Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Vovinam - Việt Võ Đạo
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ

Go down 
4 posters
Tác giảThông điệp
Benzeni
Lam Đai II
Lam Đai II
Benzeni


Tổng số bài gửi : 37
Đăng ký : 23/08/2010
Tuổi : 35
Đến từ : TP Long Xuyên - An Giang!

TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ   Empty
Bài gửiTiêu đề: TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ    TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ   I_icon_minitimeFri 03 Sep 2010, 22:27

Viết bởi HLong
Thứ sáu, 20 Tháng 8 2010 22:07

Biên Khảo Vui buồn đời dạy võ (Nguyễn Ngọc Thạo)
Xã hội có trăm ngàn nghề khác nhau. Trong đó, nghề dạy võ được xem là một nghề mà người dạy đã biết quên mọi thói tục phù phiếm, ngày đêm âm thầm đào luyện những thế hệ trẻ kế thừa truyền thống thượng võ của ông cha. Vậy, chân dung thật sự của họ ra sao?
Dạy võ trước kia và ngày nay
Cách đây vài mươi năm, muốn mở võ đường thì phải có băng võ sư do Tổng cuộc quyền thuật cấp. Mỗi võ đường lúc đó có danh xưng và cả con dấu riêng, có đủ tư cách pháp nhân để sinh hoạt trong các mặt chuyên môn. Võ sư thường là người có uy tín về mặt đạo đức cũng như tài năng.
Trong võ đường nào cũng có bàn thờ tổ, môn sinh muốn vào học phải làm lễ nhập môn, môn đồ nào cũng phải rèn giũa mình trong khuôn khổ của một môn quy khắt khe. Vừa dạy võ thuật vừa dạy võ đạo, ông thầy bao giờ cũng là mẫu mực co nhất của võ đường nhất nhất những gì thầy chỉ giáo thì môn sinh phải một lòng nghe theo.
Thời ấy, muốn học võ phải là con nhà khá giả mới theo nổi. Học phí vào những năm 1965-1970 bình quân 500 đồng/tháng – một khoảng tiền không phải nhỏ. Một lớp tập thường không đông lắm, chỉ độ vài chục người là nhiều rồi. Tuy vậy, thu nhập của thầy dạy võ cũng vào loại đủ sống, có thể trang trãi cho mọi nhu cầu thiết yếu của võ đường. Do đó, thầy cũng có thể yên tâm mà sống hết lòng với nghề.
Một thầy dạy võ được coi là “tâm đắc” khi có những học trò giỏi. Đám học trò có thể làm sách danh thầy, làm rạng rỡ môn phái, đồng thời cũng có thể làm cho sư phụ “thân bại danh liệt”. Song, vượt lên trên tất cả sự thắng bại, vinh nhục của nghề, cái còn đọng lại là sâu xa nhất là tình thầy trò keo sơn đầy cảm động. Có lã chính cái tình thiên thu này đã thôi thúc những nổ lực của thầy trong mọi hoàn cảnh.
***
Ngày nay, việc dạy và học võ dễ dàng hơn nhiều. Một huấn luyện viên đai đẳng cấp được Liên hoàn đoàn võ thuật cấp văn bằng công nhận là đã có thể liên hệ với câu lạc bộ, trường học, nhà văn hóa…xin mở lớp dạy võ. Lớp tập các môn karaté, Taekwondo, võ cổ truyền thường tập trên các sân lộ thiên, không đầu tư trang bị gì nhiều nên số môn sinh thường đông đảo. Các môn Judo, Aikido thuộc vào loại võ “quý tộc”, phải trang bị thảm tập đạt tiêu chuẩn rất đắt tiền, vì vậy việc phát triển có phần khó khăn hơn.
Môn sinh bây giờ muốn chọn học một môn võ nào cũng không mấy khó khăn. Cứ đến một câu lạc bộ ghi danh, đóng học phí 10.000-15.000 đồng/tháng là có thể tập võ tùy thích. Hiện nay, xem ra đây là môn thể thao có tính quần chúng nhất, rẻ tiền nhất và cũng dễ “chơi” nhất. Một lớp tập đông có thể đạt tới con số 100-150 môn sinh, còn bình quân ở mức 30-50 môn sinh là dạy được, cá biệt có lớp lèo tèo 10-15 em học trò cũng phải cố gắng duy trì. Đối tượng học hầu hết là thanh niên, học sinh, sinh viên cho nên việc dạy võ cũng có tính thời vụ của nó. Mùa hè là mùa chiêu sinh, lớp tập đông vui nhộn nhịp; bước đến ngày tựu trường hay mùa thi, sân tập lại thưa thớt, có lúc vắng tanh.
Tiền học phí thu được hàng tháng phải đóng 30% cho sân bãi. Trừ thêm các chi phí khác, thầy dạy còn lại khoảng vài trăm ngàn/tháng là cao. Với mức thu này, người thầy khó sống nổi nếu không có việc làm khác. Hơn nữa, dạy võ đòi hỏi sức lao động nặng, hao tổn nhiều năng lượng, thầy dạy phải đem cả sức lực truyền đạt cho môn đồ. Nhưng tinh thần yêu nghề, dòng máu thượng võ đã giúp họ vượt qua tất cả. Rõ ràng là đã trót mang nghiệp võ vào thân thì không thể nữa đường gãy gánh, đã làm thầy thì phải sống trọn cái nghiệp cho hết đời mình.
Võ sư cũng chạy “sô” và “xuất khẩu”
Bước sang thời mở cửa, môn võ cũng cố vươn lên khẳng định vị trí của mình trong đời sống văn hóa. Càng ngày càng có nhiều người hâm mộ và tham gia tập luyện võ. Một số đơn vị, cơ quan do yêu cầu nghề nghiệp phải tuyển chọn hoặc đào tạo tại chỗ nhân viên biết võ thuật. Hễ ở đâu có nhu cầu thì ắt phải có đơn đặt hàng, do đó, vài võ sư nhạy bén với thị trường mới cũng nhanh chân chạy “sô” dạy võ kiếm tiền. Như trường hợp của võ sư Đình Tiên đang dạy tại Vũng Tàu, nhờ quen biết rộng nên được hai đơn vị tại thành phố Hải Phòng mời ký hợp đồng dạy lớp võ đặt biệt. Thế là anh khăn gói lên đường ra thành phố Hoa phượng đỏ truyền bá những kỷ thuật tự vệ đặc dụng, cũng kiếm được bạc triệu. Hoặc như võ sư Hùng Thanh được một đơn vị Hà Nội mời, bước chân ra đã có xe đưa đón, cũng kiếm được bộn bạc. Chính võ sư Thanh cho biết, nhờ những hợp đồng như vậy nên anh mới mua nổi căn nhà nhỏ ở Biên Hòa để vừa làm chổ ở, vừa làm nơi tập luyện.
Cũng trong thời gian này, làng võ Việt Nam xôn xao với những đợt xuất chinh ồ ạt của các võ sư nổi tiếng ra nước ngoài biểu diễn và dạy võ thuật. Ở thủ đô Minsk của nước cộng hòa Byelorussia có các võ sư Lê Kim Hòa (phái Thanh Long võ đạo), Nguyễn Anh Dũng (Vovinam), Lâm Thanh Khanh (Hồng gia quyền), Ngô Xuân Bính (Nhất nam)…Những võ sư này qua đó dạy võ theo hợp đồng giữa Liên đoàn võ thuật phương Đông của nước bạn và Liên đoàn võ thuật của nước ta. Đoàn võ sư Việt Nam được đãi ngộ theo chế độ công tác chuyên gia, có nhà ở, xa ôtô riêng được cấp miễn phí, lương tháng tăng theo thời giá, sinh hoạt vật chất đắt đỏ nên họ cũng chẳng dư thừa gì nhiều. Điều đáng quý là ở chổ họ đã có công truyền bá và xây dựng nền võ thuật dân tộc Việt Nam trên xứ người.
Ngoài ra, thời gian qua còn có những chuyến “mang chuông đi đánh xứ người” đem lại tiếng vang lớn của đoàn võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh với các võ sư Hà Châu, Đinh Chí Dũng, Huỳnh Đức Thọ, Lê Văn Vân…tại Ý. Võ sư Đinh Văn Tuấn (Bình Định) cũng đã có nhiều chuyến tham gia biểu diễn giới thiệu võ Việt Nam ở Pháp, Thụy Sĩ được nhiều người xem mến mộ. Trong các chuyến công diễn này, những võ sư nói trên đều dạy võ cho các “đệ tử” là Việt Kiều và cả người ý, Pháp, Thụy Sĩ, Angerie, Mỹ…Họ đã thật sự đem lại vinh dự cho đất nước.
Những câu chuyện vui buồn
Nhớ lại những ngày sau năm 1975, ở các tỉnh phía Nam, võ thuật được ghép chung vào môn thể thao quốc phòng nên tạm ngưng hoạt động. Những người say mê với võ phải dạy lén và rất sợ bị phát hiện. Võ sư Trần Khoan Lộc cho biết, để nhen nhóm phong trào võ thuật, từ những ngày đầu, các anh đã nhiều lần tìm những phương thức tập luyện thích hợp, sau đó nhân chuyến ngày lễ lớn mới đưa lực lượng ra xin phép biểu diễn…Qua những việc làm âm thầm, mất rất nhiều thời gian và công sức, phong trào mới được chính thức nhìn nhận.
Hoặc như võ sư Hà Châu, trong những ngày còn trôi nổi xuống các tỉnh miền Tây biểu diễn nội công và dạy võ, anh bị cho là thầy “bùa” và bị chính quyền xã mời lên xử lý. Võ sư Hoàng Như Bôn vì quá nhiệt tình với võ mà bị tan vỡ hạnh phúc gia đình. Nguyên do hai vợ chồng đều là giáo viên, thu nhập chẳng bao nhiêu, anh thì nay đi TP. Hồ Chí Minh, mai ra Hà Nội để cổ súy cho phong trào mặc dù không có một đồng lương nào. Vậy là, vợ con ra đi, anh ở lại với đám học trò của mình.
Hoặc như võ sư Nguyễn Thành Vinh, do hoàn cảnh phải “gác kiếm”, vẫn nhận lời làm cố vấn kỹ thuật cho một câu lạc bộ, suốt ba năm trời không nhận một đồng tiền thù lao. Đã vậy, khi tới mỗi kỳ thi lên đai đẳng, anh lại phải xuất tiền túi ra giúp các em môn sinh nghèo đóng lệ phí. Điều gì đã làm cho anh phải hy sinh công sức nhiều như vậy nếu không phải là nghiệp dĩ của nghề? Nhà võ sư Nguyễn Văn Dũng trông giống như một “mái ấm võ thuật”: phần lớn diện tích căn hộ được xây dựng thành võ đường, môn sinh từ mọi miền đất nước về ăn ở luyên tập tại đây, những em gặp khó khăn còn được miễn học phí.

TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ   Thay_dung_200

Anh Dũng vốn trước đây là một giáo viên của trường Quốc học (Huế), rời bục giảng rồi vẫn thầm lặng dạy võ và đã đào tạo được một số lượng môn sinh đáng nể với hơn 10.000 người ở Việt Nam và nhiều nước khác. Võ sư Trương Đình Hùng hơn chục năm kiên trì bền bỉ gieo “hạt giống” Karaté khắp các tỉnh miền Đông Nam bộ, đến nay anh vẫn như con thoi thường xuyên nay đi tỉnh này, mai tỉnh khác để cũng cố và hướng dẫn phong trào. Võ sư Nguyễn Văn Sen (VoViNam), Lê Văn Vân vì tận tụy với môn phái mà quên cả chuyện lập gia đình riêng dù đã bứơc vào tuổi “xế bóng”. Với các anh, môn phái là “nhà” và học trò là những “đứa con” thân yêu…

TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ   Thay%20sen%20200

Võ sư Nguyễn Văn Sen (đến nay, 2010, thầy đã có 1 quý tử rất kháu khỉnh)
***
Đến nay, sau bao nhiêu tháng thăng trầm, nghề dạy võ đã bắt đầu có được tiếng tăm dù chưa phải là nhiều. Điều đáng nói hơn cả là vai trò quan trọng của những người dạy võ, họ đã đến với nghề bằng cả tấm lòng của mình để phát triển phong trào võ thuật cho đất nước. Cụ thể nhất, chính họ đã góp phần để lá cờ Việt Nam được vinh dự kéo lên tại Sea Games XVI, Sea Games XVII, Asiad XII ,...mang về cho đất nước những tấm huy chương .

Theo vodaoquan-vanhanh.com
Về Đầu Trang Go down
xuanphu
Tự vệ
Tự vệ
xuanphu


Tổng số bài gửi : 7
Đăng ký : 26/12/2010

TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ    TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ   I_icon_minitimeSun 26 Dec 2010, 21:51

Bài viết rất hay ! Hiện nay tại An Giang phong trào Vovinam đang được phát triển mạnh ! Đó là biết bao tâm huyết và tấm lòng của các thầy và các huấn luyện viên vì màu xanh võ phục của môn phái, vì màu cờ của tổ quốc !
Về Đầu Trang Go down
truonggiangag
Hoàng Đai I
Hoàng Đai I
truonggiangag


Tổng số bài gửi : 179
Đăng ký : 09/08/2010
Tuổi : 42
Đến từ : long xuyen- an giang

TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ    TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ   I_icon_minitimeTue 11 Jan 2011, 08:38

thank u . Hom nao ranh uong cafe
Về Đầu Trang Go down
phuquilx
Tự vệ
Tự vệ



Tổng số bài gửi : 9
Đăng ký : 08/08/2010

TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ    TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ   I_icon_minitimeMon 18 Jun 2012, 15:14

hôm nào uống cafe rủ minh với
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ    TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ   I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
TẢN MẠN CHUYỆN DẠY VÕ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÌM BẠN BỐN PHƯƠNG :: GÓC TÂM TÌNH-
Chuyển đến