã ký công văn đề nghị các trường học phối hợp với Liên đoàn Vovinam VN phổ biến rộng rãi và đưa môn vovinam vào chương trình thể thao ngoại khóa. Ngay sau khi thông tin này được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, làng võ cổ truyền VN đã “dậy sóng”! Nhiều chưởng môn của các môn phái đã lên tiếng cho rằng đó là một sự thiên vị với vovinam.

"Võ vô đệ nhị"!

Trên một số tờ báo in và báo điện tử, dân làng võ đã nườm nượp tham gia diễn đàn phản đối chuyện đưa vovinam vào trường học. Người ta cho rằng vovinam do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập năm 1938 chưa đủ để làm đại diện cho tinh hoa võ thuật VN.

Có võ sư còn bày tỏ sự lo ngại, cho rằng việc Bộ Giáo dục - đào tạo “chỉ định” đưa vovinam vào trường học là một quyết định gián tiếp thừa nhận vovinam là quốc võ của VN. Có võ sư cho rằng việc ưu ái vovinam như thế sẽ góp phần “giết chết” nhiều môn phái khác cũng rất đặc trưng cho võ Việt như Nhất Nam, Tân Khánh Bà Trà, Tây Sơn...

Trước sự phản đối rầm rộ của làng võ cổ truyền, ông Ngũ Duy Anh đã phải lên tiếng giải thích, nhấn mạnh việc đưa vovinam vào trường học chỉ là ở chương trình ngoại khóa của môn giáo dục thể chất và không bắt buộc. Tùy trường, tùy học sinh thích thì chọn, không thì thôi.

Và cũng nhân câu chuyện này, làng võ khuấy động trở lại giấc mơ thống nhất võ lâm, quy tụ làng võ cổ truyền VN về một mối nhằm giới thiệu với bè bạn quốc tế một nền võ học phong phú của VN, chứ mỗi mình vovinam là không thể đủ để đại diện.

Nhân chuyện làng võ cổ truyền khuấy động lại chuyện thống nhất võ lâm, chợt nhớ đến ước mơ của cố nhà báo - võ sư Đỗ Hóa: cách đây hơn chục năm, anh Đỗ Hóa, khi ấy là cánh tay mặt của ông Hoàng Vĩnh Giang, đã thực hiện một chuyến hành phương Nam với giấc mộng hợp nhất hàng trăm môn phái trong làng võ cổ truyền VN. Tại TP.HCM, ở một nhà hàng trên đường Trần Huy Liệu, anh Hóa đã mời trên chục chưởng môn của những môn phái lớn đến để bàn chuyện hợp nhất.

Đúng là ông bà xưa đã có câu “văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị”! Các chưởng môn ngồi chưa ấm chỗ đã bắt đầu thi triển công phu để thăm dò nhau. Hoảng quá, anh Hóa đã phải giải tán và cười buồn nói: “Đúng là không thể thống nhất được võ lâm!”.

Thà vovinam, còn hơn không có gì

Nếu chúng ta đủ lực và có một chương trình nghiêm túc cấp quốc gia thì nên học như những gì mà Trung Quốc đã làm để có được môn wushu. Đầu thế kỷ 20, ông Tôn Dật Tiên đã cổ xúy việc đi tìm quốc võ của Trung Quốc. Tuy nhiên, làm sao chọn được khi có quá nhiều danh gia, chánh phái danh trấn võ lâm như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Không Động... Cuối cùng, năm 1928 Chính phủ Trung Quốc đã thành lập viện

nghiên cứu quốc võ đặt tại Nam Kinh. Và phải mất hơn 20 năm, viện này mới trình làng được wushu với định nghĩa là môn võ hiện đại của Trung Quốc, được xây dựng trên nền của những môn phái nổi tiếng như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Vịnh Xuân, Không Động... Và ngày nay wushu là môn võ được Trung Quốc nỗ lực vận động để đưa vào chương trình thi đấu chính thức ở Olympic, sau khi đã chính thức có mặt tại Asiad.

Rõ ràng nếu VN muốn có quốc võ nhằm lưu giữ tinh hoa võ thuật nước nhà thì phải có viện nghiên cứu quốc võ như Trung Quốc đã làm.

Nhưng trong lúc chưa có quốc võ, không lẽ chúng ta đành khoanh tay ngồi nhìn pencak silat của Indonesia, muay của Thái Lan, anis của Philippines... lần lượt xuất hiện tại SEA Games? Trong hoàn cảnh đó, việc vovinam đã có những bước đi bài bản thể hiện qua việc thành lập Liên đoàn vovinam Đông Nam Á, rồi châu Á và cả thế giới là một điều đáng khuyến khích. Trước mắt, tại SEA Games 2011, việc vovinam có mặt chính thức trong chương trình thi đấu tranh huy chương là một điều đáng mừng.

Dĩ nhiên, vovinam không phải là quốc võ của VN, vovinam chưa thể gọi là đại diện cho tinh hoa võ thuật VN. Nhưng trong khi chưa có quốc võ, có vovinam còn hơn không có gì...

HUY THỌ(theo tuổi trẻ)
Về Đầu Trang Go down
 
Khó mơ hợp nhất võ lâm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Võ sư Vovinam đẳng cấp cao nhất Việt Nam
» Tặng 30% Bạc duy nhất trong ngày 13/05
» TLBB3 tổ chức Giải đấu Thiên Hạ Đệ Nhất Lôi từ 13/04
» Đậu chiên cá bào – Món ăn Nhật mang hương vị Việt
» Samsung và Apple "bá đạo" nhất thị trường smartphone

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: BAN QUẢN TRỊ :: TIN TỨC VOVINAM-
Chuyển đến